Rác vệ tinh và tên lửa đẩy Liên Xô-Trung Quốc suýt gây thảm họa trên quỹ đạo
Khoảng cách giữa hai khối rác khổng lồ chỉ 36 m, cho thấy sự cấp bách trong việc dọn dẹp không gian trên quỹ đạo thấp của trái đất để tránh nguy cơ khó lường trong tương lai.
Mô phỏng các mảnh vỡ rác vũ trụ trên quỹ đạo trái đất. Ảnh AFP/GETTY
Leolabs, dịch vụ quản lý hoạt động của vệ tinh và các vật thể khác trên quỹ đạo địa cầu, đã phát hiện hai khối rác khổng lồ suýt nữa va chạm nhau vào ngày 13.9.
Space.com hôm 22.9 đưa tin một trong số này là rác vệ tinh hết hoạt động của Liên Xô, và khối rác còn lại là phần thân tên lửa đẩy của Trung Quốc.
Video đang HOT
Leolabs xác nhận vệ tinh của Liên Xô là Cosmos 807, trọng lượng 400 kg và được phóng lên quỹ đạo năm 1976, còn rác của Trung Quốc nặng đến 2.000 kg, là tầng đẩy của tên lửa Trường Chinh 4C.
Hai khối rác này đang di chuyển với tốc độ khoảng 7,5 km/giây, hoặc hơn 27.000 km/giờ ở độ cao 689 km.
Một vụ va chạm giữa hai khối rác vũ trụ khổng lồ với kích thước như trên có thể tạo ra khoảng 3.000 mảnh vỡ trên quỹ đạo địa cầu, theo Leolabs.
Khí quyển ở độ cao này rất loãng, có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian để các mảnh vụn nhỏ xuất phát từ những vụ va chạm dạng này có thể rơi xuống địa cầu mà không gây tổn hại gì.
Vì rác không gian, giới bảo hiểm phải e dè
Và trong thời gian chờ chúng rơi xuống, các vệ tinh đang hoạt động trên cùng độ cao đối mặt nguy cơ bị phá hủy trong trường hợp “đụng độ” với rác vũ trụ.
Leolabs tính toán khoảng cách giữa vệ tinh Liên Xô và tầng đẩy của tên lửa Trung Quốc là 36 m, cộng/trừ 13 m.
Philippines tìm thấy mảnh vỡ liên quan tới tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc
Ngày 3/8, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines cho biết đã thu hồi được mảnh vỡ từ tên lửa Trường Chinh (Long March) 5B mà Trung Quốc phóng vào tháng trước.
Tên lửa Trường Chinh 5B được phóng từ bãi phóng Văn Xương tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc ngày 24/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Lực lượng trên cho biết mảnh vỡ này là một tấm kim loại rách mang cờ Trung Quốc và một số ký tự, được ngư dân Philippines tìm thấy trôi dạt ngoài khơi đảo Mindoro, miền Tây nước này vào ngày 2/8. Mảnh vỡ có kích thước dài khoảng 3m, rộng 2m và nặng khoảng 100 kg.
Tuy nhiên, Cơ quan Vũ trụ Philippines cho biết mảnh vỡ không thuộc thành phần của tên lửa Trường Chinh 5B đã quay trở lại bầu khí quyển vào sáng sớm 31/7. Thay vào đó, mảnh vỡ này được xác định là một phần của bộ phận tải trọng đã tách ra khỏi tên lửa khi nó đi vào không gian vũ trụ trong quá trình phóng.
Tên lửa Trường Chinh 5B phóng hôm 24/7 từ bãi phóng Văn Xương tại tỉnh Hà Nam, chở module thí nghiệm Vấn Thiên hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Do kích thước lớn của tên lửa, nhiều chuyên gia lo ngại thay vì cháy hết trong khí quyển, mảnh vỡ từ tầng đầu tiên sẽ rơi xuống mặt đất.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 27/7 cho biết nước này đang theo dõi chặt chẽ những mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B và sẽ công bố thông tin về vấn đề này một cách kịp thời, trong bối cảnh lo ngại các mảnh vỡ rơi xuống Trái Đất có thể gây nguy hiểm cho các khu vực đông dân cư.
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính nguy cơ con người bị mảnh rác vũ trụ rơi trúng chỉ vào khoảng 1/3.200. Tuy nhiên, do số lượng rác vũ trụ trên quỹ đạo Trái Đất gia tăng, tỷ lệ mảnh vỡ rơi từ không trung xuống cũng tăng theo, đặc biệt ở Nam bán cầu. NASA đang theo dõi 27.000 mảnh vỡ nhỏ trên quỹ đạo, di chuyển ở tốc độ lên tới gần 25.300 km/h.
Lực lượng Không gian Mỹ vô tình chọc thủng thượng tầng khí quyển Trái Đất Một tên lửa mang theo vệ tinh giám sát của Lực lượng Không gian Mỹ có thể đã tạo ra một lỗ hổng trên tầng điện ly khi nó được phóng vào không gian. Tên lửa Alpha đưa vệ tinh Victus Nox vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Ảnh: Firefly Aeropspace Được biết vụ phóng này đã được triển khai sau 27 tiếng...