Rắn nâu vua cực độc bất lực trước thằn lằn lưỡi xanh
Đoạn video ghi lại cảnh một con rắn độc Mulga đang tấn công con thằn lằn lưỡi xanh. Tuy nhiên, dù cố gắng cắn và tiêm nọc độc vào đối thủ nhưng con rắn cũng không làm gì được con thằn lằn này.
Rắn Mulga còn gọi là rắn nâu vua, là loài rắn độc sở hữu những đặc điểm đáng sợ nhất trong tự nhiên ở Úc. Mặc dù không có nọc độc mạnh như rắn Taipan nội địa Úc (loài rắn trên cạn độc nhất hành tinh) nhưng Mulga lại sở hữu lượng nọc độc trong mỗi cú cắn nhiều hơn bất cứ loài rắn nào trên thế giới.
Trung bình, trong mỗi cú cắn của rắn Mulga, nó sẽ tiết ra khoảng 150mg nọc độc trong khi các loài rắn khác trung bình tiết từ 10 đến 40mg nọc độc. Với một lượng nọc độc lớn như thế, vết cắn của rắn Mulga có thể phá hủy các tế bào máu, gây độc cho cơ (ảnh hưởng đến cơ bắp) và cũng gây độc thần kinh (ảnh hưởng đến tế bào thần kinh).
Một con rắn Mulga trưởng thành có thể dài từ 2 đến 3 mét và nặng đến 6kg. Chúng có cái đầu lớn và má phình to. Màu sắc trên cơ thể chúng cũng thay đổi theo từng phạm vi sống, từ nâu nhạt đến nâu đen, đen.
Long Hải (tổng hợp)
Theo motthegioi.vn
1001 thắc mắc: Vì sao rắn lại lột xác?
Trong thế giới động vật, có một số loài cả đời chỉ "mặc nguyên 1 bộ quần áo", nhưng một số khác lại thường xuyên lột xác để "làm mới" mình.
Rắn là tên gọi chung để chỉ một nhóm các loài động vật bò sát ăn thịt, không chân và thân hình tròn dài (cylinder), thuộc phân bộ Serpentes, có thể phân biệt với các loài thằn lằn không chân bằng các đặc trưng như không có mí mắt và tai ngoài. Giống như các loài bò sát có vảy (Squamata) khác, rắn là động vật có xương sống, có màng ối, ngoại nhiệt với các lớp vảy xếp chồng lên nhau che phủ cơ thể.
Nhiều loài rắn có sọ với nhiều khớp nối hơn các tổ tiên là động vật dạng thằn lằn của chúng, cho phép chúng nuốt các con mồi to lớn hơn nhiều so với đầu chúng với các quai hàm linh động cao.
Các loài rắn còn sinh tồn được tìm thấy trên gần như mọi châu lục (ngoại trừ châu Nam Cực), trong lòng các đại dương như Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và trên phần lớn các khối lục địa nhỏ hơn các ngoại lệ bao gồm một số đảo lớn như Ireland và New Zealand, và nhiều đảo nhỏ trong Đại Tây Dương và Trung Thái Bình Dương.
Trên 20 họ rắn hiện nay đang được công nhận, bao gồm khoảng 500 chi với khoảng 3.400-3.550 loài. Kích thước của chúng biến động từ nhỏ, như rắn chỉ (Leptotyphlops carlae) chỉ dài khoảng 10 cm (4 inch), cho tới lớn như trăn gấm (Python reticulatus) dài tới 8,7 m (29 ft). Loài tìm thấy ở dạng hóa thạch là Titanoboa cerrejonensis dài tới 15 m (49 ft).
Phần lớn các loài rắn không có nọc độc, còn những loài nào có nọc độc thì chủ yếu sử dụng nó vào việc giết chết hay khuất phục con mồi thay vì để phòng vệ. Một số loài có nọc độc mạnh tới mức đủ gây ra vết thương đau nhức hay gây tử vong cho con người. Các loài rắn không nọc độc hoặc là nuốt sống con mồi hoặc là giết nó bằng cách quấn và vặn xiết.
Tại sao rắn lột da?
Lý do chính của việc loài rắn lột da chính là để phát triển cơ thể của chúng cũng như loại bỏ những loài ký sinh trùng bám trên lớp da cũ.
Khi cơ thể của rắn phát triển, lớp da của chúng sẽ bị kéo dãn ra. Tuy nhiên, khác với da người, da rắn có độ co dãn rất hạn chế, khó có thể phù hợp với cơ thể mới và đến một thời điểm nhất định, loài rắn phải bỏ lớp da cũ của mình.
Khi thời điểm lột da đến, loài rắn sẽ tự tạo một lớp da mới dưới lớp da cũ, sau khi quá trình này hoàn tất, chúng sẽ bắt đầu tiến trình lột da bằng cách cọ vào đá hoặc thân cây, tạo một vết rách trên da, thường là ở mũi.
Sau đó, chúng sẽ từ từ trườn ra khỏi lớp da cũ từ chính vết rách đó. Đó chính là lý do vì sao những lớp da để lại thường bị lộn ngược từ trong ra ngoài.
Rắn lột da đến khi chết?
Việc lột da ở rắn sẽ còn tiếp diễn mỗi khi cơ thể chúng phát triển thêm, và loài rắn là loài cơ thể sẽ luôn phát triển không ngừng.
