Rằm tháng 7: Hàng chay đắt khách, hàng hoa lãi nửa triệu/ngày
Rằm tháng 7 được xem là một trong 3 ngày rằm lớn nhất trong năm, vì thế vào những ngày này, các mặt hàng hoa quả, thực phẩm chay luôn trong tình trạng “ cháy hàng”. Có hộ bán hoa vui vẻ cho biết, một ngày bỏ túi khoảng nửa triệu tiền lời.
Có mặt tại chợ Tân An (đoạn Trung tâm y tế dự phòng TP Cần Thơ) có hơn 20 hộ tập kết bán các loại hoa cúng trên vỉa hè, như: hoa huệ, cúc, vạn thọ… Dù có nhiều người bán hoa nhưng sạp hoa nào cũng đắt khách.
Giá bán hoa tại các sạp bán hoa vỉa hè thường thấp hơn các sạp tại chợ từ 20 -30%
Vợ chồng anh Đoàn Công Danh – xã Định Hòa (huyện Lai Vung, Đồng Tháp) tham gia bán hoa cúng rằm ở khu vực này vui vẻ cho biết: “Trước đây hai vợ chồng đi làm thuê nhưng ngày làm, ngày nghỉ nên chẳng lo đủ cái ăn. Do vậy, thấy địa phương trồng nhiều hoa huệ, bà con bán ở đây rẻ hơn ngoài chợ từ 10.000 – 20.000 đồng, thấy vậy hai vợ chồng bàn nhau đi mua hoa huệ mang đến các chợ bán lại, tính đến nay cũng đã bán được 7 tháng”.
Theo vợ anh Danh cho biết, những ngày rằm lớn như thế này, trung bình một ngày vợ chồng anh bán trên 100 bó bông huệ (mỗi bó chục bông), mỗi chục huệ lời thấp nhất 5.000 đồng nên tính ra, 1 ngày bán bông cúng rằm, vợ chồng anh Danh bỏ túi 500.000 đồng.
Ngoài các sạp bán hoa đắt khách thì các sạp bán thực phẩm chay, rau, quả… cũng đắt hàng không kém. Đáng nói với các mặt hàng này, ít nhiều tăng từ 10 -20% so với ngày thường.
Chị Tím – một hộ bán nấm rơm ở chợ Xuân Khánh cho biết: Những ngày rằm này, các sạp nhỏ như tụi tui rất khó gom đủ hàng để bán. Còn nếu gom hàng được thì giá cao nên khi bán ra cũng cao hơn ngày thường khoảng 20%. Như nấm rơm tốt bình thường giá chỉ khoảng 50.000 đồngkg nay tăng lên 70.000 đồng/kg.
Khác với viễn cảnh tấp nập, đắt hàng của các sạp hoa, quả, thực phẩm chay… các sạp bán thịt, cá, hải sản rơi vào cảnh “ế hàng, dội chợ”. Một tiểu thương bán hải sản ở chợ Tân An cho biết: Từ sáng đến giờ mới bán được 1kg mực, 1kg sò huyết và 2 ký cá biển. Từ đây đến chiều chắc chẳng khá hơn”.
Các điểm bán hoa trước Trung tâm y tế dự phòng TP .Cần Thơ luôn đắt khách
Video đang HOT
Theo vợ chồng chị Danh cho biết, một ngày vợ chồng chi bán khoảng 100 chục hoa huệ và lời chắc trên 500.000 đồng
Nguyên nhân các điểm bán hoa ở vỉa hè đắt khách là do giá hoa ở đây thấp hơn các shop lớn từ 20.000 – 40.000 đồng/chục
Dù giá có cao hơn ngày thường từ 10 -20% nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận, vì theo họ mỗi năm chỉ có 3 ngày rằm lớn
Hoa cúc 15.000 đồng/ chục; vạn thọ 10.000 – 12.000 đồng/nhánh
Năm nay tại một số chùa lớn ở TP Cần Thơ còn xuất hiện dịch vụ bán hoa sen, trung bình 10 hoa sen thế này có giá từ 30.000 – 50.000 đồng
Các sạp bán thực phẩm chay luôn trong tình trạng đắt hàng thế này
Các sạp thịt, cá, hải sản thì vắng tanh
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Người Hà Nội hối hả cúng rằm tháng 7
Người Hà Nội đang hối hả cho lễ cúng rằm tháng 7, nhiều dịch vụ ăn theo đợt lễ lớn cũng vào mùa thu hoạch.
Tranh nhau sắm biệt thự, xe hơi...cúng cõi âm
Kề ngày rằm tháng 7 (âm lịch) tại những khu phố chuyên bán đồ cho người cõi âm như phố Hàng Mã, Lương Văn Can... cũng như tại các chợ trên địa bàn Hà Nội không khí càng trở nên nhộn nhịp, người mua bán tấp nập. Khách chủ yếu ra vào hối hả, thúc giục người bán hàng sắm sửa cho mình đủ bộ lễ cúng: Biệt thự, xe hơi, iphone, quần áo hàng hiệu hay khăn áo chỉnh tề.
