Radar có một không hai trên thế giới của Nga
Mặc dù gặp khó khăn về tài chính, tuy nhiên ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã đạt được nhiều thành tựu đặc biệt là trong lĩnh vực radar.
Mặc dù gặp khó khăn về tài chính, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã đạt được nhiều thành tựu mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của các hệ thống radar Nga. Thành công trong việc tạo ra các hệ thống radar tầm xa dòng “Voronezh” nằm ngoài mong đợi của họ.
Nga đã lấy lại được khả năng phát hiện các tên lửa cách xa hàng ngàn km
Vào năm 2013, nhiều người tin rằng bảy trong số chín trạm radar sẽ không thể sẵn sàng chiến đấu vào năm 2018 nhưng cuối năm 2017, Nga đã chính thức tuyên bố trang bị một trạm radar “Voronezh-M” và hai trạm “Voronezh-DM”. Ba hệ thống radar mới này của Nga cho phép Nga theo dõi tình hình ở cả Trung Quốc và khu vực Trung Đông.
Ngoài ra, thêm hai trạm radar loại này đang trong quá trình lắp đặt ở phía nam nước Nga và chúng có nhiệm vụ theo dõi tình hình ở khu vực Bắc Mỹ. Trạm radar thứ 10 của Nga sẽ được triển khai ở Crimea. Nguyên nhân khiến Nga đẩy nhanh tiến độ trang bị các trạm radar thế hệ mới nhằm phát hiện và chống lại các cuộc tấn công của Mỹ và phương Tây.
Ngoài ra, chi phí dành cho việc bảo trì, bảo dưỡng và vận hành các trạm mới này thấp hơn so với các thiết bị cũ, nhờ trang bị công nghệ mới nên chúng đáng tin cậy hơn, khả năng chiến đấu tốt hơn. Vì vậy, Nga sẽ tiếp tục tiến hành thay thế các trạm radar thế hệ cũ của họ.
Theo kế hoạch hệ thống mới “Voronezh” sẽ thay thế hệ thống “Daryal” (được dùng để phát hiện tên lửa đạn đạo) và sau đó sẽ thay thế dần các hệ thống cũ từ thời Liên Xô.
Trước đó, vào năm 2013, Nga đã chính thức ngừng sử dụng hệ thống “Daryal” ở Azerbaijan, bởi vì phía Azerbaijan đã nâng chi phí thuê từ 7 triệu USD mỗi năm lên 300 triệu USD. Nga từ chối yêu cầu này và tiến hành tháo dỡ trạm radar này ở Azerbaijan, kết thúc hợp đồng thuê 10 năm vào ngày 24.12.2012.
Video đang HOT
Trạm radar này khởi động năm 1983 và theo kế hoạch sẽ trở thành một trong những hệ thống radar chiến lược của Nga. Tuy nhiên sau khi kết thúc chiến tranh lạnh dự án này đã dừng lại và Nga chỉ tạo ra được thêm một hệ thống “Daryal” ở phía bắc của Nga.
Hệ thống “Daryal” này có nhiệm vụ phát hiện các vụ phóng tên lửa ở khu vực Bắc Mỹ theo hướng Bắc Cực. Trong khi đó trạm radar ở Azerbaijan bao phủ toàn bộ Trung Đông và Ấn Độ. Tuy nhiên hiện nay nhiệm vụ này sẽ bàn giao cho hệ thống mới Voronezh và chúng sẽ được triển khai ở bờ Biển Đen.
Thực tế sau khi kết thúc hợp đồng Nga đã đề xuất tiếp tục triển khai trạm radar Nga ở Azerbaijan và sẵn sàng trả khoản phí lớn hơn, nhưng tất nhiên không phải thêm 293 triệu USD. Thậm chí Nga sẵn sàng trả thêm cho Azerbaijan tiền điện khoảng 5 triệu USD và khoảng 10 triệu USD cho các dịch vụ khác mỗi năm. Nên nhớ rằng trạm radar này sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 500 người Azerbaijan và 1100 người Nga. Tuy nhiên, Azerbaijan dường như muốn chứng minh họ không muốn phụ thuộc vào Nga và quyết định không đồng ý.
Năm 2012 trạm radar thứ tư thuộc dòng “Voronezh” đã được triển khải ở gần Irkutsk. Đây là trạm radar đầu tiên trong số 3 trạm sẽ được triển khai ở phía đông nước Nga. Hai trạm radar tiếp theo được triển khai vào năm 2017. Các trạm triển khai ở phía Tây nước này với chi phí chỉ khoảng 50-70 triệu USD mỗi năm, trong khi đó trạm ở phía đông cao hơn với 100 triệu USD.
