Rầm rộ mở siêu thị: Ai hốt tiền, ai phá sản?
Một loạt DN trong lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, sản xuất hàng tiêu dùng… bỗng ồ ạt nhảy vào thị trường bán lẻ khiến nhiều hoài nghi: đây đang là ngành “hái ra tiền” hay chỉ đầu tư theo phong trào?
Sau bất động sản là siêu thị?
Công ty CP Bán lẻ và quản lý bất động sản Đại Dương (Ocean Retail), thành viên của tập đoàn Đại Dương (Ocean Group), mới đây đã khai trương siêu thị Ocean Mart thứ 5 tại Hà Nội. DN này lên kế hoạch khá tham vọng là đến cuối 2015 sẽ có 70 siêu thị đi vào hoạt động và trở thành một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất toàn quốc.
Tập đoàn Vingroup cũng chính thức công bố đầu tư phát triển hệ thống VinKC (Vin Kids Center), đánh dấu sự thâm nhập vào thị trường bán lẻ của “ông lớn” chuyên về bất động sản và khách sạn.
Tập đoàn Sơn Hà mới đây đã khai trương đại siêu thị Hiway thứ 2 tại Hà Nội và cho biết sẽ “phủ sóng” cả nước với 20 đại siêu thị trong vòng 5 năm tới.
Các DN ngoại đổ xô vào ngành bán lẻ và đã thành công ở Việt Nam (ảnh minh họa)
Lý do khiến các DN nhảy vào lĩnh vực bán lẻ được cho là bởi thị trường Việt Nam sẽ còn tăng trưởng vì dân số đông, kinh tế phát triển hơn kéo theo đời sống của người dân nâng cao. So với các thị trường lân cận, kênh bán lẻ hiện đại vẫn chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chưa đến 20%. Bên cạnh đó, một số mô hình bán lẻ hiện đại vẫn chưa phát triển (cửa hàng tiện lợi, siêu thị chuyên ngành… ). Đây là cơ hội phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Trên thực tế, dù kinh tế khó khăn thì tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ cả nước vẫn đạt trên 2,32 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011. Trong đó, kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất với 1,87 triệu tỷ đồng, tăng 14,8%. Con số này cho thấy ngành bán lẻ của Việt Nam vẫn hết sức hấp dẫn.
Video đang HOT
Hàng loạt các DN bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam và đang rất thành công trong kinh doanh. Chẳng hạn như Big C, chỉ tính riêng siêu thị Big C Thăng Long tại Hà Nội đã đạt doanh thu 20 triệu USD/năm. Thời gian tới, còn rất nhiều DN bán lẻ nước ngoài sẽ thâm nhập thị trường Việt Nam – đây là “miếng bánh ngon”, không thể để các DN ngoại chiếm hết.
Hơn nữa, đây cũng chính là sự chuyển đổi mô hình kinh doanh mới, nằm trong quá trình tái cấu trúc DN.
Đầu tư theo phong trào?
Tuy nhiên, cũng không ít người nghi ngờ: liệu đây có phải là kiểu đầu tư theo phong trào, giống như trước đây khi thấy bất động sản, chứng khoán bùng nổ thì tất cả đều lao vào? Có phải do bất động sản hiện đang trầm lắng không bán được, mặt bằng thương mại không cho thuê được, giá thuê giảm, tín dụng tăng trưởng thấp… nên các DN tận dụng, chuyển luôn sang mở siêu thị?
Nhưng với các DN nội, liệu rót vốn đầu tư vào siêu thị có là “bánh vẽ”?
Các phân tích cho thấy, để kinh doanh bán lẻ thành công không hề dễ, nhất là với DN Việt Nam. Thực tế đã chứng minh trên thị trường bán lẻ Việt Nam, DN ngoại đầu tư vào thì sống khỏe, còn DN nội đầu tư thì “chết” la liệt.
DN nội – dù có ngân hàng đứng đằng sau – cũng không nhiều vốn bằng DN ngoại, nên khả năng hợp tác với các nhà cung cấp hay các địa phương để phát triển sản phẩm, đưa vào bán trong hệ thống siêu thị thành công không nhiều. Hơn nữa, do không trường vốn, quy mô các siêu thị không lớn, khó mua sản phẩm với số lượng lớn nên giá cao, ít mặt hàng, khó cạnh tranh với các DN nước ngoài.
Kinh doanh siêu thị hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần (logistics) chuyên nghiệp, điều này cũng chỉ có ở các DN nước ngoài. Ví dụ: Metro Cash&Carry từ khi vào Việt Nam đến nay đã chi 20-25 triệu Euro trang bị hệ thống cung ứng hàng (kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa…) theo chuẩn của Metro toàn cầu và hàng triệu Euro cho công tác huấn luyện.
