Rác thải hạt nhân đe dọa tương lai
Điện hạt nhân được cho là nguồn năng lượng tiên tiến và sạch. Tuy nhiên trong thực tế, sản xuất điện hạt nhân là ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng nề nhất và để lại cho các thế hệ tương lai một loại rác thải vô cùng nguy hiểm.
Ảnh minh họa.
Hàng triệu năm vẫn độc hại
Theo nghiên cứu của GreenPeace, tất cả công đoạn sản xuất điện nguyên tử đều thải chất phóng xạ độc hại, trong đó bao gồm uranium (95%) và plutonium (1%) có thể tái sử dụng, cùng 4% không thể tái sử dụng. Trung bình 1 tổ máy điện hạt nhân công suất 1.000MW hàng năm thải ra 30-50m chất thải phóng xạ và 30 tấn nhiên liệu đã cháy.
Ngay cả quá trình xử lý rác thải hạt nhân để tái sử dụng cũng gây ô nhiễm nặng.
Chất thải chứa vật liệu phóng xạ rất nguy hiểm với tất cả sinh vật và môi trường. Nó thường chứa một lượng hạt nhân phóng xạ, tức các nguyên tố ở trạng thái không bền phân rã, phát ra bức xạ ion hóa, có thể gây nguy hiểm cho con người và môi trường.
Bức xạ của những đồng vị phóng xạ có dạng và mức độ khác nhau, cũng như tồn tại trong những thời gian khác nhau. Việc tiếp xúc với chất thải phóng xạ có thể di hại lâu dài, thậm chí tử vong.
Bức xạ ion hóa có thể xóa các đoạn mã trong nhiễm sắc thể. Một sinh vật đang phát triển như bào thai bị chiếu xạ có thể gây nên dị dạng bẩm sinh.
Tất cả hạt nhân phóng xạ trong chất thải có chu kỳ bán rã rất dài để trở thành những nguyên tố không phóng xạ, tức hạt nhân bền vô hại. Một số nguyên tố phóng xạ (như plutoni-239) sẽ mất hàng trăm ngàn năm để hết nguy hiểm với sinh vật trên trái đất. Những chất khác cần hàng triệu năm. Vì thế, những chất thải phải được bảo vệ trong nhiều thiên niên kỷ cách ly khỏi môi trường tự nhiên.
Theo quy luật của chu kỳ bán rã phóng xạ, tốc độ phân rã tỷ lệ nghịch với thời gian phân rã. Nói cách khác, chất thải phóng xạ càng có tuổi thọ dài bức xạ của nó càng thấp, tức ít nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, thời gian “ngắn” của rác thải phóng xạ cũng đã lên tới hàng ngàn năm, nên hậu quả của ngành công nghiệp hạt nhân phải tính bằng cả ngàn thế hệ.
Chưa có biện pháp tối ưu
Thời gian “ngắn” của rác thải phóng xạ cũng đã lên tới hàng ngàn năm, nên hậu quả của ngành công nghiệp hạt nhân phải tính bằng cả ngàn thế hệ.
Video đang HOT
Về lý thuyết, để rác thải hạt nhân không gây tác động xấu đến môi trường và con người, người ta phải thúc đẩy quá trình phân rã hạt nhân để khiến chúng trở nên vô hại trong thời gian ngắn, hoặc cách ly chúng vĩnh viễn khỏi môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi các chất phóng xạ tồn tại lâu dài trong tự nhiên thành chất phóng xạ dễ phân rã cho tới nay vẫn chỉ là “mơ ước” của các chuyên gia hạt nhân, do khả năng trở thành hiện thực rất xa vời và chi phí không hề nhỏ.
