Rắn hổ mang chúa xơi tái rắn cạp nong có nọc độc mạnh hơn nó 15 lần
Nhờ khả năng miễn nhiễm nọc độc mà rắn hổ mang chúa đã không hề hấn gì khi ăn thịt rắn cạp nong.
Rắn cạp nong là một trong những loài có nọc độc khủng khiếp “ vô phương cứu chữa”. Nọc độc của loài rắn này chứa độc tố thần kinh, gây nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt và tử vong sau đó 15 phút.
Tuy nhiên, trong trận chiến với hổ mang chúa, nọc độc không phải là tất cả!
Hổ mang chúa là loài rắn chuyên ăn thịt các loài rắn độc khác, thậm chí cả một con trăn đá to lớn cũng không phải là đối thủ của nó. Sở dĩ chúng có thể ăn thịt nhiều loài rắn độc khác là nhờ khả năng miễn nhiễm nọc độc.
Không khó hiểu khi nó có thể dễ dàng hạ gục một con rắn cạp nong có nọc độc mạnh hơn nó những 15 lần!
Mặc dù đã cắn lại hổ mang nhưng rắn cạp nong vẫn không thể khiến hổ mang chúa hề hấn gì.
Đáp lại những cú mổ của cạp nong, hổ mang chúa đã cắn chặt đầu của đối thủ khiến con rắn độc nghẹt thở mà chết.
Rắn cạp nong yên phận trở thành “bữa trưa vui vẻ” của ông trùm hổ mang chúa.
Rắn hổ mang chúa loài rắn thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ), phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù, loài rắn này thường không chủ động tấn công con người.
Theo các chuyên gia, rắn hổ mang chúa có khả năng giết chết nạn nhân, thông qua một vết cắn có chứa từ 200 – 500mg nọc độc.
Một số trường hợp, nó có thể phun ra tới 7ml nọc độc. Đây là lượng nọc độc có thể giết chết một con voi châu Phi trong vài giờ và làm cho 20 người đàn ông trưởng thành thiệt mạng.
Rắn vua "buồn ngủ gặp chiếu manh": Pha tấn công chớp nhoáng giết chết rắn đuôi chuông cực độc
Nhờ khả năng miễn nhiễm với nọc độc của các loài rắn khác, rắn vua có thể hạ gục rắn đuôi chuông một cách dễ dàng.
Một con rắn vua đang lang thang tìm kiếm bữa ăn thì bất ngờ "buồn ngủ gặp chiếu manh", phía trước nó là một con rắn đuôi chuông. Ngay lập tức, con rắn vua trườn về phía mục tiêu của mình để tấn công chớp nhoáng đối thủ.
Cái kết cho rắn đuôi chuông. Ảnh: Cắt từ video trong bài
Tuy không có độc nhưng rắn vua lại có khả năng miễn nhiễm với nọc độc của các loài rắn khác nên dù rắn đuôi chuông rất độc cũng chỉ là con mồi trong mắt rắn vua. Cách tấn công của rắn vua là sử dụng lực siết để giết chết con mồi.
Rắn đuôi chuông dù có cắn trả thì cũng chẳng thể làm gì được rắn vua. Nó chết ngạt trong vòng siết của kẻ thù, cuối cùng rắn chuông đã bị giết và trở thành bữa ăn ngon lành cho con rắn đuôi chuông đói bụng.
Xem video:
Chàng trai gan dạ tay không bắt 3 "thần rắn" hổ mang chúa quý hiếm trong đền Cứ mỗi lần đổ nước vào hang, 1 con rắn hổ mang chúa lại xuất hiện, bởi kích thước quá to nên dân làng không ai dám động vào. Video: Chàng trai gan dạ tay không bắt 3 "thần rắn" hổ mang chúa quý hiếm trong đền ở Ấn Độ. Tại một ngôi đền ở làng Kenduapada, quận Bhadrak, bang Odisha, người dân...