Với DN nội, công tác hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dùng thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Việc tổ chức cung ứng hàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ. Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc.
Ở nhiều siêu thị của Việt Nam luôn diễn ra tình cảnh tranh cãi nhau về việc trung tâm phân phối hoặc nhà cung cấp không giao đủ hàng bán trong dịp lễ, Tết mà chưa có biện pháp nào để khắc phục. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý.
Một trong những điểm yếu kém lớn của DN bán lẻ trong nước đó là thiếu chiến lược dài hạn. Các DN bán lẻ nước ngoài khi vào Việt Nam đã bắt tay xây dựng ngay thương hiệu riêng cũng như hợp tác với các nhà sản xuất, kể cả nông dân, để cung cấp hàng hoá cho họ – việc này ở các DN Việt Nam là rất chậm và khá manh mún. Hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam tuy đã có nhiều, nhưng còn mang nặng tính đại lý, thu lợi nhuận thấp.
Theo các chuyên gia, việc hướng tới những lĩnh vực kinh doanh mới với mong muốn đem lại hiệu quả là cần thiết, nhưng nếu cứ chạy theo phong trào, đầu tư tràn lan, theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn và thiếu bền vững, chắc chắn lại sớm lâm vào cảnh khó khăn.
Theo Vietnamnet
Bão đi qua, "bão giá" thực phẩm ở lại
Mặc dù không chịu ảnh hưởng trực tiếp của những cơn bão gần đây nhưng do mưa kéo dài đã khiến cho giá thực phẩm trên địa bàn TP Đà Nẵng những ngày qua tăng giá.
Theo khảo sát của chúng tôi tại một số chợ bán lẻ trên địa bàn thành phố, trong khi các loại củ, quả được nhập về từ các Gia Lai, Đà Lạt, miền Tây tăng do không chịu ảnh hưởng của mưa bão thì các loại rau xanh lại tăng cao trong đó cao nhất là rau xà lách, hành lá, cải ngọt...do đây là những loại rau dễ dập, hỏng. Còn các loại rau khác tăng từ 2.000 - 3000 đồng/bó. Cụ thể: rau ngót: 7.000 đồng/bó, mồng tơi: 7.000 đồng/bó, rau dền: 8.000 đồng bó...
Rau xanh tăng giá do mưa kéo dài
Theo một chị kinh doanh mặt hàng rau, củ tại chợ Hòa Khánh cho biết: "Những ngày qua, do mưa bão nên các mặt hàng rau xanh đều tăng giá, trong đó tăng cao nhất là hành lá. Trước đây, hành lá mua vào 14.000 đồng/kg nhưng mấy bữa nay tăng lêm 22.000 đồng/kg vì đây là mặt hàng dễ hỏng".
Đối với các loại hản sản nuôi như: ngao, lươn, ếch, cá.. giá cả vẫn ổn định thì các loại hải sản biển tăng từ 10 -15% do biển động các tàu cá nằm bờ.
Hải sản biển cũng tăng giá do biển động tàu thuyền nằm bờ
Cụ thể: cá mó: 70.000 đồng/kg, cá phèn (nhỏ): 60.000 đồng/kg, cá dò: 70.000 đồng/kg, mực 100.000 - 120.000 đồng/kg, tôm: 120.000 - 150.000 đồng/kg...
Các loại thì heo, thịt lợn, thịt già giá ổn định, không tăng so với những ngày thường.
Theo Cục Thống kê thành phố, chỉ số giá tiêu dùng Đà Nẵng trong tháng 9-2013 tăng 0,69%, trong đó tăng cao nhất là nhóm giáo dục và may mặc, giày dép vì bước sang năm học mới với mức thu học phí tăng. Tuy nhiên, nhiều khả năng chỉ số CPI trong tháng 10 đối với nhóm hàng thực phẩm sẽ tăng bởi ảnh hưởng mưa bão.
Hiện Sở Công thương thành phố Đà Nẵng cũng đã chuẩn bị nguồn hàng lương thực, thực phẩm dự trữ trong mùa mưa bão, nếu thị trường có biến động về giá cả sẽ sẵn sàng đưa hàng hóa của các đơn vị cung ứng kịp thời phục vụ người dân.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Quỹ đầu tư "khủng" góp vốn 200 triệu USD vào Vingroup Quỹ đầu tư Warburg Pincus đã chính thức ký hợp đồng góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần trong Vincom Retail, công ty thành viên của Vingroup - Tập đoàn bất động sản (BĐS) hàng đầu Việt Nam (mã cổ phiếu VIC). Đây cũng là mức đầu tư lần đầu lớn nhất từ trước đến nay của một quỹ đầu...