Cách xử lý thực tế và phổ biến hiện nay là lưu trữ. Lý tưởng nhất của phương pháp này là phải bảo đảm 2 yếu tố: cách ly và bền vững. Tức trong thời gian bán rã, chúng phải được cách ly hoàn toàn với môi trường xung quanh, và việc này phải bền vững qua thời gian hàng chục ngàn năm, thậm chí hàng triệu năm, cho đến khi rác thải phóng xạ trở nên hoàn toàn vô hại.
Để đạt được 2 yêu cầu này, kỹ sư kiêm nhà vật lý Hannes Alfvén đã xác định 2 điều kiện tiên quyết cơ bản, là hình thành địa chất ổn định và các tổ chức con người ổn định trong hàng trăm ngàn năm. Tuy nhiên, cả 2 điều kiện này đều không tồn tại trên thực tế.
Sau nhiều thập niên nghiên cứu và tiêu tốn khoản tiền khổng lồ, việc xử lý rác thải phóng xạ vẫn chưa tìm được phương cách tối ưu. Phổ biến nhất hiện nay là tích trữ trong hầm chứa của các nhà máy. Song rác thải ngày càng nhiều, trong khi kho chứa không được mở rộng tương ứng khiến rủi ro ngày càng cao.
Thí dụ ở Pháp, trong vòng 40 năm, 58 lò phản ứng đã cho ra hơn 1 triệu m3 chất thải, con số này sẽ đạt 2 triệu vào năm 2020. Ngoài ra, 10.000 tấn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng cũng được chứa tạm thời trong trung tâm xử lý rác thải hạt nhân Le Hague, cơ sở xử lý rác thải hạt nhân lớn nhất châu Âu.
Đáng lo ngại, kho chứa của các nhà máy không có tính bền vững về địa chất hay thời gian, cũng như tổ chức con người. Một khi có thiên tai (động đất, bão lũ) nhân họa (khủng bố, chiến tranh), nguy cơ kho chứa của các nhà máy bị hư hỏng rất cao. Điều này đã được minh chứng qua thảm họa Fukushima ở Nhật Bản năm 2011, được xem là thảm họa hạt nhân lớn nhất kể từ thảm họa Chernobyl năm 1986.
Quy mô nhất vẫn là chôn lấp
Vì những rủi ro liên quan đến xử lý rác thải phóng xạ, chính phủ Đức đã quyết định muộn nhất vào năm 2022 đóng cửa tất cả lò phản ứng điện hạt nhân hiện có.
Một phương cách lưu trữ rác thải hạt nhân quy mô hơn đang được chính phủ các nước nhắm đến là chôn lấp sâu trong lòng đất, hay còn gọi “kho chứa địa chất sâu”.
Hiện nay, giới nghiên cứu tập trung vào 3 phương pháp chôn lấp: trong lòng lớp đá granit (Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), trong môi trường trầm tích, nhất là đất sét (Bỉ, Thụy Sĩ) hoặc lưu trữ bằng muối, chẳng hạn trong các mỏ muối (Mỹ, Đức).
Đáng kể nhất là khu chôn rác thải hạt nhân Onkalo tại Phần Lan, nơi được mệnh danh là “nghĩa địa hạt nhân đầu tiên trên thế giới”. Onkalo xây dựng đầu năm 2017 ở độ sâu 450m dưới lòng đất. Với nền đá granit có niên đại gần 2 tỷ năm, trải qua vài thời kỳ băng hà, xung chấn gần như bằng 0, nên là khu vực địa chất ổn định, lý tưởng để chôn các thùng chứa rác thải hạt nhân. Onkalo có sức chứa 5.500 tấn rác thải hạt nhân, được thiết kế để tồn tại trong vòng ít nhất 100.000 năm – khoảng thời gian “đủ lâu” để các chất phóng xạ trở nên vô hại.
Tuy nhiên, dự án này vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của cư dân lo ngại về sự thiếu an toàn các hầm chứa chất phóng xạ và độ bền thùng chứa rác thải hạt nhân.
