Rằm tháng 8 nhớ bánh pía Sóc Trăng
Rằm tháng 8 đang đếm ngược từng ngày, nhiều người nao nức nào lồng đèn, nào bánh trung thu …
Bánh pía là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng
Chiều, hai dì cháu từ trường về, cậu nhóc chỉ một quầy bánh bên đường, trưng đèn sáng choang, bày bán mấy hộp bánh trung thu xen lẫn mấy gói bánh pía bóng bẩy, rồi hỏi tôi: “Dì ơi, sao bánh pía hay được bán chung với bánh trung thu vậy”. Tự nhiên tôi cảm thấy vui vui với câu hỏi có vẻ “người lớn” đó.
Bánh pía là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng, nơi giao thoa nhiều nền văn hoá Kinh, Hoa, Khmer,… Bánh pía cũng chính là một trong những đứa con của sự giao hoà văn hoá đó. Có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Tô Châu, bánh pía đã theo chân một người Hán di cư đến phương Nam, và được biến thể ít nhiều để phù hợp với khẩu vị của người địa phương.
Do đó, bánh pía hay được dùng để biếu tặng nhân dịp trung thu, như một món quà lễ trăng đầy ý nghĩa.
Ở nhiều vùng quê, người ta vẫn còn gọi bánh với một tên khác là bánh lột da, chính vì vỏ bánh rất mỏng, nhiều lớp, được làm khá cầu kì, qua nhiều công đoạn. Bột mì trộn với đường cát trắng nhuyễn, cán mỏng tang, sau đó cuộn, rồi lại cán và gấp thêm vài lần để tạo thành nhiều lớp bột chồng lên nhau.
Nhân bánh thường được làm từ đậu xanh và khoai môn, sau khi hấp chín, tán nhuyễn, sên với đường, thêm mỡ nước tạo độ bùi, béo, thơm. Mỡ làm nhân cũng được chuẩn bị từ trước, xắt hạt lựu, ướp đường cho săn đồng thời trữ được lâu.
Nhân bánh thường được làm từ đậu xanh và khoai môn
Video đang HOT
Ngoài ra, giờ người ta còn có thêm bánh pía mùi sầu riêng đậm đà, cách làm cũng tương tự. Sầu riêng tươi tán nhuyễn, thay cho khoai môn, trộn đều với đậu xanh và mỡ. Công đoạn làm nhân được hoàn thiện bằng việc bọc hỗn hợp đó quanh một lòng đỏ hột vịt muối, đặt giữa miếng vỏ bột đã cán mỏng, gói lại, miết mép bột thật kín, ấn dẹt.
Bánh lúc này sẽ được đưa vào lò nướng với nhiệt độ cao, sau khoảng vài chục phút, người thợ sẽ lấy khay ra, trở bánh và quét một lớp lòng đỏ lên mặt bánh tạo màu rồi đưa vào lò lại. Bánh chín là khi nghe mùi thơm và mẻ bánh trở vàng ươm, đẹp mắt.
Những chiếc bánh pía tròn, to, nhỏ đủ loại. Cầm một miếng, nâng niu một miếng. Vỏ bánh đủ mỏng để bóc từng lớp nhâm nhi, để cảm được vị bùi thơm trong miệng. Nhân bánh đủ ngọt của đậu xanh thơm thảo quê nhà.
Bánh pía dùng chung với trà gừng nóng hổi là đúng điệu nhất
Đặc biệt, hương sầu riêng nguyên chất khó có thể lẫn với bất cứ loại bánh nào. Cầm chiếc bánh trên tay mới thấy hết sự khéo léo của người thợ làm bánh, độ mềm mại vừa phải, không bở, không thô cứng, nhân dẻo, vỏ dai mịn.
Nhấm nháp từng chút một sẽ tận hưởng được vị thơm ngon đậm đà, không quá ngọt, cũng không quá béo, mọi gia vị như quyện lẫn vào nhau trong từng thớ lưỡi. Bánh pía dùng chung với trà gừng nóng hổi là đúng điệu nhất, chút ngọt của bánh được làm giảm dịu với chút chát nóng của trà, thêm chút cay cay ấm bụng của gung, cứ thế nhâm nhi hoài không thấy ngán.
Bánh pía xưa kia được biếu tặng một cách thân tình trong dịp lễ cúng trăng tháng 8, ở nhiều miền quê Nam Bộ, đây là một phong tục tập quán lâu đời còn lưu giữ đến tận bây giờ.
Bánh pía cũng là một trong những món quà biếu phổ biến nhân ngày rằm tháng 8
Ngày nay, với nhiều hình thức bao bì sang trọng, đẹp mắt, bánh được đặt riêng biệt trong khay nhựa chia ngăn, đóng gói bằng túi nilon bóng kiếng, hoặc hộp giấy quai xách, nhìn trang trọng hơn. Bánh pía cũng là một trong những món quà biếu phổ biến nhân ngày rằm tháng 8, thay thế cho bánh trung thu đang ngày càng báo động về mức độ an toàn thực phẩm hiện nay.
