Rắn lục tre nguy hiểm sao khiến bé trai 10 tuổi nguy kịch
Vừa qua, một bé trai 10 tuổi tại Bến Tre đã nhập viện trong tình trạng nguy kịch, máu chảy thành dòng không thể cầm do bị rắn lục cắn. Đây là một loài rắn vô cùng nguy hiểm xuất hiện phổ biến trên cả nước.
Khi đang chơi sau nhà, một bé trai 10 tuổi tại Bến Tre đã bị rắn lục tre cắn vào chân. Phần gót chân trái nhanh chóng sưng nề, máu cháy thành dòng không cầm được.
Sau khi nhập viện, các bác sĩ đã rất vất vả mới cứu được nạn nhân thoát khỏi cơn nguy kịch. Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho biết thường xuyên tiếp nhận trường hợp trẻ nhỏ bị rắn độc cắn. Trong đó, phổ biến nhất là ca bệnh do rắn lục tre, lục đuôi đỏ cắn.
Rắn lục là một trong những họ rắn chính có số lượng cá thể lớn tại Việt Nam. Rắn lục có đặc điểm là màu thân xanh lục đặc trưng, một số con màu đen vằn có thân màu bạc (rắn lục đầu bạc), một số con màu thân nâu vằn hoặc xám vằn.
Rắn lục thường trú ngụ ở môi trường rừng núi, nhờ vào màu thân trên người mà có khả năng ngụy trang cực tốt. Bởi vậy người dân khi đi rừng hoặc nương rẫy, thường bất cẩn không thấy loài rắn này mà bị chúng tấn công.
Video đang HOT
Các loài rắn lục đều có độc tố dù ít hay nhiều, tùy vào loại rắn mà lượng độc tố và khả năng phát độc khi vào cơ thể con người khác nhau.
Với các loại rắn như rắn lục đuôi đỏ, rắn lục voi chúng là loại có độc tố cực mạnh vì trong nọc độc của chúng tổng hợp nhiều loại chất kịch độc khác nhau.
Trong nọc rắn lục chứa men tiêu hủy protein, do đó, nạn nhân thường rơi vào tình trạng rối loạn đông máu, hình thành huyết khối trong lòng mạch, gây giảm tiểu cầu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong.
Các loại như rắn lục cườm, rắn lục kim thì hiền lành hơn và cấu tạo răng của chúng cũng có khác biệt. Chất độc chỉ được tiêm vào con mồi khi rắn nhai thức ăn, nên vết cắn của chúng không gây nguy hiểm bằng các loại rắn kể trên.
Việc sơ cứu nạn nhân bị rắn lục cắn cần được tiến hành theo phác đồ nhanh chóng. Người bị rắn cắn không cử động để tránh việc chất độc phát tán nhanh trong cơ thể.
Cần cố định vị trí rắn cắn, không buộc garo, không chích rạch hay hút, giác lở mà phải đưa người gặp nạn đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Cần động viên và trấn an để người bệnh đỡ lo lắng hốt hoảng, không để họ tự đi lại. Tháo đồ trang sức ở chi bị cắn như nhẫn, vòng, lắc… để tránh gây chèn ép khi chi đó bị sưng.
Bên cạnh đó, người dân cần lưu ý phát quang bờ cây, bụi rậm, trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà để xua đuổi rắn.
Bé trai nguy kịch do rắn lục cắn
Sau khi bị rắn lục cắn vào chân, bé trai rơi vào tình trạng rối loạn đông máu nguy hiểm.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết bé Nhân (10 tuổi, quê Bến Tre) vừa được các bác sĩ đơn vị này cấp cứu, hồi sức qua khỏi tình trạng nguy kịch do rắn độc cắn.
Trước đó, ngày 19/4, bé Nhân đang chơi sau nhà thì bị rắn lục tre cắn vào chân. Phần gót chân trái nhanh chóng sưng nề, máu cháy từng dòng không cầm được. Gia đình nhanh chóng đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu.
Bé Nhân được bác sĩ chăm sóc trong thời gian nằm viện. Ảnh: Phương Vũ.
"Ê-kíp Hồi sức cấp cứu đã căng thẳng suốt đêm để tập trung hồi sức cho bé. Bệnh nhi được truyền huyết thanh giải độc và huyết tương để điều chỉnh rối loạn đông máu", bác sĩ Vũ cho biết.
Sau khi một ngày hồi sức, bé qua cơn nguy kịch và lấy lại dần khả năng vận động ở chân trái.
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ cho biết đơn vị này thường xuyên tiếp nhận trường hợp trẻ nhỏ bị rắn độc cắn. Trong đó, phổ biến nhất là ca bệnh do rắn lục tre, lục đuôi đỏ cắn.
Bộ Y tế cho biết theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có 19 loài rắn lục được phát hiện, trong đó, rắn lục tre phổ biến trên cả nước, khô mộc phổ biến ở miền Bắc và choàm quạp phổ biến ở miền Nam.
Trong nọc rắn lục chứa men tiêu hủy protein, do đó, nạn nhân thường rơi vào tình trạng rối loạn đông máu, hình thành huyết khối trong lòng mạch, gây giảm tiểu cầu. Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần lưu ý phát quang bờ cây, bụi rậm, trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà để xua đuổi rắn.
Trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện ít nhất trong 12 giờ đầu. Sau 24-48 giờ gặp nạn, việc điều trị cho nạn nhân rất khó khăn hoặc không hiệu quả.
Ngón tay sưng to sau khi bị rắn cắn Bệnh nhi qua cơn nguy kịch sau khi được truyền 8 lọ huyết thanh kháng nọc độc rắn lục. Theo Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, bệnh nhân là bé T.N.C. (6 tuổi, trú tại Cà Mau) nhập viện chiều 9/4 do sưng nề ngón tay giữa và cánh tay bên phải. Trước đó, khoảng 1h ngày 7/4, bé C. giật mình...