Radar Nga khiến F-22 tàng hình Mỹ lộ mặt
Các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại của Nga, trong đó có Moscow-1, có thể biến công nghệ tàng hình trên chiến đấu cơ F-22 trở nên vô dụng.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm F-22 của Mỹ. Ảnh: Wikipedia
“Nga đang thực sự thiết lập một khu vực bất khả xâm phạm tại Syria”, trang mạng quốc phòng Pháp Réseau international ngày 23/10 dẫn lời tướng Philip Breedlove, tư lệnh quân đội NATO tại châu Âu, cho hay.
Theo đó, các phương tiện trinh sát điện tử của Mỹ và NATO hoàn toàn bất lực trước hệ thống tác chiến điện tử Nga được bố trí trong một khu vực rộng lớn bao trùm một phần ba lãnh thổ Syria, từ sây bay Latakia đến căn cứ quân sự Hmeimim. “Chúng tôi không thể nhận diện được bất kỳ hệ thống vũ khí, khí tài nào của Nga bố trí trong khu vực này do hệ thống gây nhiễu vô cùng dày đặc, thực sự đó là khu vực không thể quan sát”, ông Breedlove cho hay.
Ngoài khả năng gây nhiễu, khả năng trinh sát và nhận diện của các hệ thống tác chiến điện tử của Nga cũng được cải thiện đáng kể. Mới đây Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã biên chế cho quân đội Nga những tổ hợp tác chiến điện tử tối tân đầu tiên có tên gọi Moscow-1.
Theo các chuyên gia quân sự, tổ hợp Moscow-1 áp dụng công nghệ kỹ thuật số mới nhất, hoạt động ở chế độ radar thụ động, phát hiện các phương tiện bay bằng cách dò theo bức xạ của chúng từ khoảng cách 400 km. Tổ hợp này còn có thể phát hiện cả các loại đạn của đối phương.
Trong khi hệ thống tác chiến điện tử Krasukha chỉ được đánh giá cao về khả năng gây nhiễu, Moscow-1 sẽ là “át chủ bài” về khả năng phát hiện và nhận diện mục tiêu của không quân Nga.
“Với sự tiến bộ đáng kinh ngạc của về công nghệ radar của Nga trong những năm gần đây, các chuyên gia quân sự Mỹ và NATO nhận định rằng nguy cơ các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 mất khả năng tàng hình và trở thành ‘bia bay’ đối với các hệ thống phòng không của Nga hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Breedlove nói.
Năm 2014 Nga đã từ bỏ chương trình phát triển phiên bản hai phi công của tiêm kích thế hệ 5 T-50 Sukhoi, vốn được đánh giá là mạnh nhất thế giới khi đi vào hoạt động. Khi đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng tiềm lực tài chính không cho phép tiếp tục chương trình này, mà chỉ chú trọng vào phiên bản T-50 một phi công.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng chương trình phát triển T-50 hai phi công là không cần thiết, bởi với các hệ thống tác chiến điện tử và công nghệ radar hiện đại, các chiến lược gia quân sự Nga đủ tự tin có thể khắc chế mọi chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ và NATO.
Mô hình các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại của Nga. Ảnh: Réseau international
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Mỹ - Nga đáp trả nhau bằng kế hoạch khủng
Để tăng cường giám sát và tấn công từ trên không quanh Nga, Mỹ đồng thời triển khai UAV MQ-1 Predator và tiêm kích tàng hình F-22.
Nga bị khóa chặt
Quân đội Mỹ vừa điều 2 máy bay trinh sát/tấn công không người lái MQ-1 Predator cùng 70 lính không quân tới Latvia để triển khai một nhiệm vụ huấn luyện. Đây là một phần trong nỗ lực của Washington nhằm trấn an các đồng minh châu Âu rằng Mỹ cam kết đảm bảo an ninh cho những nước này.
Phát ngôn Lầu Năm Góc, Đại úy Hải quân Jeff Davis cho biết, động thái triển khai các máy bay trên tới Căn cứ không quân Lielvarde của Latvia hồi cuối tuần qua đánh dấu việc lần đầu tiên Mỹ điều một phi đội máy bay không người lái tới quốc gia này để thực hiện nhiệm vụ huấn luyện.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang tăng cường hoạt động huấn luyện cho các đối tác đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Đông Âu sau khi Nga sáp nhập trở lại Bán đảo Crimea hồi năm ngoái.
Cùng thời điểm MQ-1 Predator đến Latvia, tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ cũng đã hạ cánh xuống Ba Lan. Theo kênh truyền hình TVP Info của Ba Lan, hai máy bay này đã cất cánh từ căn cứ Spangdahlem của Mỹ tại Đức và đáp xuống căn cứ không quân Lask, miền Trung Ba Lan.