Ai có dịp về ngang Sóc Trăng, ghé hàng đặc sản mua hộp bánh pía làm quà. Món bánh tuy giản dị mà chứa đầy tình cảm của người dân quê chân chất, thiệt thà.
Cậu nhóc kéo tay: “Về thôi dì ơi!”. Thì ra, mê kể chuyện và suy nghĩ, thành phố đã lên đèn tự lúc nào. Trên cao, một ánh trăng lưỡi liềm cũng bắt đầu toả rạng, không biết là, sáng trăng hay sáng đèn, chỉ biết là một mùa trăng nữa đang về …
Theo Tapchiamthuc
Đổi vị mùa trăng với bánh Trung thu tươi
Với hàng loạt điểm cộng như bánh hand made, không chất bảo quản, không phụ gia, thời gian sử dụng ngắn, ít ngọt, mềm mịn... bánh trung thu tươi mang đến lựa chọn cho những ai thích thực phẩm an toàn.
Nếu đã quen hay e ngại với với các dòng bánh nướng có thời gian sử dụng lâu nhờ chất bảo quản, bạn hãy thử làm quen với bánh trung thu tươi. Đặc tính của dòng bánh "xanh" này là không chất bảo quản, không phụ gia, thời gian sử dụng ngắn và nếu muốn bánh ngon, bạn phải bảo quản trong tủ lạnh.
Nhờ những đặc điểm "không đụng hàng" này, khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh, nhẹ, vị mềm, mịn của bánh tươi... điều mà các dòng bánh trung thu dài ngày hơn chưa làm được.
Bánh trung thu nhân dừa hạnh nhân,
Bánh trung thu nhân thập cẩm cherry.
Là bánh trung thu tươi nhưng nhân bánh không bị "gò" vào quy tắc nào mà phong phú với hàng loạt loại khác nhau như vi cá thập cẩm gà quay, thập cẩm gà quay, dừa hạnh nhân, trà xanh hạnh nhân, đậu xanh hạt sen... Trong đó, nổi bật nhất là các dòng bánh cho nhân cherry, một loại nguyên liệu có giá thành khá cao nên đến giờ hầu như chưa có thương hiệu nào sử dụng. Điểm đặc biệt của loại nguyên liệu cao cấp này là vị giòn ngọt đặc biệt giúp nó dù kết hợp với bất kỳ loại nhân nào như thập cẩm cherry hay đậu xanh cherry đều mang đến vị ngon, hương thơm khó cưỡng.
Các tín đồ yêu thích vị đắng, ngọt của chocolate sẽ được "thỏa mãn" với bánh trung thu chocolate hạt điều. Điểm nhấn của dòng bánh này là vị thơm, đắng nhẹ của chocolate hòa quyện trọn vẹn với vị béo thơm của hạt điều rang xay mịn, cùng độ ngọt nhẹ, vị thơm của vỏ bánh trở nên ngon khó cưỡng. Không dừng lại ở đó, phần hạt điều được giữ nguyên kích thước, giòn tan đi cùng khiến nhân bánh càng đậm đà.
Bánh trung thu nhân trà xanh hạnh nhân.
Bánh trung thu nhân đậu xanh cherry.
Một loại nhân quen thuộc nhưng mang lại cảm giác hoàn toàn mới cho bạn của dòng bánh này là bánh trung thu trà xanh. Được làm từ bột trà xanh Nhật Bản nhập khẩu, nhân bánh tuy không có màu xanh đậm đà của bột trà xanh thường thấy trên thị trường, song khi thưởng thức, vị đắng, hương thơm, cái tanh đặc trưng khiến người ta có cảm giác đứng giữa những đồi chè xanh biếc. Cảm giác ấy khiến mọi người cứ muốn nhấm nháp thêm góc bánh khác với trà nóng hay các món có đá đều ngon.
Nếu ngại ăn những chiếc bánh to, bạn có thể chọn cho mình những chiếc bánh trung thu tươi tí hon dành cho một người (15.000 - 17.000 đồng/cái). Tuy bé nhưng được sử dụng cùng loại bột, loại nhân dành cho bánh lớn nên nhân bánh cũng phong phú và chất lượng không thua kém.
Ngoài những dòng bánh lớn, còn có bánh trung thu tươi tí hon dánh cho một người ăn với giá 12.000 đồng/ cái.
Bánh làm hoàn toàn bằng tay nên chất lượng mỗi mẻ bánh sẽ có sự khác biệt nhỏ và chỉ làm theo đơn đặt hàng. Số điện thoại đặt hàng: 0913 957 900 và 0902 554 124 (C. Linh Anna).
Theo Tapchiamthuc
Các loại bánh miền Tây thơm ngon ở Sài Gòn Cái vị béo, mằn mặn và ngọt của bánh tằm bì Bạc Liêu hay hương thơm ngọt ngào của bánh ống Sóc Trăng là những món ăn đậm chất miền Tây. Dưới đây là một số món bánh mặn, ngọt nổi tiếng của miền Tây Nam bộ. Bánh củ cải Bánh củ cải, cái tên còn xa lạ đối với nhiều người dân...