Radar bắt máy bay tàng hình VERA-E đã tới Việt Nam
Trong năm 2014, theo báo của SIPRI thì Việt Nam đã tiếp nhận radar phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến VERA-E do Czech sản xuất.
Trong năm 2014, theo báo của SIPRI thì Việt Nam đã tiếp nhận radar phát hiện máy bay tàng hình VERA-E do Czech sản xuất.
Báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) về các hợp đồng vũ khí trong giai đoạn 2013-2014 cho biết, năm 2014, Việt Nam đã tiếp nhận một hệ thống radar bắt máy bay tàng hình VERA-E từ Cộng hòa Czech. Đây là hệ thống radar cuối cùng mà Việt Nam nhận được trong tổng số 4 hệ thống được ký mua từ năm 2011.
VERA-E là hệ thống radar tối tân do Cộng hòa Czech nghiên cứu và phát triển, chỉ được xuất khẩu cho một số ít quốc gia trên thế giới. Trung Quốc từng muốn có trong tay loại radar này nhưng đã bị Mỹ ngăn cản quyết liệt.
Hệ thống radar VERA-E giúp tăng cường đáng kể khả năng cảnh giới phòng không của Việt Nam.
Tuy hợp đồng được ký kết năm 2011 (theo SIPRI), nhưng mãi tới năm 2013 thì chính quyền Cộng hòa Czech mới loan tin này. Theo trang web của Cục Xúc tiến thương mại quốc gia, Bộ Công thương Cộng hòa Czech, vào năm 2013, Bộ Quốc phòng Cộng hòa Czech đã đề cập tới việc cung cấp cho Việt Nam các loại vũ khí công nghệ cao bao gồm radar VERA.
VERA-E là biến thể xuất khẩu của hệ thống radar thụ động VERA do Cộng hòa Czech phát triển để phát hiện các mục tiêu trên không, đặc biệt là máy bay tàng hình. Khả năng của Vera-E tinh vi tới mức có thể phát hiện máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ từ khoảng cách 250 km.
Ưu điểm tuyệt vời của VERA-E
Để hiểu hơn về ưu điểm của VERA-E thì trước hết chúng ta cần hiểu radar chủ động và thụ động là gì.
Theo đó, radar chủ động hoạt động theo nguyên tắc máy phát sóng siêu cao tần đặt trên trạm radar, phát đi một chùm xung thăm dò vào không gian, gặp vật thể bay, chùm xung đó phản xạ sóng ra xung quanh, trong có có các tia phản xạ trở lại máy thu của radar. Đem so sánh liên tục với các tia khác thu được, máy tính sẽ tái tạo rất nhanh tọa độ (khoảng cách, phương vị) của mục tiêu. Tiếp tục dựa trên góc của cánh sóng, máy tính xác định được tham số thứ ba là độ cao của mục tiêu. Hiện nay, trên thế giới, hầu hết các loại radar (đặt trên mặt đất, trên tàu chiến, máy bay) hầu hết là dùng công nghệ chủ động.
Video đang HOT
Loại radar này có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên chúng cũng tồn tại các nhược điểm khó khắc phục. Ví dụ, nếu gặp máy bay tàng hình dùng vật liệu hấp thụ sóng radar đặc biệt thì sóng phát đi sẽ không bị phản xạ về khiến máy thu bị “mù”; hay đối thủ có thể dùng các loại vũ khí chống radar – căn cứ theo cánh sóng radar phát lên mà tấn công lại – hay đó chính là tên lửa chống radar.
VERA-E có thể phát hiện máy bay tàng hình B-2 cách 250km.
Với radar thụ động, khác với loại chủ động, chúng không phát sóng mà chỉ thu tín hiệu dựa trên nguyên lý, trong một môi trường không gian đồng nhất, bất kỳ một “xao động” nào của vật thể bay cũng tạo ra các sóng điện từ trường, tuỳ theo mức độ ít nhiều. Máy bay tàng hình có nhiều cách “giấu mình” nhưng suốt hành trình bay, cũng phải liên lạc và phải mở thiết bị xác định độ cao, phải mở khoang vũ khí. Có máy bay tàng hình gặp mưa, tác dụng tàng hình bị giảm. Lúc này, máy thu, cảm biến của radar thụ động có thể thu liên tục tất cả các dấu hiệu ấy để tính toán tọa độ chính xác về mục tiêu, hỗ trợ tên lửa phòng không tiêu diệt máy bay tàng tình.
Đó chính là ưu điểm của hệ thống radar thụ động VERA-E, chưa kể với nguyên lý như vậy chúng hoàn toàn miễn nhiễm với tên lửa chống radar.
Czech cung cấp bao nhiêu vũ khí cho Việt Nam?
Ngoài radar bắt máy tàng hình VERA-E, Czech đã cung cấp không ít vũ khí công nghệ cao cho Việt Nam. Cũng theo trang web của Cục Xúc tiến thương mại quốc gia Czech, nước này đã giúp Việt Nam nâng cấp hàng loạt hệ thống radar cảnh giới P-18 do Liên Xô (cũ chế tạo). Một trong những tính năng nâng cấp được tiết lộ là việc, thay đường truyền tín hiệu thông thường lên thành sử dụng đường truyền kỹ thuật số.
Ngoài VERA-E, Việt Nam có thể mua máy bay vận tải L-410 của Czech.
Trước đó, theo nhiều chuyên gia và các tạp chí quân sự nước ngoài, Việt Nam đang đàm phán để mua 12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 của Cộng hòa Czech.
