Rận mu: Triệu chứng và tác hại của bệnh
Rận mu là bệnh có thể lây lan từ người sang người. Rận mu có tốc độ sinh sản cao, do vậy khi bị bệnh cần phải điều trị kịp thời.
Rận mu có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp.
Rận mu là gì?
Rận mu (tên khoa học học Pthirus pubis) là bệnh do côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người. Tuy nhiên, chúng cũng có thể sống ở khu vực có lông khác, kể cả lông mi.
Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới, những người mắc bệnh này chiếm khoảng 2% dân số.
Những người bị bệnh rận mu thường có các biểu hiện ngứa ở khu vực có lông hoặc tóc. Tuy nhiên, triệu chứng ngứa thường xảy ra sau 1 hoặc 2 tuần nhiễm bệnh và mức độ ngứa có thể nhẹ hoặc dữ dội. Kèm theo đó là các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ. Ở một số trường hợp, xuất hiện chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu.
Nếu bị bệnh, có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy rận mu hoặc trứng bám trên vùng có lông, tóc của cơ thể.
Con đường lây lan của rận mu
Rận mu có thể lây từ người sang người, chủ yếu con đường quan hệ tình dục. Nó cũng có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như mặc chung quần áo lót, chăn, màn, khăn tắm, giường ngủ…của người có rận mu.
Video đang HOT
Người lớn thường bị nhiễm bệnh rận mu nhiều hơn trẻ em và độ tuổi thường gặp là từ 15-40 tuổi.
Rận mu gây tổn thương da vùng bị bệnh và gây ngứa ngáy, khó chịu.
Khi bị nhiễm rận mu, vùng bị bệnh sẽ ngứa ngáy, khó chịu, làm tổn thương vùng da, dẫn đến viêm loét da, viêm nang lông, mụn, mủ… Do rận mu không chỉ hút máu mà còn tiết chất độc vào da.
Bệnh nhân bị rận mu có thể có bị sốt nhẹ, đau mỏi cơ bắp hoặc nổi hạch cổ. Rận mu gây ảnh hưởng tới các sinh hoạt cá nhân, gây khó chịu, làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
Rận mu có khả năng sinh sản cao, mỗi ngày mỗi con có thể sinh sản được 50 quả trứng tương đương số lượng 40-50 con. Do đó, nếu không được điều trị kịp thời, rận mu có thể lây lan sang rất nhiều vùng khác trên cơ thể và lây truyền từ người sang người.
Điều trị và phòng tránh rận mu
Khi mắc bệnh rận mu cần đến các trung tâm y tế để bác sĩ theo dõi và chi dẫn. Ngoài ra, chú ý quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm bệnh. không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng. Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vùng kín luôn khô thoáng.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Lưu ý những bệnh dễ mắc vào mùa mưa bão
Mùa mưa bão ở miền bắc tập trung cao điểm vào tháng 7 và tháng 8. Đây là khoảng thời gian con người dễ mắc bệnh do điều kiện môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh....
Những ngày mưa bão, nước ngập là thời điểm sinh sôi nảy nở rất nhiều các loại mầm bệnh nguy hiểm về da, bệnh tiêu hóa, bệnh xương khớp và bệnh hô hấp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Phòng bệnh trong thời điểm này là việc rất quan trọng và cần thiết.
Các bệnh về da
Các bệnh dễ mắc vào mùa mưa bão đó là: nấm chân, nấm tay, mụn mủ, viêm nang lông, ghẻ lở... Lý do là thời tiết mưa gió, khả năng tiếp xúc với ngập nước cao, đặc biệt là nước bẩn từ các cống, rãnh...
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để phòng tránh căn bệnh này, trong những ngày bão lũ, bạn nên đi giày dép thoáng khí, tránh đi giày tất lâu một thời gian. Bạn cần rửa chân thường xuyên, tuân theo nguyên tắc khô thoáng.
Bên cạnh đó, bạn cẩn trọng khi lao động, tránh trầy xước da, khi tham gia công việc cần có dụng cụ bảo hộ. Người bệnh hết sức tránh việc gãi khiến vùng da bị viêm, bởi vùng da này hiện rất mong manh, nhạy cảm. Nếu bị trầy xước, bạn cần nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch, nước muối, nếu thấy viêm nhiễm kéo dài, bạn cần đi khám ngay để bác sĩ kịp thời theo dõi.
Do đó, cách tốt hơn cả đó là bạn cần giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, cẩn thận, tránh tiếp xúc với nước ngập. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Đặc biệt là trẻ em với hệ miễn dịch còn non yếu hơn, cha mẹ cần phải giữ gìn vệ sinh cẩn thận.
Mưa bão là thời điểm rất dễ mắc bệnh. Ảnh minh họa.
Các bệnh về hô hấp
Trong mùa mưa bão thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, mưa to kéo dài... điều này khiến cơ thể con người khó thích nghi dẫn tới dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm lạnh. Biểu hiện đó là đau đầu, ho, sổ mũi, đau họng...
