Rận mu: Cận cảnh loài ký sinh vùng kín đe dọa ‘chuyện phòng the’
Rận mu mới đây tái xuất ở Hà Nội, gây hoang mang trong dư luận. Người bị rận mu thường có triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm khó chịu.
Rận mu (tên khoa học học Pthirus pubis) là bệnh do côn trùng ký sinh.
Rận mu ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người gây ngứa ngáy, khó chịu.
Tuy nhiên, chúng cũng có thể sống ở khu vực có lông khác, kể cả lông mi.
Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy rận mu hoặc trứng rận mu bám trên vùng có lông, tóc của cơ thể.
Video đang HOT
Người bệnh rận mu có hiện tượng viêm loét da, viêm nang lông do rận mu không chỉ hút máu mà còn tiết chất độc vào da.
Kèm theo triệu chứng ngứa là sự xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ. Ở một số trường hợp, xuất hiện chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu.
Rận mu lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Rận mu cũng có thể lây trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp như dùng chung quần áo, khăn tắm, giường ngủ. Người bị rận mu sẽ giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Rận mu: Triệu chứng và tác hại của bệnh
Rận mu là bệnh có thể lây lan từ người sang người. Rận mu có tốc độ sinh sản cao, do vậy khi bị bệnh cần phải điều trị kịp thời.
Rận mu có thể lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp.
Rận mu là gì?
Rận mu (tên khoa học học Pthirus pubis) là bệnh do côn trùng ký sinh phổ biến ở vùng lông mu của con người. Tuy nhiên, chúng cũng có thể sống ở khu vực có lông khác, kể cả lông mi.
Theo số liệu thống kê trên toàn thế giới, những người mắc bệnh này chiếm khoảng 2% dân số.
Triệu chứng của rận mu
Những người bị bệnh rận mu thường có các biểu hiện ngứa ở khu vực có lông hoặc tóc. Tuy nhiên, triệu chứng ngứa thường xảy ra sau 1 hoặc 2 tuần nhiễm bệnh và mức độ ngứa có thể nhẹ hoặc dữ dội. Kèm theo đó là các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ. Ở một số trường hợp, xuất hiện chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu.
Nếu bị bệnh, có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy rận mu hoặc trứng bám trên vùng có lông, tóc của cơ thể.
Con đường lây lan của rận mu
Rận mu có thể lây từ người sang người, chủ yếu con đường quan hệ tình dục. Nó cũng có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như mặc chung quần áo lót, chăn, màn, khăn tắm, giường ngủ...của người có rận mu.
Người lớn thường bị nhiễm bệnh rận mu nhiều hơn trẻ em và độ tuổi thường gặp là từ 15-40 tuổi.
Tác hại của rận mu
Rận mu gây tổn thương da vùng bị bệnh và gây ngứa ngáy, khó chịu.
Khi bị nhiễm rận mu, vùng bị bệnh sẽ ngứa ngáy, khó chịu, làm tổn thương vùng da, dẫn đến viêm loét da, viêm nang lông, mụn, mủ... Do rận mu không chỉ hút máu mà còn tiết chất độc vào da.
Bệnh nhân bị rận mu có thể có bị sốt nhẹ, đau mỏi cơ bắp hoặc nổi hạch cổ. Rận mu gây ảnh hưởng tới các sinh hoạt cá nhân, gây khó chịu, làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
Rận mu có khả năng sinh sản cao, mỗi ngày mỗi con có thể sinh sản được 50 quả trứng tương đương số lượng 40-50 con. Do đó, nếu không được điều trị kịp thời, rận mu có thể lây lan sang rất nhiều vùng khác trên cơ thể và lây truyền từ người sang người.
Điều trị và phòng tránh rận mu
Khi mắc bệnh rận mu cần đến các trung tâm y tế để bác sĩ theo dõi và chi dẫn. Ngoài ra, chú ý quan hệ tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm bệnh. không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng. Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vùng kín luôn khô thoáng.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Hoang mang dịch rận mu ký sinh vùng kín tái xuất Loài rận tưởng chừng bị tuyệt diệt đã xuất hiện trở lại tại địa bàn Hà Nội... Rận mu được phóng lớn lên - Ảnh T.L từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư. Rận tấn công cả mi mắt Theo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư, gần đây viện tiếp nhận điều trị...