Rắn có ‘mào’ trên đầu như mào gà, chuyên gia nói gì?
Nhiều người bắt gặp rắn “có mào” tại những nơi thờ tự rồi gán với hiện tượng tâm linh. Sự thật là gì?
Trên kênh Youtube Nick Wildlife của chuyên gia về rắn Nick Chomngam với hơn 1,7 triệu lượt đăng ký theo dõi, ông đã đăng tải một đoạn phim lý giải về hiện tượng rắn kỳ lạ với chiếc đầu có mào giống như gà.
Rắn có mào thường bị gán ghép với các hiện tượng tâm linh, siêu nhiên và nhiều người xem chúng là rắn thần, thường xuất hiện ở các ngôi đền hay miếu để canh gác. Thế nhưng sự thật sẽ được vị chuyên gia giải đáp ngay trong video dưới đây.
Trong video trên, vị chuyên gia đã lột da giúp một con rắn đang chuẩn bị lột xác, đồng thời cố ý để lại phần da vảy trên đầu của con rắn. Như vậy sau khi lột xác thì con rắn sẽ có một phần vảy rất giống mào trên đầu.
Trong video trên, vị chuyên gia đã lột da giúp một con rắn đang chuẩn bị lột xác, đồng thời cố ý để lại phần da vảy trên đầu của con rắn. Như vậy sau khi lột xác thì con rắn sẽ có một phần vảy rất giống mào trên đầu.
Theo ông, phần da thừa trên đầu con rắn là điều khiến nhiều người nhầm tưởng là rắn có mào vì thực chất trong tổng số từ 3.400 đến 3.550 loài rắn thuộc 50 chi khác nhau thì không có bất cứ loại rắn nào có mào hay bộ phận nào tương tự trên đầu.
Tại sao rắn lột da?
Lột da là một quá trình giúp rắn phát triển, đồng thời giúp chúng loại bỏ những loài ký sinh trùng bám trên lớp da cũ. Khi cơ thể rắn to hơn thì lớp da cũ sẽ bị kéo căng ra và ngăn cản sự phát triển của chúng, do đó lột xác là một quá trình vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Khi đến thời kỳ lột xác, một lớp da mới sẽ được hình thành bên dưới lớp da cũ và lúc này rắn sẽ tiến hành lột xác. Chúng cọ mình vào thân cây, đá, cành cây… để tạo một vết rách trên cơ thể (thường là ở mũi), tiếp đến trườn ra khỏi lớp da cũ của mình.
Rắn thường có phần vảy đầu lớn hơn các phần vảy khác nên nếu phần vảy này không được lột hết thì sẽ rất giống mào gà.
Mỗi con rắn sẽ phải lột xác liên tục cho đến cuối cuộc đời (chu kỳ thường là 2-4 lần/năm). Tuy nhiên không phải lúc nào quá trình lột xác cũng thuận lợi vì nó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm.
Do phần đỉnh đầu của rắn thường có lớp vảy lớn (nhất là ở các loài rắn hổ mang) nên nếu lớp da này không được lột hết thì sẽ nhìn rất giống mào của gà. Nếu không thể hoàn thành việc lột da (nhất là ở gần mắt) có thể để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Lớp da cũ sẽ tích lũy và dày lên ở khu vực gần mắt, có thể làm con rắn bị mù. Quá trình lột da cũng là thời điểm mang tính sống còn với con rắn vì lúc này cơ thể của chúng rất yếu và dễ bị tổn thương nhất.
Người đàn ông lật tấm tôn đậy miệng hố nước, bất ngờ tay không cầm lên cả chục con rắn
Vì sao người đàn ông này lại liều lĩnh tới vậy?
Video dưới đây ghi lại cảnh một người đàn ông đã lật những tảng đá đang đè lên một tấm tôn nhỏ dùng để bịt một cái hố nhỏ. Sau đó bất ngờ cầm lên những con rắn đang ẩn náu phía dưới. Điều đáng ngạc nhiên là chiếc hố này lại có rất nhiều con rắn thuộc các loài khác nhau đang ẩn nấp.
Những con rắn với màu sắc sặc sỡ bị người đàn ông dễ dàng bắt được chỉ bằng tay không. Chỉ một lát sau thì ông đã cầm trên tay mình cả chục con rắn. Điều này khiến nhiều người tỏ ra kinh ngạc và tự hỏi tại sao người đàn ông có thể làm được điều này?
Thì ra người đàn ông này là một chuyên gia bắt rắn và video trên được đăng tải trên kênh Youtube Wild Reptiles của ông, một kênh chuyên về chủ đề rắn, trăn và bò sát. Với kinh nghiệm và am hiểu của mình, ông hiểu rõ đặc tính và sự nguy hiểm của nhiều loại rắn.
Chỉ thoáng nhìn qua là ông đã biết đây đều là những con rắn vô hại vì chúng không có nọc độc. Có thể kể tên một số loài rắn trong video như rắn sữa (Tên khoa học: Lampropeltis triangulum), rắn Racer xanh dương (Tên khoa học: Coluber constrictor foxii) hay rắn nước miền Bắc (Tên khoa học: Nerodia sipedon).
Thậm chí ông còn để cho một con rắn sữa cắn vào tay mình. Ngoài ra ông cũng tiết lộ lý do những con rắn này tập trung đông như vậy dưới hố nước. Đó là bởi chúng đang ngủ đông.
Thực tế có rất nhiều loài rắn ngủ đông để tiết kiệm năng lượng và giúp chúng tồn tại khi điều kiện môi trường trở nên khắc nghiệt như vào mùa đông lạnh giá. Có những lúc số lượng của chúng lên đến hàng ngàn con như một đàn rắn Gater (Tên khoa học: Thamnophis) đã từng được ghi nhận.
Cần nhớ, do đã biết trước những loài rắn này không độc nên người đàn ông trong video đã có thể làm như vậy. Hành động này nhất thiết không nên phỏng theo dưới bất kỳ tình huống nào, tránh hậu quả không đáng có.
Chuyên gia Thái Lan đến tận nơi để giải mã sinh vật bí ẩn được ví như 'thuồng luồng' Rốt cục sinh vật này là gì? Mới đây, rất nhiều trang mạng xã hội đã lan truyền một video về một sinh vật có lớp lông dài bao phủ che kín khắp cơ thể. Do chỉ để lộ một phần mũi, cơ thể thuôn dài và di chuyển rất uyển chuyển dưới nước mà nhiều người ví sinh vật này giống như...