Hệ thống Voronezh (cũng như Daryal) có khả năng phát hiện tên lửa ở khoảng cách 6.000 km. Từ năm 2005 đến năm 2011, ba trạm Voronezh-M và Voronezh-DM đã được triển khai ở phần phía tây của Nga. Trạm radar đầu tiên được triển khai gần Kaliningrad trên biển Baltic, trạm thứ hai gần bờ biển phía đông của Biển Đen (Armavir) và thứ ba – ở phía đông của Biển Baltic gần St. Petersburg.
Nga tích cực phát triển các hệ thống radar kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ và họ không còn khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo. Thực tế Liên Xô có nhiều hệ thống này nhưng sau khi tan rã lần lượt các nước trong 14 nước cộng hòa đã tách ra và sau đó các hệ thống này thuộc về họ. Tuy nhiên, các cuộc tranh chấp cũng như khả năng của một số nước cộng hòa hoặc nội chiến đã khiến các hệ thống này lỗi thời hoặc “về hưu”. Hai trạm loại này của Ukraine cũng chính thức ngừng hoạt động vào năm 2010.
Việc giá dầu trong giai đoạn 1990-2013 tăng cao cho phép Nga đầu tư tích cực nhằm khôi phục lại hệ thống phát hiện tên lửa đạn đạo. Trạm radar đầu tiên (nằm gần St Petersburg) được tao ra chỉ sau một năm rưỡi. Nó thay thế một trạm cũ, trạm này được xây dựng trong 10 năm. Nhờ thiết kế mới, công nghệ tiên tiến tính tự động hóa cao nên hệ thống này tiêu thụ ít điện hơn, cần ít người phục vụ hơn, lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng nhờ kiểu thiết kế modun.
Kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đã ứng dụng nhiều công nghệ của phương Tây kết hợp với các nghiên cứu của họ tiến hành tạo ra các trạm thế hệ mới. Trạm radar được triển khai ở gần St Petersburg thay thế cho trạm ở Latvia đã ngừng hoạt động vào năm 1998 và tháo dỡ vào năm 2003. Trạm radar mới ở Armavir thực hiện các nhiệm vụ tương tự như các trạm ở Azerbaijan và Ukraine trước đó.
Với cách triển khai mới này tất cả các cuộc tấn công bằng tên lửa bị Nga phát hiện từ bất cứ hướng nào nó xuất hiện. Hệ thống này còn cho phép Nga thu thập rất nhiều dữ liệu khác nhau, và điều này cho phép họ đánh giá chi tiết tiến trình của các nước khác trong việc phát triển tên lửa đạn đạo. Bộ Quốc phòng Nga cho biết vào năm 2017, trạm radar ghi lại 50 lần phóng tên lửa đạn đạo.
Theo Phạm Mạnh (Báo Đất Việt)
Dàn radar Nga có thể khiến máy bay tàng hình Mỹ lỗi thời
Struna-1 là một trong những hệ thống được Nga phát triển để vô hiệu hóa các tiêm kích tàng hình của Mỹ như F-22 và F-35.
Một đài phát sóng trong tổ hợp Struna-1. Ảnh: NNIIRT.
Sự phát triển của tiêm kích tàng hình như F-22, F-35 và oanh tạc cơ B-2 của Mỹ buộc Nga phải phát triển nhiều hệ thống để phát hiện, bám bắt chúng trong trường hợp nổ ra xung đột. Một trong số đó là hệ thống radar Struna-1 được Moscow công bố hồi giữa năm nay, theo National Interest.
Đây là sản phẩm của Viện nghiên cứu Kỹ thuật Vô tuyến Nizhny Novgorod (NNIIRT) trực thuộc tập đoàn Almaz-Antey, nhà sản xuất các hệ thống phòng không hàng đầu tại Nga, từng nổi tiếng với các tổ hợp tên lửa phòng không như Tor, Buk, S-300 và S-400. Hệ thống Struna-1 được phát triển từ năm 1999, còn phiên bản nâng cấp mang trên Barrier-E từng xuất hiện tại triển lãm hàng không Moscow (MAKS) năm 2007.
Struna-1 và Barrier-E không có trong danh mục sản phẩm của Almaz-Antey, nhưng nó vẫn được giới thiệu cùng những loại radar khác tại MAKS 2017. Giới chuyên gia cho rằng hệ thống này có thể được triển khai để giám sát và bảo vệ không phận quanh thủ đô Moscow, Nga.