Chị Nga, chủ một quầy hàng mã trên phố Lương Văn Can cho biết, năm nay, đồ mã"cao cấp" đang được ưa chuộng hơn, không ít người mạnh tay, chi hàng chục triệu đồng chỉ để sắm đồ đốt cho người cõi âm.
Theo khảo sát, quần áo thường có giá 50.000 đồng/bộ, váy áo thời trang hàng hiệu giá 120.000 - 300.000 đồng/bộ, bộ trang sức cao cấp bao gồm dây chuyền vàng, khuyên tai vàng, nhẫn kim cương, vòng tay vàng... có giá 130.000 đồng/bộ. Các loại đồ dùng gia đình như: giường, tủ, tivi, tủ lạnh, máy giặt, đồ gia dụng... có giá từ 50.000 - 200.000 đồng/sản phẩm; ô tô thường 4 chỗ bán giá 200.000 - 250.000 đồng đủ các màu sắc. Ôtô "siêu sang" giá trên 300.000 đồng trở lên..
Lễ cúng rắm tháng 7 của các tiểu thương tại chợ Đồng Xuân
Nhiều dịch vụ ăn theo lễ Vu Lan
Rằm tháng 7 từ lâu cũng được coi là dịp đại lễ Vu Lan báo hiếu mẹ cha và là ngày cúng chúng sinh. Theo truyền thống, đúng vào dịp này, con cái dù ở đâu xa xôi cùng quây quần về bên cha mẹ để ôn lại những kỷ niệm, để ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của đấng sinh thành.
Với lễ cúng chúng sinh, đây là dịp thể hiện những ân tình mà người còn sống dành riêng cho những ai đã khuất. Trong ngày này, người ta thường bảo nhau ăn chay, tránh hại đến súc vật, phát lòng hảo tâm hướng đến người nghèo khổ để phóng sinh và báo hiếu với ông bà tổ tiên.
Từ nhiều ngày nay, người dân Hà Nội đã nhộn nhịp sắm sửa để chuẩn bị mâm lễ cúng theo truyền thống, tức là mâm đồ chay với đĩa ngũ quả, một bát cháo trắng, một chút hương hoa, một ít bánh trái...
Chị Lan, bán hàng rong hoa quả trên khu phố cổ vui vẻ cho biết, cả tuần này mỗi ngày lượng bán tăng gấp 2-3 lần so với ngày thường bởi hầu như ngày nào các chủ hàng cũng thắp hương cúng lễ, sáng chỉ cần đi qua các cửa hàng với táo, thanh long, ổi là bán hết veo cả gánh hàng.
Đi kèm theo đó những mặt hàng cúng lễ khác biệt vào tháng 7 như: khoai, ngô, lạc... luộc, chè, cháo thí, bỏng... cũng được nhiều người chọn mua. Những gói bỏng xanh đỏ vài chiếc cũng có giá từ 1.000- 5.000/túi cũng giúp nhiều hàng bán thu về khoản lãi không ngờ.
Phật thủ - loại quả cúng độc đáo được nhiều người Hà Nội sành điệu tìm mua
Bà Nga, sống ở Linh Đàm cho biết, những qua nhiều mặt hàng hoa quả cúng lễ được bắt đầu tăng giá theo ngày. Đặc biệt, những mặt hàng hoa quả cúng lễ đặc biệt như quả phật thủ tuy giá thành khá cao nhưng rất đắt hàng.
Bán, phục vụ đồ ăn chay là một trong những hoạt động kinh doanh "ăn khách" gần như là nhất trong tháng 7 này tại Hà Nội. Chủ quán cơm chay ở phố Nguyễn Du chia sẻ, lượng khách tới quán trong những ngày này tăng gấp 5-6 lần so với các tháng khác, càng sát ngày rằm càng đông. Ngoài những người ăn luôn tại quán, số lượng người đặt mua mang về cũng nhiều bởi nhiều gia đình cũng có quan niệm ăn chay để tâm thanh tịnh, được sức khỏe may mắn.
Các địa chỉ bán đồ ăn chay qua online cũng xác nhận lượng khách đều tăng gấp đôi, gấp 3 so với thời điểm khác trong năm. Khảo sát trên thị trường cho thấy, trung bình hiện một đĩa đồ chay đang có giá từ 30 - 90 nghìn đồng, tùy món; 1 mâm cỗ chay thường có giá dao động từ 500 nghìn đến 2 triệu đồng, tùy thực đơn và nhà hàng.
Thanh Thanh
Theo Dantri
Phật tử đội mưa cầu siêu cho anh hùng liệt sĩ mùa Vu Lan Tối 26/8 (13/7 âm lịch), dù mưa nặng hạt bất ngờ trút xuống, hàng trăm Phật tử vẫn hành lễ cầu siêu cho vong linh các anh hùng liệt sĩ tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Lễ cúng cầu siêu tại chùa Quán Sứ dự kiến diễn ra vào lúc 19h nhưng rất đông các Phật tử đã có mặt trước hàng giờ...