Rầm rộ vũ trường chui ở Phan Thiết
Do điều kiện, thủ tục cấp phép quá khó khăn, tại TP.Phan Thiết, nhiều vũ trường trá hình hoạt động ì xèo, gây bất ổn về an ninh trật tự ở địa phương.
Trong giấy phép cấp cho Công ty TNHH giải trí Ngọc Quyền (Chủ Club Galaxy, S26 Tôn Đức Thắng) ghi rõ: “Không được kinh doanh quán bar có sử dụng nhạc mạnh, vũ trường, phòng hát karaoke”. Thực tế, chủ đầu tư này vẫn kinh doanh vũ trường trong thời gian qua. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Trưởng phòng Văn hóa thông tin TP.Phan Thiết (Đội trưởng Đội 814 Phan Thiết), Galaxy đã bị phạt 4 lần trong hơn một tháng qua. Mới đây nhất, ngày 7.5, Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết ký quyết định phạt Công ty TNHH giải trí Ngọc Quyền 50 triệu đồng với nhiều vi phạm trong xây dựng. Trong đó đáng chú ý là việc chủ đầu tư xin xây dựng làm nhà ở cho công nhân, nhưng lại sử dụng làm… vũ trường.
Cũng như Galaxy, các vũ trường hiện nay trên địa bàn TP.Phan Thiết không hề được cấp phép. Có chăng, cũng chỉ cho phép bán rượu bia, nước giải khát, thuốc lá và tổ chức ca nhạc. Tuy nhiên, núp bóng dưới giấy phép này các vũ trường ở Phan Thiết vẫn hoạt động ì xèo mỗi đêm, kéo theo nạn tranh giành bảo kê gây mất trật tự an ninh thường xuyên xảy ra. Mới đây nhất, ngày 11.4, Công an Bình Thuận đã chặn đứng vụ thanh toán nhau giữa bảo kê 2 vũ trường; khống chế, bắt 37 người được một “đầu gấu” bảo kê vũ trường thuê từ Vũng Tàu đến Phan Thiết để thanh toán đối thủ, thu giữ nhiều mã tấu và roi điện.
Club 68 quảng cáo rầm rộ nhân mùa Euro – Ảnh: Quế Hà
Hung khí thu giữ được từ vụ ẩu đả giữa hai vũ trường – Ảnh: Ph.Nhuận
Khó nên phải “chui”
Theo quy hoạch đã được UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt thì trên địa bàn TP.Phan Thiết được phép xây dựng 6 vũ trường. Nhưng thực tế hiện chưa có đơn vị nào được cấp phép mở vũ trường. Ông Nguyễn Văn Hạnh, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Thuận, cho biết: “Sở dĩ ở trung tâm TP.Phan Thiết không có giấy phép kinh doanh vũ trường nào được cấp là do chưa đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 103 của Chính phủ và Thông tư số 04 của Bộ VH-TT-DL”. Theo các văn bản này, điều kiện khi cấp phép cho một vũ trường khá nghiêm ngặt. Chẳng hạn như đơn vị xin cấp phép phải là cơ sở du lịch được xếp sao; hoặc phải là trung tâm văn hóa; phòng khiêu vũ rộng 80 m2 và phải cách xa trường học, cơ sở tôn giáo, di tích 200 m trở lên… Người điều hành phải có trình độ từ trung cấp văn hóa nghệ thuật trở lên. Ngoài ra phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định số 72 của Chính phủ.
Theo Thanh Niên
Bình Dương: Lực lượng dân phòng lạm quyền?
Không phủ nhận những đóng góp của lực lượng dân phòng trong việc bảo đảm an ninh trật tự, tuy vậy trong thời gian qua tại Bình Dương đã xảy ra một số vụ việc liên quan tới lực lượng này gây dư luận không tốt trong nhân dân.
Video đang HOT
Người dân nói gì?
Sau khi bài báo "Dân quân Bình Dương đánh sinh viên ngất xỉu vì...nhầm" được Báo điện tử Infonet thông tin đến độc giả, tòa soạn đã nhận được rất nhiều phản hồi từ phía độc giả, trong đó có không ít ý kiến đề cập đến việc lực lượng dân phòng tại một số phường xã thuộc Bình Dương như Hiệp An, Hiệp Thành...có những hành vi vượt quá quyền hạn.
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này PV đã trực tiếp xuống những địa phương trên để tìm hiểu sự việc.
Anh P.V.N. - một người dân tại xã Hiệp An cho biết, trong một lần đi tới dốc Cô Hồn thuộc địa phận xã Tương Bình Hiệp thì bị lực lượng dân phòng dừng xe vì không đội mũ bảo hiểm và yêu cầu đưa xe về UBND xã. Tại đây lực lượng này "gợi ý" anh N đóng 300 ngàn đồng, trong khi đó không có biên lai thu nhận.
