Rác thải ngập cầu vượt Gò Dưa
Nhiều tháng nay, trên mặt cầu vượt Gò Dưa, bắc ngang qua Quốc lộ 1, thuộc địa bàn phường Tam Bình, quận Thủ Đức (TP HCM) xuất hiện nhiều đụn đất cát, rác thải vương vãi (ảnh).
Tuy nhiên, suốt một thời gian dài không có đội vệ sinh nào thu gom, quét dọn làm sạch cho cây cầu.
Tin-ảnh: Đ.Đức
Theo NLĐ
Chùm ảnh gây choáng váng trước bãi biển toàn rác ở Bình Thuận
Suốt nhiều năm, người dân xả thải bừa bãi ra bờ biển khiến bãi cát vốn rất đẹp đẽ ở thị trấn Phan Rí Cửa (Tuy Phong - Bình Thuận) trở thành nơi chứa rác thải, ô nhiễm nghiêm trọng.
Ông Trần Quốc Tài, Phó chủ tịch UBND thị trấn Phan Rí Cửa, cho biết tình trạng ô nhiễm ở bãi biển xảy ra nhiều năm và địa phương đã lên phương án xử lý. Theo ông Tài, việc gom rác ở khu vực gặp nhiều khó khăn, ngoài việc người dân xả thải, một lượng lớn rác ở cửa sông đổ về khiến khu vực ô nhiễm.
Video đang HOT
Tình trạng ô nhiễm đang diễn ra ở bãi biển thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong, Bình Thuận). Tại đây, gần 2 km bãi cát ngập trong các loại rác thải, chất thải.
Ngư dân Nguyễn Duy Thành, người sống trong căn nhà bên bờ kè biển nói rằng tình trạng ô nhiễm diễn ra nhiều năm qua. Ông nói: "Trước đây, bãi biển có cát mịn, rất đẹp. Về sau, người dân ở đông, họ xả rác trực tiếp ra biển khiến nơi đây thành bãi rác".
Theo người dân, lực lượng chức năng từng tổ chức dọn dẹp bờ biển nhưng khu vực chỉ sạch sẽ trong thời gian ngắn rồi lại ngập rác.
Một phụ nữ tên Lan nói rác thải ở biển do những cư dân sống bên bờ kè và những hộ sống ở thị trấn mang ra đổ. "Có lần người ta chở rác trên xe ba gác đem đến vứt. Tháng trước, khi vợ chồng tôi đang ăn trưa thì một nhóm người lái xe bồn loại nhỏ đến xả chất thải hầm cầu xuống bãi cát trước nhà. Chồng tôi ra ngăn thì bị họ chửi và dọa đánh", chị Lan nói.
Chị Lan thừa nhận chính gia đình chị cũng từng xả rác ra bãi biển. Phụ nữ này nói thêm: "Tôi tập trung rác và đem ra bãi biển đốt vì trên bờ không có thùng rác".
Ở bãi biển, các mảnh vỡ thủy tinh, sắt thép rỉ sét, mảnh sành xen lẫn các loại rác nằm la liệt trên cát. Một người dân cho biết nếu không cẩn thận khi bước ra biển có thể sẽ bị thương.
Ngư dân Lê Chương cùng cậu con trai cố gắng gỡ rác ra khỏi tấm lưới đánh cá. Anh nói: "Tôi đánh cá cách bờ gần chục hải lý nhưng lưới vẫn dính rác. Có lần thuyền thúng đang chạy thì chết máy do túi nylon bám chặt vào chân vịt".
Bao bì, túi nylon ở vũng nước trên bãi biển.
Bờ biển ô nhiễm nghiêm trọng nhưng những đứa trẻ vẫn ùa ra, chơi đùa trên bãi cát đầy rác.
"Trẻ con ở đây bị đứt chân, rách da do mảnh vỡ thủy tinh trên bãi biển là chuyện thường xuyên. Vì chúng cứ ùa ra biển chơi nên tôi chỉ biết nhắc chúng cẩn thận", chị Lan nói.
Bé My nhặt chiếc ly nhựa trên bãi biển để chứa những con sò vừa bắt được.
Một em nhỏ nhặt được chiếc dao rỉ sét trên bãi cát.
Để ngăn chặn tình trạng xả rác ra biển, chính quyền thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) đã cắm các biển cấm ở bờ kè. Theo người dân, chính quyền đưa ra mức phạt từ 100.000-200.000 đồng đối với người xả rác nhưng người dân vẫn bất chấp.
Ở bãi biển, xác động vật phân hủy cùng đồ ăn thừa bị xả tràn lan, khiến môi trường ô nhiễm, xuất hiện ruồi, muỗi và các loại côn trùng.
Theo P.V (Zing.vn)
Người đàn ông 40 năm gom rác, cứu người trên đường Sài Gòn Với chiếc xe máy cà tàng, lỉnh kỉnh tủ thuốc, bình cứu hỏa, ông Tống Văn Thơm vừa thu gom rác, vừa sơ cứu những người bị nạn trên đường. 6h mỗi ngày, ông Tống Văn Thơm (68 tuổi) rời căn nhà ở quận 12 lên quận 5 để bắt đầu công việc ở Nghiệp đoàn vệ sinh dân lập quận 5. Sau...