Radar Nga bắt sống tên lửa Israel
Ngày 9/9, Israel đã bí mật phóng tên lửa Arrow-2, tuy nhiên ngay sau khi tên lửa này rời mặt đất nó đã bị radar cảnh báo sớm của Nga phát hiện.
Ngày 9/9, hãng RIA dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này đã phát hiện một vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Địa Trung Hải về phía Israel. Vụ phóng diễn ra vào lúc 12h31 giờ Moscow (15h31 giờ Việt Nam).
Đường bay của tên lửa mục tiêu này xuất phát từ khu vực trung tâm Địa Trung Hải và bay về phía bờ biển phía đông. Tên lửa mục tiêu này được cho là rơi xuống khu vực cách thủ đô Tel Aviv của Israel khoảng 300km, ông Igor Konashenkov cho biết thêm.
Ngay sau khi thông tin này được Nga công bố, Bộ Quốc phòng Israel thừa nhận, quân đội nước này đã phối hợp với các đồng nghiệp Mỹ phóng thử một quả tên lửa đánh chặn Arrow 2.
“Tên lửa đánh chặn này đã hoàn thành tất cả các giai đoạn bay theo kế hoạch. Vụ phóng thử nhằm nghiên cứu khả năng của hệ thống cải tiến này trong việc chống lại các mối đe dọa đang hiện hữu”, Bộ Quốc phòng Israel cho biết.
Video đang HOT
Sau khi vụ phóng tên lửa bị Nga phát hiện, các chuyên gia quân sự Israel miễn cưỡng thừa nhận, hệ thống radar cảnh báo sớm tên lửa của Moscow đã phát hiện được cả tên lửa đánh chặn Arrow 2 và tên lửa mục tiêu được bắn từ Địa Trung Hải.
Được biết đây không phải là lần đầu hệ thống radar của Nga phát hiện Israel bí mật thử nghiệm tên lửa. Hồi tháng 9/2013, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo của nước này đã phát hiện 2 tên lửa được phóng tại Địa Trung Hải bay về phía Syria.
Dù thông báo về vụ việc nhưng nguồn tin không tiết lộ hệ thống radar nào và đặt ở đâu đã phát hiện ra 2 vụ phóng tên lửa nói trên. Tuy nhiên theo nhận định của một số chuyên gia quân sự, rất có thể đây là những hệ thống radar Voronezh-DM được đặt ở Armavir hoặc Kaliningrad.
Hệ thống radar Voronezh-DM là loại trạm radar cảnh báo sớm tên lửa thế hệ mới nhất của Nga, có thể phát hiện ra mục tiêu từ cự li xa tới 6.500 km.
Tất cả các mục tiêu trong tầm phát hiện của Voronezh-DM đều được hiển thị rõ ràng lên một màn hình LCD cỡ lớn, độ phân giải cao để có thể đánh giá về đối phương.
Điều đặc biệt, Quân đội Nga có thể nhanh chóng tái bố trí các trạm radar Voronezh-DM đến những khu vực khác và cần ít nhân lực vận hành hơn so với những trạm radar thế hệ trước.
Ngoài những trạm radar Voronezh-DM, hiện nay Nga đang sở hữu mạng lưới radar có năng lực giám sát hàng đầu thế giới.
Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong năm 2013, các lực lượng trực chiến thuộc hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa của Nga đã phát hiện được khoảng 40 vụ phóng tên lửa toàn cầu. Vì vậy Nga đã tự tin cho rằng không một quả tên lửa nào lọt qua khu vực kiểm soát của họ. Ảnh trong bài: Radar Voronezh-DM và tên lửa Arrow 2.
Theo Đất Việt
Israel, Mỹ thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo "Arrow 2
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Israel ngày 9/9 cho biết, nước này và Mỹ đã thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cải tiến "Arrow 2 tại khu vực bắn thử trên biển Địa Trung Hải.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Israel Jonathan Mosery cho biết "cuộc thử nghiệm diễn ra theo đúng kế hoạch đã định và đang chờ kết quả phân tích từ các kỹ sư lập trình."
Cũng theo ông Jonathan Mosery, hệ thống "Arrow 2 được đưa vào sử dụng từ nhiều năm nay nhằm ngăn chặn các mối đe dọa tầm xa. Giống như "Vòm Sắt," hệ thống này đang được cải thiện phần mềm, phần cứng và những cấu kiện khác.
Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow 2. (Nguồn: Flash 90)
Israel đang trong quá trình phát triển hệ thống phòng thủ gồm 5 lớp chống lại các loại vũ khí, từ đạn cối tới tên lửa đạn đạo.
Trong số hai hệ thống đang vận hành, chỉ có "Vòm Sắt" đã được triển khai trên thực địa và đánh chặn được khoảng 90% các quả rocket từ tầm ngắn tới tầm trung được các tay súng ở Dải Gaza bắn sang Israel trong thời gian qua. Ba hệ thống còn lại là "Iron Beam," "David' Sling" và "Arrow 3 dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng trong hai năm tới.
Theo thiết kế, "Arrow 2 là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, trong khi đó "Arrow 3 nhắm tới các tên lửa bay ở độ cao lớn hơn nhằm giảm thiểu mối đe dọa từ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và tăng khả năng đánh chặn thành công tên lửa./.
Theo Vietnam