Quay trở lại sự việc như Báo điện tử Infonet đã thông tin, vào ngày 2/3/2012 tại thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương, lực lượng dân phòng phường Hiệp An đã đuổi theo và chích roi điện vào người Huỳnh Lân (SV Trường ĐHKHXH&NV. TP. HCM) vì cho rằng anh này vượt đèn đỏ và "cướp dây chuyền"
Tuy nhiên sau khi kiểm tra nạn nhân, lực lượng này đã không tìm thấy tang chứng. Chứng kiến sự việc, hàng trăm người dân đã tụ tập để phản đối. Đuối lý lực lượng này đã bỏ mặc nạn nhân đang ngất xỉu để rút về trụ sở.
Một người dân đang thông tin vụ việc cho PV
Cũng theo nhiều người dân thuộc phường Hiệp An, có nhiều trường hợp mặc dù người tham gia giao thông chỉ phạm những lỗi như không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định... nhưng lực lượng dân phòng tham gia chốt chặn tại những ngã tư vẫn rất "nhiệt tình" đuổi theo, thậm chí sử dụng các công cụ hỗ trợ như dùi cui, roi điện...để đánh người vi phạm ngay cả khi những người này không có hành vi chống đối. Ngoài ra lực lượng này còn tự ý đưa các phương tiện vi phạm về trụ sở mà không hề lập biên bản tạm giữ.
Chính quyền nói gì?
Để thông tin đến bạn đọc sâu hơn, ngày 16/3 chúng tôi đã liên hệ với UBND Phường Hiệp An nhằm mục đích xác minh về tình trạng này, cũng như kết quả xử lý vụ việc của sinh viên Huỳnh Minh Luân.
Khi được hỏi về việc người dân cho rằng một số thành viên đội dân phòng Xã Hiệp An có những hành động vượt quá thẩm quyền, Bà Huỳnh Thị Tuyết Loan, Phó Chủ tịch phụ trách khối Văn hóa - Xã hội cho biết, bản thân bà có nghe những thông tin trên từ nhân dân, nhưng khẳng định chưa có trường hợp đơn, thư tố cáo được gửi lên UBND Xã.
Cũng theo lời bà Loan, trước những nhận định tiêu cực của người dân về lực lượng dân phòng "anh em rất nản" và UBND xã đã phải "động viên" rất nhiều để mọi người tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.
Trước những phản ánh của người dân, PV đã hỏi về quyền hạn của lực lượng dân phòng tại địa phương, thì bà Loan "Xin không có câu trả lời".
Về vụ việc "đánh" sinh viên Huỳnh Lân, bà Loan cho biết: "Sau khi sự việc xảy ra, đại diện công an Phường Hiệp An đã lên để gặp gia đình với mục đích xác minh lại sự việc".
Tuy vậy, đại diện phường đã không gặp trực tiếp gia đình sinh viên Lân "vì sợ gia đình sẽ làm lớn chuyện" mà chỉ gặp ông ngoại của Lân để trao đổi.
SV Lân đang kể lại sự việc với PV: Ảnh: Hoàng Vũ
Theo lời bà Loan, khi biết tin về vụ việc, bà có trực tiếp tới hiện trường để hỏi chuyện một số người dân đang có mặt tại đây. Theo ghi nhận của bà "mọi người chỉ nghe truyền tai nhau từ một người chủ quán cơm gần đó". Tuy vậy, bà đã không tìm gặp để xác minh thông tin từ người chủ quán cơm này.
Khi PV hỏi về việc hành động đánh sinh viên Luân của một số thành viên trong đội dân phòng có đúng với quyền hạn hay không, bà Loan cho biết đến thời điểm hiện tại "vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra nên vẫn chưa có kết luận".
Bà Loan từ chối cung cấp thông tin về nhân viên "đánh" anh Luân, nhưng cho biết phường đã tạm thời đình chỉ công việc nhân viên này.
Dù chưa có đơn thư tố cáo, nhưng nhiều người dân tại Bình Dương cho biết, họ khẳng định việc một số thành viên thuộc lực lượng dân phòng có những hành động vượt quá quy định là hoàn toàn có thật.
Cho dù những thông tin do nhân dân cung cấp chưa được kiểm chứng, nhưng điều đó đã cho thấy sự mất lòng tin nghiêm trọng của nhiều người vào lực lượng này.
Thiết nghĩ với những những gì đã xảy ra tại đây, các cơ quan quản lý lực lượng dân phòng cần chấn chỉnh ngay lại hoạt động, giới hạn rõ chức năng, nhiệm vụ của những nhân viên này. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, công khai trước nhân dân.
Hiện tại, không ít người đang giải thích từ "dân phòng" thành những người "dân phải đề phòng" - điều đó thật sự thiếu công bằng với những nhân viên làm việc nghiêm túc, hết mình để bảo vệ sự yên bình của nhân dân.
Theo Infonet
Bình Dương: Dân quân đánh sinh viên ngất xỉu... vì nhầm? Nam sinh viên vượt đèn vàng thì bị dân quân dùng dùi cui đánh vào đầu rồi lấy roi điện chích vào người đến té xỉu... Khi đánh người, thấy nhân dân địa phương phản đối, nhóm dân quân này lại vu cho người bị đánh là "giật dây chuyền..." Khoảng 11h ngày 2/3, tại ngã tư Cây me, phường Hiệp An, TX...