Rắn hổ mang chúa dài 3,1m từng bị khâu miệng ở miền Tây giờ ra sao?
Con rắn hổ mang chúa nặng hơn 6kg, dài 3,1m do người dân Đồng Tháp bắt được và dùng dây thép khâu xuyên miệng hồi năm 2015 hiện đang được chăm sóc ở “vương quốc rắn” lớn nhất ở Việt Nam.
Trại rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang) đươc mênh danh la “vương quôc cac loai răn cua Viêt Nam”, trong đó trại đang nuôi dưỡng và bảo tồn hơn 100 cá thể hổ mang chúa
Nơi đây cũng đang nuôi dưỡng con hổ mang chúa nặng 6,3kg, dài 3,1m được người dân bắt ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp bắt được hồi năm 2015. Để bắt được con rắn này, người dân đã dùng cây, chĩa, chích điện vào con rắn khiến nó bất tỉnh. Sau đó, lo sợ rắn phun nọc độc bà con đã dùng 2 đoạn dây thép khâu miệng con rắn lại.
Nhiều ngày sau, con rắn được đưa về Trại rắn Đồng Tâm, con hổ mang chúa này gần như đã sức cùng lực kiệt với vết thương trên cơ thể và không thể ăn được vì miệng bị nhiễm trùng. Để chữa trị, các chuyên gia của Trại rắn Đồng Tâm phải chích thuốc, sát trùng vết thương.
Và đặc biệt là đút mồi đến tận miệng thì nó mới có thể ăn được.
Video đang HOT
Rắn sau khi cho ăn được cán bộ của trại đưa lại vào lồng
Và sau thời gian điều trị, đút mồi đến tận miệng sức khỏe hổ mang chúa này đã dần hồi phục
Con rắn thay da sau quá trình được chăm sóc tại trại
Trung ta Vu Ngoc Lương – bac si chuyên khoa 1 – Pho giam đôc trai Đông Tâm, người đã gắn bó và công tác tại đây suốt 18 năm qua cho biết mỗi khi rắn bị thương hoặc bị bệnh đều được đội ngũ cán bộ nhân viên chăm sóc tận tình như chăm người ốm.
Rắn cũng bị bệnh như: viêm phế quản, viêm phổi, rối loạn tiêu hóa hoặc bị ký sinh trùng. Chỉ cần nghe tiếng thở hoặc nhìn phân rắn thải ra là biết nó bệnh gì. Ví như rắn thở xì xì mạnh là nó đang ho viêm phổi phải cho uống thuốc liền.
Và sau gần 2 năm điều trị, sức khỏe con rắn đa hôi phuc binh thương. Tuy nhiên, do bi khâu thep xuyên miêng, hai răng nanh bi hư nên không thê lây đươc noc. Hiện nay con rắn này đã nặng hơn 7kg.
Hiện tại, trại rắn Đồng Tâm có nhiều con hổ mang “khủng”
Theo bác sĩ Lương, hổ mang chúa có thể dựng đứng 2m và nếu ở môi trường bên ngoài, hổ mang chúa phóng nhanh như gió nên được gọi là hổ mây
Theo Danviet
"Danh hiệu 3 nhất ở miền Tây giờ không còn nhất nào nữa"
Đó là ý kiến đặc biệt nhấn mạnh của Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh Trần Trí Dũng khi nói về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ được tổ chức tại TP.Cần Thơ vào ngày 29.6.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phát biểu tại hội nghị.
Ông Trần Trí Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh nói: "Tôi mới nghe nói, 13 tỉnh , thành ĐBSCL không có tỉnh nào tự cân đối được nguồn ngân sách, tất cả đều rất khó khăn. Trong khi đó, ngoài vùng chúng ta, nhiều địa phương, có cả tỉnh lẻ, không nằm trong trung tâm nhưng vẫn tự cân đối ngân sách được. Tôi rất tiếc về vấn đề này".
Ông Dũng nói thêm: "Nhiều năm trước đây, ĐSBCL là một trong những vùng phát triển nhất của cả nước, thường được gọi với danh hiệu là 3 nhất, cụ thể là thuỷ sản nhất, lúa nhất và trái cây nhất, giờ coi như không còn nhất nữa. Tương tai, nếu không có quan tâm đầu tư thì nông nghiệp sẽ tiếp tục gặp khó và không thể phát triển".
Trước tình trạng trên, ông Dũng đề nghị Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và các đơn vị có liên quan nghiên cứu hỗ trợ nông dân tránh tình trạng được mùa mất giá, 3 sản phẩm chủ lực của nông dân làm ra khó tiêu thụ. Đồng thời, có dự báo thông tin thị trường để các tỉnh nắm để từ đó cân đối sản lượng. Tránh tình trạng, khi xảy ra tình trạng khó khăn trên thì đổ thừa cho địa phương không quy hoạch, nói nông dân tự phát.
Theo ông Sơn Minh Thắng - Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng sản phẩm toàn vùng (GRDP) ước đạt 253,7 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 6,45% (trong khi đó cùng kỳ năm trước tăng trưởng ước đạt 6,5%).
Ông Trần Trí Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh nói về khó khăn trong sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nam Bộ
"Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thấp hơn so với cùng kỳ. Ở một số địa phương, do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh nên năng suất nông nghiệp không cao, sản phẩm tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nhất là trong chăn nuôi heo. Tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển phức tạp cũng làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân." - ông Thắng nói.
Ông Thắng nhận định, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do công tác quy hoạch, liên kết vùng còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là sản xuất nông nghiệp chưa gắn với thị trường.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cũng cho rằng, tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất nông nghiệp của vùng chỉ đạt 2,07%, thấp hơn mức của cả nước là 2,65%. Mặc dù những tháng đầu năm không có hạn hán, xâm nhập mặn nhưng mưa nhiều làm năng suất, sản lượng sụt giảm. Ngoài nguyên nhân về thời tiết, nông nghiệp gặp khó khăn còn do thu hút đầu tư nước ngoài chưa thật sự sáng sủa.
Nông dân trồng dưa hấu ở ĐBSCL gặp khó khăn về đầu ra
"Vì vậy, chúng ta cần tăng cường quan tâm và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hơn trong thời gian tới, đặc biệt lưu ý thu hút doanh nghiệp đầu tư vào này. Tiếp tục triển khai ra các phần việc cụ thể về vấn đề liên kết vùng, nếu có vướng mắc Ban chỉ đạo Tây Nam bộ và các địa phương phải báo cáo Chính phủ để sớm có quyết sách mạnh mẽ hơn'" - Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Riêng về phương hướng 6 tháng cuối năm, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Ban chỉ đạo Tây Nam bộ cần tập trung tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các sự kiện xúc tiến vào ĐBSCL, thu hút tài trợ quốc tế, tìm giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng sạt lở trình Chính phủ trong thời gian tới...
Theo Danviet
Hành trình "săn" loại dế sống dưới lòng đất Dế cơm chỉ sống dưới lòng đất, người dân chỉ thấy nó xuất hiện thời gian ngắn trong năm. Loại dế này có thể chế biến thành một số món ăn ngon hiếm thấy. Vào thời điểm này, một số người dân ở TP. Cần Thơ lại "có thêm nghề mới" đó là đi bắt dế cơm. Ở Cần Thơ, dế cơm chỉ...