Radar thông thường đều tích hợp bộ thu phát sóng ở cùng một cụm ăng ten, khiến tín hiệu phản xạ từ mục tiêu chỉ mạnh bằng 25% tín hiệu phát đi. Máy bay tàng hình tận dụng điểm yếu này của radar, nhằm tăng khả năng tán xạ và hấp thụ sóng radar, khiến chúng khó bị phát hiện và bám bắt hơn.
Struna-1 giải quyết vấn đề này bằng cách bố trí đài phát và thu tín hiệu nằm ở hai địa điểm khác nhau. Điều này giúp radar nhạy hơn trước tín hiệu phản hồi từ mục tiêu. Nhà sản xuất khẳng định thiết kế này giúp tăng diện tích phản xạ radar (RCS) của mục tiêu tăng gấp ba lần so với radar thông thường, đồng thời vô hiệu họa khả năng tán xạ sóng radar của vật liệu tàng hình.
Không chỉ máy bay tàng hình mà những vật thể có RCS nhỏ như tàu lượn và tên lửa hành trình cũng có khả năng bị Struna-1 phát hiện từ xa. Nguồn tin quân đội Nga cho rằng sẽ có ít nhất 10 cụm đài thu - phát Struna-1 được triển khai để bảo vệ Moscow. Khoảng cách tối đa giữa các đài này là 50 km, cho phép lực lượng phòng không lập vành đai giám sát có chu vi 500 km quanh thủ đô.
Tiêm kích F-35 (trái) và F-22 có thể lỗi thời vì hệ thống như Struna-1. Ảnh minh họa: USAF.
Các đài radar Struna-1 có mức tiêu thụ và phát xạ năng lượng thấp, giảm khả năng bị phát hiện và tiêu diệt bởi vũ khí diệt radar của đối phương. Việc đặt trên khung gầm cơ động cho phép Struna-1 triển khai ở khu vực tiền phương khi nổ ra xung đột. Hệ thống đài thu phát sử dụng sóng ngắn để kết nối với nhau cũng như tới trung tâm chỉ huy. Việc phân bổ nhiều đài radar giúp hệ thống duy trì hoạt động ngay cả khi một cụm thu phát bị hỏng, dù điều này sẽ làm giảm độ chính xác. Struna-1 cũng có khả năng phát hiện mục tiêu tầm thấp tốt hơn rất nhiều so với những radar thông thường.
Điểm hạn chế của hệ thống Struna-1 làm tầm hoạt động ngắn, chỉ có thể theo dõi mục tiêu ở độ cao tối đa 7 km và tầm xa khoảng 12 km. Điều này khiến Struna-1 không thể đóng vai trò cảnh giới tầm xa, mà chỉ phù hợp với việc nhận dạng máy bay tàng hình ở những hướng dễ bị xâm nhập.
Bên cạnh đó, Struna-1 không thể liên tục chiếu xạ vào một mục tiêu, khiến nó hoàn toàn vô dụng trong nhiệm vụ dẫn bắn cho tên lửa dùng đầu dò radar bán chủ động. Phương án tốt nhất là kết hợp đài Struna-1 với các radar cảnh giới sóng dài, vốn có tầm hoạt động lớn nhưng độ chính xác thấp hơn, để cung cấp tham số mục tiêu cho các hệ thống phòng không.
Dù còn nhiều điểm yếu khó khắc phục, Struna-1 vẫn được coi là mối đe doạ nghiêm trọng với máy bay tàng hình Mỹ và NATO trong các cuộc xung đột tiềm tàng. Nếu kết hợp với các radar chống tàng hình và tên lửa phòng không hiện đại, nó sẽ trở thành khắc tinh với những chiếc F-22, F-35 và B-2 đắt tiền của Washington, chuyên gia phân tích Charlie Gao nhận định.
Trọng Nghĩa
Theo VNE
Radar Nga có thể phát hiện máy bay tàng hình từ 4.000 km Đài radar Voronezh-VP của Nga có thể phát hiện mục tiêu nhỏ như tên lửa và máy bay tàng hình ở khoảng cách hàng nghìn km. Đài Voronezh-VP đặt tại tỉnh Irkutsk. Ảnh: Survincity. Nga đang sở hữu mạng lưới radar cảnh báo sớm tối tân phủ sóng toàn bộ biên giới, với khả năng phát hiện các mục tiêu trên không từ...