Do đó, trong mùa mưa bão, cha mẹ cần hết sức lưu ý tới tình trạng sức khỏe của trẻ. Cho trẻ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Bổ sung đầy đủ cho trẻ hoa quả giàu vitamin C, thịt cá trứng sữa, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, vận động hợp lý. Nếu trẻ bị sổ mũi, cha mẹ có thể tiến hành rửa mũi cho bé hàng ngày. Nếu bé bị sốt, cha mẹ cần cho bé hạ sốt đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.
Các bệnh về tiêu hóa
Mưa bão sẽ khiến môi trường, nguồn nước xung quanh bị nhiễm bẩn, từ đây phát sinh ra rất nhiều trường hợp người lớn trẻ nhỏ nhiễm bệnh về tiêu hóa. Nguyên nhân là do sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và hại trong đường ruột khiến nhiễm bệnh.
Để phòng bệnh, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, cần thực hiện khẩu hiệu ăn chín uống sôi. Không nên đun đi đun lại đồ ăn cho bé bằng lò vi sóng vì bản chất lò vi sóng không diệt được 100% vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời, cần giữ gìn vệ sinh tay chân răng miệng tốt, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
Bệnh về xương khớp
Thời tiết thay đổi thất thường, mưa nắng bất chợt khiến nhiều người bị đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng. Người bệnh luôn cảm thấy đau nhức ở các khớp như ở khớp tay, khớp đầu gối, khớp vai... Không những đau, các khớp còn bị sưng, khó vận động đặc biệt là sáng sớm.
Để phòng bệnh xương khớp trong những ngày mưa bão, người bệnh nên tránh ra ngoài trời mưa lạnh, năng tập luyện thể thao trong nhà. ập luyện thường xuyên được coi là một phương thuốc hữu hiệu có ích cho sức khỏe con người, đăc biệt những người có tiền sử bệnh xương khớp. Bên cạnh đó, mọi người cần bổ sung dưỡng chất đầy đủ, có thói quen ăn uống lành mạnh bổ sung canxi, uống nhiều nước.
Đề phòng tai nạn dễ xảy ra trong mùa mưa bão
Đuối nước: Đuối nước là tai nạn thường xảy ra cho các trẻ em, thậm chí cho cả người lớn, nhất là những người sống gần sông, ngòi, hồ đập... Mùa mưa bão thường làm cho nước sông, suối, ao, hồ dâng cao, chảy xiết, làm thay đổi dòng chảy bình thường nên người qua lại các khu vực này rất dễ bị tai nạn. Để phòng chống đuối nước cần lưu ý không đi qua các khu vực ngập nước, chảy xiết; trong mùa mưa bão nếu phải vượt qua các khu vực ngập nước phải có phao cứu sinh, đi nhiều người (để tương trợ nhau lúc cần thiết);
Điện giật: Trong những năm gần đây do nhu cầu sử dụng điện của nhân dân tăng cao nên hệ thông điện ở nhiều vùng, nhiều nơi (nhất là ở vùng nông thôn) chằng chịt, mất an toàn, dễ bị đứt do gió lớn. Để phòng tai nạn này, cần chủ động kiểm tra hệ thống điện của gia đình mình, xung quanh khu vực mình sinh sống nếu có gì bất thường phải báo cho cơ quan điện lực biết để sữa chữa kịp thời; Khi có sự cố về điện chỉ những người có trách nhiệm, có chuyên môn mới được sửa chữa
Các tai nạn thương tích: Các thương tích thường gặp trong mùa mưa bão là gãy xương, vết thương phần mềm, các thương tích này thường do nhà đổ, cây ngã đè vào người, thậm chí do té ngã khi sữa chữa nhà ở, chống bão cho nhà ở...Để phòng chống các thương tích này chúng ta cần chú ý: không đi ra ngoài khi mưa to gió lớn; không trèo lên sửa chữa nhà khi chưa chắc chắn an toàn; chủ động phòng chống bão trước khi bão đổ bộ vào khu vực sinh sống.
Sét đánh: Để phòng sét đánh, không trú mưa dưới những gốc cây to; không mang theo những vật dẫn điện bên người như dụng cụ bằng đồ sắt...
Rắn cắn: Mùa mưa bão, rắn thường tìm lên các chỗ cao ráo để tránh nên hay gặp người và cắn. Khi bị rắn cắn thì nhanh chóng ga rô trên vết cắn 1- 1,5cm, và đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo Vnmedia
Viêm nang lông ở 'cậu nhỏ' Tôi 28 tuôi, 3 năm nay xuât hiên nhưng đam mun nươc ơ "câu nho" rât ngưa. Tôi kham ơ bênh viên da liêu được chân đoan bi viêm nang lông. Bác sĩ cho thuôc vê uông nhưng tôi vân không khoi. Tôi rât lo lăng. Rât mong nhân đươc tư vân cua bac si. (Đức Hải) Trả lời: Viêm nang lông biểu...