Điều đó đồng nghĩa với việc chúng sẽ lột da cho đến khi chết. Chu kỳ lột da của rắn cũng diễn ra khá thường xuyên.
Trung bình một con rắn sẽ lột da 2 - 4 lần/năm. Nhiều hay ít còn tùy vào độ tuổi cũng như loài.
Chẳng hạn như rắn nhỏ, vốn đang trên đà phát triển cơ thể có thể lột da mỗi 2 tuần/lần, tuy nhiên rắn trưởng thành có thể chỉ còn lột da khoảng 2 lần/năm.
Tuy nhiên trong môi trường tự nhiên hoang dã, mọi thứ lại không dễ dàng như vậy. Có rất nhiều lý do khiến việc lột da của rắn không thể hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành một phần, chủ yếu nhất là do thiếu độ ẩm hoặc mất nước (chẳng hạn như một loài rắn nhiệt đới vô tình gặp phải một đợt hạn hán).
Việc không thể hoàn thành việc lột da có thể để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là khu vực gần mắt.
Lớp da cũ sẽ tích trữ ở khu vực này nếu quá dày, lâu dài sẽ khiến chúng bị mù. Dẫu biết rắn có các giác quan rất nhạy cảm, tuy nhiên, một con rắn bị mù trong tự nhiên gần như đã là một con rắn... chết.
10 loài rắn tên nghe đã kinh khiếp
Hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ Elapidae phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7 m.
Rắn độc Ấn Độ (India Viper) sống chủ yếu ở Trung Đông và Trung Á, là loài nhỏ nhất trong họ các loài rắn gây chết người nhiều nhất thế giới.
Rắn Lachesis là một trong loài rắn dài nhất thế giới, với chiều lên tới 3,5 m. Đây là loài rắn độc, tìm thấy ở Trung và Nam Mỹ, vết cắn của chúng có thể gây tử vong cho con người.
Rattlesnake là loài ăn thịt, thức ăn chủ yếu của chúng là chim và động vật thuộc bộ gặm nhấm. Rắn đuôi chuông là một loài rất nguy hiểm, nọc độc của chúng có thể nhanh chóng làm tê liệt hệ thần kinh các con mồi như chuột, chim và một số loại động vật khác.
Khi con người bị rắn đuôi chuông cắn, chất độc từ răng nanh chúng ngấm qua vết thương, vào máu, làm phá vỡ các tế bào thành mạch và gây ra hiện tượng chảy máu bên trong rất nguy hiểm.
Rắn biển chủ yếu sống ở vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Laticauda colubrina là loài rắn biển có tên khoa học Laticauda colubrina sọc đen, sọc trắng có khả năng lặn ở độ sâu 30 m dưới nước.
Loài rắn độc Protobothrops Jerdonii có vận tốc tấn công rất nhanh. Người bị loài rắn độc này tấn công mà không được chữa trị kịp thời có thể bị tức ngực, đau cơ và có thể tử vong vì suy hô hấp và suy thận cấp.
Hổ mang Ai Cập là một trong những loại rắn lớn nhất thuộc họ Naja, sống chủ yếu ở châu Phi và bán đảo Arab. Rắn hổ mang Ai Cập, một loài rắn nổi tiếng mà nữ hoàng Cleopatra dùng để tự tử. Loài này có chiều dài lên tới 2m, thường sống ở sa mạc và những đồng cỏ khô.
Rắn Bitis arietans là một loại rắn lớn, có răng nanh và nọc độc có độc tính cao, được phát hiện chủ yếu ở các vùng thảo nguyên, đồng cỏ, kéo dài từ vùng Maroc tới Arab và toàn bộ châu Phi, trừ vùng sa mạc Sahara và vùng rừng nhiệt đới.
Ở Châu Phi, ước tính số lượng người chết nhiều nhất là do bị loài này tấn công.
Hổ mang Ấn- loài rắn này rất được tôn thờ ở Ấn Độ do những người theo đạo HIndu cho rằng hình trên mang của nó là dấu tích của thần Krishna. Loài rắn này rất phổ biến ở Ấn Độ, có chiều dài từ 1 đến 2 m. Nó có thể tấn công con người bất cứ lúc nào, gây tổn hại nặng nề về thần kinh.
Rắn độc đen (Black Mamba) là loài rắn độc dài nhất châu Phi, với chiều dài thân từ 2,5 đến 3,2 m, thậm chí có những con dài tới 4,45m.
Đặc biệt loài rắn này có miệng màu đen nên được gọi là rắn đen. Rắn đen Mamba có màu cơ thể là xám nâu, bên trong miệng màu đen. Rắn Mamba là loài rắn bò nhanh nhất thế giới và có độc tính cao.
Video về rắn lột xác:
Theo tienphong.vn
Những hàm răng của 'quái vật' khiến con người nhìn là "khiếp vía" "Răng" môi, răng trên lưỡi, răng như người, răng siêu sắc, răng có lông, răng như thân cây... là những bộ răng quái đản hiếm thấy của động vật. Cá Sheepshead sở hữu những chiếc răng giống như của con người và phát triển cả một hàng răng trên vòm miệng. Tuy nhiên, răng của loài cá này tương đối cùn, chúng dùng...