Rắn hổ mang trắng ‘thần thánh’ đột nhập nhà dân trong cơn mưa bão
Rắn hổ mang ở Ấn Độ được xem như loại động vật thân quen, rắn hổ mang trắng hay hổ mang bạch tạng được tôn sùng như một vị thần hoặc biểu tượng tâm linh huyền bí.
Đa số mọi người đều khiếp sợ khi thấy rắn đột nhập vào nhà, nhưng một gia đình ở Coimbatore, bang Tamil Nadu, phía nam Ấn Độ đã vô cùng ngạc nhiên, thích thú và sùng bái khi một con rắn hổ mang trắng đột nhập vào nhà trong lúc mưa lớn.
Được biết, con rắn hổ mang trắng này dài khoảng 1,53 mét, đường kính toàn thân khá lớn, khí chất vô cùng đặc biệt. Mặc dù xuất hiện trong cơn mưa bão nhưng nó vẫn khá bình tĩnh, ung dung, không có dáng vẻ hốt hoảng khi gặp nạn. Theo những người nhìn thấy tận mắt, con rắn hổ mang toàn thân trắng như tuyết, mắt đỏ thuần sáng long lanh như hồng ngọc. Có thể nói vẻ bề ngoài đẹp đẽ của con rắn hổ mang khiến nó trở nên nguy hiểm hơn, khiến người ta cảnh giác hơn.
Rắn hổ mang trắng “ thần thánh” đột nhập nhà dân trong cơn mưa bão.
Video đang HOT
Theo tín ngưỡng địa phương, rắn hổ mang ở Ấn Độ được xem như loại động vật thân quen, rắn hổ mang trắng hay hổ mang bạch tạng được người dân địa phương tôn sùng như một vị thần hoặc biểu tượng tâm linh huyền bí. Chính vì thế, khi rắn hổ mang trắng xuất hiện, người dân không dám đánh đuổi hay tác động đến nó, họ lập tức gọi điện, báo cáo chính quyền.
Theo các chuyên gia, rắn hổ mang bạch tạng độc không kém gì rắn hổ mang bình thường, chỉ cần bị nó cắn, nạn nhân có thể bị dồn đến nguy cơ tử vong chỉ trong thời gian ngắn. Dù không phải do tín ngưỡng, hành động của báo cáo lên các ban ngành liên quan là sáng suốt, đúng đắn.
Con rắn hổ mang đặc biệt này có màu trắng thuần khiết, mắt đỏ, đây là biểu hiện mắc bệnh bạch tạng, nó là một rối loạn chuyển hóa bẩm sinh với quá trình sản xuất melanin bị khiếm khuyết, là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường và bệnh di truyền đơn gen.
Được biết, con rắn hổ mang bạch tạng được các chuyên gia do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên và Động vật Hoang dã (WNCT) cử đến vây bắt và hiện đã bàn giao cho chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, khi rắn hổ mang bạch tạng được tìm thấy ở Ấn Độ, người dân địa phương thường coi chúng là thần thánh hoặc biểu tượng của hào quang.
Bất ngờ phát hiện rắn hổ mang bạch tạng cực hiếm sau mưa lớn
Một con rắn hổ mang bạch tạng quý hiếm với nọc độc có khả năng gây chết người đã được tìm thấy bên trong một ngôi nhà ở Ấn Độ khi trời mưa lớn.
Mới đây, người phát ngôn của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã địa phương (WNCT) nói với Newsweek rằng cơn mưa đã cuốn trôi con rắn dài 1,5 m vào một nhà ở thành phố Coimbatore, miền Nam Ấn Độ .
Sau khi phát hiện ra con rắn, những người dân có liên quan đã thông báo cho WNCT cử người đến để bắt con rắn hổ mang bạch tạng một cách an toàn, con rắn này cuối cùng đã được thả về tự nhiên.
"Rắn hổ mang được biết đến là loài có nọc độc và là mối đe dọa đáng kể đối với con người", WNCT cho biết trong một bài đăng trên Facebook. "Nọc độc của chúng có thể gây tê liệt và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời".
Do những mối nguy hiểm vốn có, người bắt rắn phải có tay nghề cao mới có thể loại bỏ và di dời loài bò sát này một cách an toàn. "Điều quan trọng là phải xử lý những con rắn này một cách cẩn thận và thành thạo, vì bất kỳ sai sót nào cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng", WNCT cho biết trong bài đăng.
Rắn hổ mang bạch tạng được thả về tự nhiên.
Sau khi đưa con rắn ra khỏi nhà, người bắt rắn đã giao nó cho các quan chức địa phương thuộc Phân khu Lâm nghiệp Coimbatore. Các chuyên gia đã đánh giá tình trạng của con rắn và kết luận rằng con vật khỏe mạnh và đủ điều kiện để thả. Cuối cùng, con vật đã được thả về tự nhiên.
"Thả con rắn về môi trường sống tự nhiên để đảm bảo rằng con rắn có thể tiếp tục cuộc sống của nó mà không có bất kỳ sự xáo trộn nào. Đây cũng là một bước thiết yếu trong việc bảo tồn loài rắn, vì nó giúp duy trì sự cân bằng sinh thái của khu vực", WNCT cho biết trong một tuyên bố.
Theo các chuyên gia, việc phát hiện một con rắn hổ mang bạch tạng trong tự nhiên là vô cùng hiếm. Bạch tạng là một tình trạng gây ra bởi đột biến gen được đặc trưng bởi sự vắng mặt của sắc tố melanin. Động vật mắc bệnh bạch tạng có xu hướng có lông, da, vảy màu trắng, cũng như mắt màu hồng trong một số trường hợp.
Bệnh bạch tạng xảy ra ở nhiều loài động vật, nhưng chủ yếu ở chim, bò sát và lưỡng cư, và ít gặp hơn ở động vật có vú, bao gồm cả con người.
Clip: Cận cảnh rắn hổ mang chúa dài gần 4 mét, đột nhập vào nhà dân Một con rắn hổ mang chúa dài gần 4 mét đã bị bắt sau khi đột nhập vào nhà dân ở Thái Lan. Sự việc xảy ra tại một nhà dân ở tỉnh Sa Kaeo, Thái Lan. Chủ nhân của ngôi nhà đã bị sốc khi phát hiện thấy con rắn hổ mang dài gần 4 mét đang trườn trên sàn gạch trong...