Răn đe Triều Tiên, Mỹ điều khẩu đội tên lửa tới HQ
Khẩu đội tên lửa Patriot từ Texas, Mỹ đang thực hành diễn tập chống tên lửa đạn đạo ở căn cứ không quân Osan, thành phố Pyeongtaek, Hàn Quốc. Thông tin được Bộ chỉ huy quân sự Mỹ thông bố ngày 13.2.
Ngày 12.2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se đồng ý hợp tác để phản ứng mạnh mẽ hơn trước hành động khiêu khích của phía Triều Tiên khi thực hiện phóng tên lửa tầm xa. Động thái này của Triều Tiên vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ.
Cuối tuần trước, Triều Tiên bắn một vệ tinh lên quỹ đạo. Phương Tây khẳng định đây là hành động ngụy trang cho việc thử tên lửa đạn đạo của phía Bình Nhưỡng. Nghị quyết LHQ cấm Triều Tiên phóng tên lửa có thể sử dụng trong tên lửa đạn đạo tuy nhiên quốc gia Đông Á này vẫn bất chấp lệnh cấm. Mới đây nhất ngày 6.1, Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công “bom nhiệt hạch”, loại vũ khí có mức độ sát thương gấp ngàn lần bom nguyên tử.
Sau vụ phóng, Lầu Năm Góc cho biết Seoul và Washington sẽ bàn thảo về việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc giữa lúc căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên ngày một gia tăng.
Video đang HOT
Tầm bắn của Patriot nằm trong khoảng từ 70 – 160 km, trần bắn cao nhất lên đến 24km và có thể hạ gục các mục tiêu di chuyển với tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh), tương đương gần 6.200 km/giờ.
Một quan chức giấu tên Hàn Quốc cũng khẳng định Triều Tiên chưa thể làm chủ kĩ thuật tên lửa đạn đạo nhưng tầm bắn của loại vũ khí này đã đạt 12.000km, hoàn toàn có thể vươn tới Mỹ.
Theo Danviet
Mỹ sẽ thách thức Trung Quốc ở biển Đông mạnh mẽ hơn
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, ngày 27-1 cho biết Washington sẽ tiếp tục hoạt động tuần tra ở biển Đông nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở ở Washington) hôm 27-1, ông Harris tin rằng hoạt động tuần tra của tàu khu trục USS Lassen trong vùng 12 hải lý quanh Đá Xu Bi và Vành Khăn cuối tháng 10 năm ngoái đã thách thức một số tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh.
Ông Harris khẳng định Hải quân Mỹ sẽ thực hiện nhiều hoạt động tương tự trong tương lai và ở cấp độ cao hơn, qua đó thách thức yêu sách của Trung Quốc một cách mạnh mẽ hơn.
Đảm bảo tự do hàng hải là một trong những nguyên tắc cơ bản trong chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông Harris phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) hôm 27-1. Ảnh: CSIS
Trước đó, trong bài phát biểu của mình, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết dự án xây đảo nhân tạo của Trung Quốc có khả năng hỗ trợ đáng kể các lực lượng quân sự, bao gồm các cảng nước sâu. Tổng cộng hơn 1.200 ha đất đã bị Bắc Kinh cải tạo, bồi lấp trái phép trong vòng 18 tháng qua.
Gọi biển Đông là "khu vực tranh chấp" - về nguồn tài nguyên phong phú, khai thác hàng hải trên mặt biển và cáp quang dưới đáy biển, ông Harris nói rằng Mỹ xem các dự án cải tạo và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là hành động "khiêu khích".
Thêm vào đó, ông nhận định Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực bằng các hoạt động "mập mờ" của mình.
Sau khi tàu USS Lassen hoàn thành sứ mệnh tuần tra ngày 27-10-2015, Đô đốc Harris đến thăm Trung Quốc. Kể về cuộc gặp với các chỉ huy hải quân và tướng lãnh hàng đầu Trung Quốc, ông nói: "Chúng tôi đề cập cơ hội giảm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực nhưng họ khá cứng nhắc trong quan điểm về chủ quyền các đảo nhân tạo ở biển Đông. Tôi đã nói rõ rằng những hòn đảo này không thuộc về Trung Quốc và hành động của họ đang gây thêm căng thẳng".
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Mỹ diễn tập tại biển Đông vào ngày 28-9-2015. Ảnh: US Navy
Chứng kiến cảnh Bắc Kinh gia tăng hoạt động quân sự, ông Harris khẳng định "mọi khí tài mới và mạnh mẽ đều được đưa đến Thái Bình Dương", cụ thể là việc Washington triển khai tiêm kích F-35, tàu khu trục DDG-1000 thế hệ hai, trực thăng V-22 Osprey và máy bay tuần tra P-8A Poseidon tới Thái Bình Dương.
Tuyên bố "Mỹ có những đồng minh, bạn bè và đối tác mà Trung Quốc không có", ông Harris đặc biệt nhấn mạnh quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh, đối tác quân sự như Úc, Singapore, Philippines và Nhật Bản, cộng thêm đảo Guam - vùng lãnh thổ của Mỹ đang được bổ sung khí tài quân sự hiện đại để phòng thủ từ xa. Vị Đô đốc Mỹ cũng bày tỏ sự quan tâm tới Ấn Độ, một đối tác tiềm năng ở châu Á trong tương lai.
P. Nghĩa
Theo_Người lao động
Mỹ gia tăng đề phòng Triều Tiên Mỹ dự kiến yêu cầu Trung Quốc ngừng xuất khẩu dầu sang Bắc Triều Tiên, chuyển đổi mục đích căn cứ chống tên lửa ở Hawaii đề phòng Bình Nhưỡng. UPI hôm 22/1 cho hay về động thái mới về các hình thức trừng phạt từ phía Washington đối với Bình Nhưỡng sau khi phản đối rồi phủ nhận cuộc thử bom nhiệt...