L-410 Turbolet dài 14,42m, cao 5,83m, sải cánh 19,48m, trọng lượng cất cánh tối đa 6,4 tấn, máy bay có tải trọng 1,6 tấn hàng hóa hoặc chở 19 người. Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Walter M601E cho phép đạt tốc độ tối đa 380km/h ở trần bay 4,2km hoặc tốc độ hành trình 365km, tầm bay tới gần 1.400km.
Theo Kiến Thức
Sức mạnh của tên lửa đạn đạo từng khiến Liên Xô lo ngại
Với công nghệ dẫn hướng tinh vi bằng radar chủ động, MGM-31 Pershing II, tên lửa đạn đạo tầm trung của Mỹ, từng khiến Liên Xô lo lắng trong Chiến tranh Lạnh.
Các chuyên gia quân sự thế giới đánh giá Pershing II là một trong những tên lửa đạn đạo tầm trung đáng sợ nhất thế giới những năm Chiến tranh Lạnh. Ảnh:Wikipedia
Theo Missilethreat, việc Liên Xô triển khai tên lửa đạn đạo tầm trung di động RSD-10 Pioneer với tầm bắn 4.300 km vào năm 1976 đã tạo nên mối đe dọa lớn cho NATO, bởi nó khiến năng lực răn đe hạt nhân của NATO "tuột dốc không phanh". Trước tình thế đó, Mỹ phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung MGM-31 Pershing II để cân bằng sức mạnh.
MGM-31 Pershing II là một loại tên lửa đạn đạo tầm trung di động. Người ta phát triển nó từ tên lửa Pershing I. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn hai giai đoạn, có cấu tạo tương tự Pershing I nhưng sử dụng động cơ mới mạnh mẽ hơn.
Hệ thống động lực mới, với công nghệ kiểm soát vector lực đẩy, cho phép tên lửa linh hoạt, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Pershing II mang đầu đạn hạt nhân thế hệ mới W85. Nó có chiều dài 10,6 mét, đường kính lớn nhất 1,02 mét, trọng lượng phóng 7.400 kg, tầm bắn khoảng 1.770 km.
Liên Xô lo lắng
Công nghệ dẫn hướng bằng radar chủ động kỹ thuật số tiên tiến là yếu tố tạo nên sức mạnh đáng sợ của MGM-31. Ảnh: Destruction
Tầm bắn của Pershing II chưa bằng một nửa so với RSD-10 của Liên Xô nhưng sự xuất hiện của nó vẫn khiến Moscow quan ngại bởi công nghệ dẫn hướng cực kỳ tinh vi.
Hệ thống dẫn hướng của MGM-31 Pershing II gần như không có đối thủ. Sau khi khởi động, hệ thống quán tính dẫn hướng tên lửa. Khi đạt độ cao khoảng 300 km, tên lửa sẽ quay trở lại bầu khí quyển trái đất. Lúc này hệ thống dẫn hướng quán tính tiếp tục hướng tên lửa đến mục tiêu.
Khi ở độ cao 15 km, tên lửa sẽ kích hoạt radar chủ động để rà soát khu vực. Đây là một radar dẫn đường kỹ thuật số. Pershing II là tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới sở hữu radar kỹ thuật số tối tân nhất trong thời kỳ đó.
Radar của Pershing II là một dạng radar tương quan khu vực - hay "radar video" - do tập đoàn Goodyear Aerospace chế tạo. Nó truyền sóng vô tuyến vào khu vực mục tiêu rồi mã hóa dữ liệu thành 2 bit điểm ảnh. Bộ vi xử lý so sánh hình ảnh do radar nhận với dữ liệu mà máy tính nạp vào tên lửa trước khi phóng để dẫn đường.
MGM-31 không còn tồn tại trong biên chế quân đội Mỹ theo Hiệp ước INF, nhưng nó vẫn là một trong những đỉnh cao của công nghệ tên lửa thế giới. Ảnh: Wikipedia
Quá trình so sánh diễn ra liên tục đến khi tên lửa lao trúng đích. Công nghệ dẫn hướng tinh vi cho phép Pershing II bay trúng mục tiêu với sai số chỉ khoảng 30 mét. Trong trường hợp hệ thống dẫn hướng radar không hoạt động, tên lửa vẫn có thể đến đích nhờ hệ thống dẫn hướng quán tính, nhưng độ chính xác không cao.
Năm 1983, Mỹ triển khai 108 tên lửa Pershing II tại Tây Đức nhằm chấm dứt thế thượng phong của RSD-10. Pershing II chỉ cần 10 phút để tấn công Moscow. Với độ chính xác cao, nó có thể ngăn chặn khả năng triển khai tên lửa của lực lượng răn đe hạt nhân Liên Xô.
Việc Mỹ bố trí tên lửa Pershing II tại Tây Đức khiến Liên Xô mất lợi thế về năng lực răn đe hạt nhân. Pershing II và RSD-10 trở thành chủ đề "nóng" trong các cuộc đàm phán Mỹ-Xô những năm 1980.
Cuối cùng cả đôi bên buộc phải nhượng bộ lẫn nhau bằng Hiệp ước Giảm tên lửa đạn đạo hạt nhân tầm trung INF mà họ ký vào năm 1988. Mỹ và Liên Xô ngừng sử dụng tên lửa Pershing II và RSD-10 theo nội dung của hiệp ước.
Theo NTD
92N6E Grave Stone Radar điều khiển hỏa lực tối tân của S-400 Radar điều khiển hỏa lực 92N6E Grave Stone có thể dẫn đường cho 12 tên lửa tấn công đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 400 km. Không có đối thủ trực tiếp từ phương Tây Để điều khiển hỏa lực cho tổ hợp phòng không tầm siêu xa S-400 Triumf, nhà sản xuất NIIIP đã cho ra đời một loại radar...