Rằm tháng Bảy ghé 5 ngôi chùa nhất định phải đi ở Hà Nội
Chùa Phúc Khánh, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, chùa Hà,….là những ngôi chùa linh thiêng ở Hà Nội nhất định phải ghé trong ngày Rằm tháng Bảy.
5 ngôi chùa nhất định phải đi vào dịp Rằm tháng Bảy ở Hà Nội. Ảnh: báo Đời sống Việt Nam
Rằm tháng 7 hay còn được gọi là ngày lễ Vu lan báo hiếu. Đây là dịp để con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ, tìm về với nguồn cội yêu thương. Bởi vậy mà vào những ngày này, nhà nhà không chỉ cúng gia tiên mà còn lên chùa thắp hương, cầu mong sức khỏe, bình an; gia đình hạnh phúc, con cháu học hành tấn tới. Dưới đây là một số chùa được nhiều người viếng thăm vào ngày lễ này ở Hà Nội.
1. Chùa Trấn Quốc
Có lịch sử lên đến hơn 1500 năm tuổi, chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại kinh thành Thăng Long.
Chùa tọa lạc trên hòn đảo nhỏ của Hồ Tây xung quanh được bao bọc bởi sông nước mang đến cảnh quan phong thủy, hữu tình tạo cảm giác thư thái cho người ghé thăm.
Thời Lý, Trần, nơi đây từng là trung tâm Phật giáo của cả nước. Ngôi chùa cổ kính mang những giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo. Trải qua hơn một ngàn năm lịch sử, chùa Trấn Quốc vẫn lưu giữ khá nhiều hiện vật có giá trị đặc biệt như bộ tượng thờ ở thượng điện hay pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn được đánh giá là bức tượng Niết bàn đẹp ở Việt Nam.
Vào ngày Rằm tháng Bảy, người dân sinh sống và làm việc tại thủ đô thường đến đây để cầu bình an, may mắn, sức khỏe cho cả gia đình.
Địa chỉ chùa Trấn Quốc: Đường Thanh Niên, Yên Phụ, Ba Đình, Hà Nội.
2. Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ tọa lạc ở số 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 15 và hiện tại vẫn là một trong những ngôi chùa thiêng liêng được ngưỡng vọng nhất đất Hà thành. Trong chùa thờ ba vị Tam Thế Phật, Phật A-di-đà, Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, Phật Thích Ca. Đây là một trong số ít những ngôi chùa ở miền Bắc mà tên chùa được viết bằng chữ Quốc ngữ.
Chùa quán sứ. Ảnh: Báo VietnamNet
Video đang HOT
Dịp lễ Vu Lan tại chùa thường diễn ra vào thời điểm từ ngày 11 đến 14/7 Âm lịch hàng năm. Vào những ngày này đông đảo thập tử lòng thành đến chùa để tỏ lòng biết ơn đến Đức Phật và cầu bình an, báo hiếu cha mẹ.
3. Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội. Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu ăn, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.
Hàng năm, dòng người đổ về chùa Phúc Khánh chiêm bái, lễ Phật rất đông.. Ảnh: báo Người Đưa Tin
Vào ngày Rằm tháng Bảy nơi đây lại thu hút cả ngàn người tới chiêm bái, lễ Phật cầu may, dâng sao giải hạn và cầu siêu cho nhũng người đã khuất.
4. Chùa Hà
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).
Chùa Hà. Ảnh: báo Người Đưa Tin
Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.
5. Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, thờ Bà chúa Liễu Hạnh thuộc tín ngưỡng đạo Mẫu Việt Nam. Bà chúa Liễu Hạnh cũng là người phụ nữ duy nhất nằm trong bộ “tứ bất tử” được nhân dân ca tụng gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.
Phủ Tây Hồ. Ảnh: báo VietnamNet
Vì thế, ngày lễ Vu Lan Rằm tháng Bảy, nhiều người đến với Phủ Tây Hồ để bày tỏ lòng biết ơn hướng về cội nguồn và cha mẹ. Những ngày này lượng người đổ về Phủ rất đông, ai ai cũng thể hiện lòng thành kính và tâm niệm của mình khi dừng chân ở một trong những địa điểm linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội.
Theo (Báo Giao thông)
Hàng nghìn người dự đại lễ Vu Lan báo hiếu
Trong tiếng kinh Vu Lan nhắc nhở tới công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, nhiều người đã sụt sùi khóc.
Sáng 3/9, trời Hà Nội bất ngờ đổ cơn mưa lớn, hàng nghìn phật tử từ khắp nơi vẫn đổ về Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc (Gia Lâm, Hà Nội) dự đại lễ Vu Lan báo hiếu.
Sau cơn mưa, trời lại nắng nóng. Toàn bộ sảnh đường các gian thờ đến khu vực sân bãi diễn ra đại lễ, phật tử đứng xếp kín.
Mỗi phật tử được phát một bông hồng cài trước ngực với hai màu trắng - đỏ. Màu đỏ tượng trưng cho những ai còn mẹ, màu trắng tượng trưng cho những ai không còn mẹ.
Riêng các tu sĩ, người còn có cha mẹ rộng hơn, cao cả hơn, đó là tất cả chúng sinh. Vì thế cài bông hồng vàng để tỏ rõ lý tưởng cao quý này.
9h15, các chư tôn đức tăng được mời ra làm lễ. Lễ Vu Lan thường được tổ chức từ ngày 10 đến 15/7 âm lịch, nhắc mỗi người nhớ đến ân tình của cha mẹ, tận tuỵ cả đời nuôi dạy con.
Buổi lễ gồm 12 nghi thức được tổ chức trong gần bốn giờ.
Chư tăng ni và phật tử làm lễ trước Phật.
Nghi lễ dâng hoa cho các chư tôn đức tăng diễn ra đầu buổi lễ.
Nghi lễ cúng dường tam bảo ở phần cuối của buổi lễ, là lúc để chúng sinh bày tỏ lòng biết ơn với nhà Phật, người tìm ra con đường thoát khỏi bể khổ.
Phần cuối, các chư đức tăng ni cùng toàn bộ chúng sinh cử hành lễ Văn tụng Vu lan.
Trong tiếng kinh Vu Lan, nhiều người không kìm được nước mắt khi nghe kể về ý nghĩa của nghi lễ hoa hồng cài áo.
"Em tham gia sinh hoạt tại thiền viện từ đầu hè, ngày lễ Vu Lan hôm nay em đã học thuộc các bài tụng kinh để cầu mong sức khỏe cho bố mẹ, người thân", Lâm Thị Trà My (8 tuổi) chia sẻ.
Gia Chính
Theo VNE
Chẳng lẽ làm dâu thì không thể báo hiếu cho mẹ mình hay sao? Ức quá nên mình cũng không nhún nhường nữa mà bộc phát nói ra những bức xúc bấy lâu. Mẹ chồng mình nghe vậy liền lớn tiếng mắng mình. Thành ra mấy ngày nay mình "chìm trong nước bọt" của mẹ chồng. Tuy vợ chồng mình ở riêng nhưng đối với mình, chuyện mẹ chồng con dâu vẫn thường xảy ra như cơm...