UAV trinh sát - tấn công Predator của Mỹ.
Được biết, đây là động thái tăng cường sức mạnh quân sự mới nhất quanh Nga được thực hiện. Trước đó, NATO đã khiến quan hệ giữa khối quân sự này với Nga trở nên thực sự nóng khi Tổng thư kí Stoltenberg thông báo sẽ mở rộng quy mô lực lượng phản ứng nhanh gấp 10 lần so với kế hoạch.
Theo ông Stoltenberg, lực lượng phản ứng nhanh của NATO ở châu Âu có thể mở rộng quy mô lên đến 40.000 quân, gấp 10 lần so với kế hoạch ban đầu (được đề ra vào tháng 9/2014) và gấp 3 lần số lượng quân hiện có của lực lượng này.
Ông Jens Stoltenberg tuyên bố: "Các bộ trưởng quốc phòng của NATO quyết định sẽ tăng cường sức mạnh và khả năng của lực lượng phản ứng nhanh từ 13.000 quân hiện tại lên 30.000 hoặc 40.000 binh sĩ".
Tổng thư kí NATO Jens Stoltenberg tiết lộ, các binh lính này sẽ được điều đến 6 khu chỉ huy tại Bulgari, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania, cũng như bao gồm đầy đủ đơn vị quân đội từ lực lương đặc nhiệm, đội phản ứng nhanh, lính bộ binh, lính thuỷ đánh bộ và lính hải quân.
Đứng đầu lực lượng phản ứng nhanh là một đội quân "mũi nhọn" khác bao gồm khoảng 4.000 người, sẵn sàng triển khai trong vòng 48 giờ sau khi nhận được lệnh xuất kích.
Được biết, lực lượng này đã tổ chức cuộc tập trận đầu tiên có tên Noble Jump ở Ba Lan. Các kế hoạch của NATO được ông Stoltenberg gọi là "sự củng cố sức mạnh lớn nhất của NATO kể từ sau Chiến tranh lạnh" và được thực hiện để đối phó cái mà khối đồng minh cho là "cách hành xử hung hăng từ Nga".
Cách đáp trả của Nga
Liên tiếp những kế hoạch triển khai quân sự bao quanh Nga được Mỹ và NATO thực hiện, Tổng thống Putin đã công khai tuyên bố Nga sẽ bổ sung thêm 40 tên lửa đạn đạo vào kho vũ khí hạt nhân của mình trong năm 2015.
"Hơn 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa này có thể vượt qua cả những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất hiện nay, chúng sẽ được bổ sung vào kho vũ khí hạt nhân của Nga trong năm 2015", Tổng thống Putin tuyên bố.
Theo Sputnik, động thái này là một phần trong chương trình hiện đại hóa quân sự diện rộng của Nga, nhằm đáp trả lại việc Mỹ đề xuất gia tăng sự hiện diện của các đồng minh NATO tại vùng Đông Âu, trong đó có các quốc gia vùng Baltic.
Trước khi đưa ra tuyên bố về sức mạnh của vũ khí Nga, hồi cuối tháng 2/2015, Tổng thống Putin cũng từng tuyên bố về sức mạnh quân sự Nga. Interfax dẫn lời Tổng thống Putin tuyên bố rằng các nước phương Tây không nên "ảo tưởng" rằng họ có thể đạt được ưu thế về sức mạnh quân sự trước Nga.
"Họ không nên ảo tưởng rằng sẽ đạt được ưu thế quân sự trước Nga và gây sức ép với Nga. Chúng ta luôn có câu đáp trả tương xứng đối với bất cứ hành động phiêu lưu nào", Tổng thống Putin tuyên bố và cho biết thêm:
"Quân đội Nga đã sẵn sàng để hành động quyết đoán, chính xác, chuyên nghiệp và quả cảm để thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất với những công nghệ vũ khí hiện đại nhất".
Tuyên bố trên được ông Putin đưa ra trong bối cảnh quan hệ gữa Nga và phương Tây đã xuống thấp nhất trong nhiều thập kỷ do cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine.
Theo Ngọc Hòa
Đất Việt
Mỹ lần đầu triển khai UAV Predator tại Latvia Mỹ lần đầu triển khai các máy bay không người lái (UAV) MQ-1 Predator đến Latvia trong nỗ lực đảm bảo an ninh cho các đồng minh NATO trước các động thái của Nga tại Ukraine. Mỹ lần đầu triển khai UAV Predator tại Latvia - Ảnh: Reuters Lầu Năm Góc ngày 31.8 thông báo đã triển khai 2 chiếc Predator và 70...