Tại Pháp, dự án xây dựng khu chôn lấp rác thải hạt nhân sâu 500m dưới lòng đất ở làng Bure dự kiến hoàn thành vào năm 2035, đã bị phản đối quyết liệt trong suốt nhiều năm khi người dân gọi đây là “thùng rác nguyên tử”.
Trước đó, nước Đức đã tiên phong trong các giải pháp xử lý rác thải hạt nhân, khi có kế hoạch dùng mỏ muối xưa ở Gorleben làm kho chứa. Bị người dân địa phương phản đối kịch liệt, chính phủ Đức đã quyết định dừng nghiên cứu kế hoạch này.
Còn ở Anh, khu vực tiềm năng được thăm dò gần với trạm xử lý và tái chế hạt nhân Sellafield đã bị trì hoãn và hủy bỏ sau quá trình tham vấn khoa học và công chúng.
Năm 2011, từng có tin Mỹ, Nhật Bản và Mông Cổ đã đàm phán để xây dựng các cơ sở xử lý chất thải hạt nhân ở Mông Cổ.
Các cuộc đàm phán được giữ bí mật, và dù tờ Mainichi Daily News đã đưa tin về chúng nhưng Mông Cổ đã phủ nhận sự tồn tại của các cuộc đàm phán này. Tuy nhiên, trước sự phản đối của người dân, ngày 13-9-2011, Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj đã ban hành lệnh cấm tất cả cuộc đàm phán với chính phủ nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế về kế hoạch lưu trữ chất thải hạt nhân ở Mông Cổ.
Loay hoay tìm giải pháp
Cho đến nay, giới khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu và tìm tòi những giải pháp khác nhau cho bài toán phóng xạ hạt nhân. Trước hết, chất thải được làm lạnh trong các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng sẽ được đóng kín trong các thùng khô bằng thép và bê tông.
Tiếp đó, có thể chôn rác hạt nhân trong các lớp băng dày hàng chục mét để “bảo quản vĩnh viễn”. Tuy nhiên, ý kiến này nhanh chóng bị bác bỏ do lo ngại hiện tượng biến đổi khí hậu và nóng sẽ làm tan chảy và xê dịch các khối băng.
Giải pháp khác là chôn lấp dưới đáy biển, do phần lớn đáy đại dương đều cấu tạo từ lớp đất sét dày, là nguyên liệu hoàn hảo để hấp thụ phóng xạ của các chất thải hạt nhân. Liên Xô trước đây được cho đã chôn lượng lớn chất thải phóng xạ dưới đáy biển Kara ở Bắc Băng Dương.
Tuy nhiên, nếu “mồ chôn” hạt nhân nổ tung dưới nước hay rò rỉ phóng xạ, hậu quả sẽ khôn lường. Ngoài ra, nguy cơ ô nhiễm đại dương là không thể tránh khỏi, tạo nên mối đe dọa tiêu diệt hệ sinh thái và làm biến đổi gen của sinh vật ở khu vực ảnh hưởng.
Ý tưởng được chú ý hơn là tái chế plutonium làm nhiên liệu. Hiện nay, Cơ quan Vũ trụ châu Âu đang thí điểm chương trình trị giá 1 triệu EUR sử dụng plutonium cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ trong các chuyến thám hiểm không gian.
Theo đó, pin hạt nhân có thể được chế tạo từ đồng vị americium-241 trong phân rã plutonium tại khu vực lưu trữ chất thải Sellafield của Anh, rồi xuất khẩu sang những quốc gia có nhu cầu. Tuy nhiên, phương pháp này vướng phải bài toán chi phí cũng như nguy cơ gây ô nhiễm nếu kỹ thuật tái chế không tốt, đồng thời khó có thể triển khai trong thời gian ngắn do chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu.
Văn Cường
Theo saigondautu.com.vn
Nga bắt đại tá, đại úy hải quân Mỹ gần nơi xảy ra vụ nổ tên lửa hạt nhân
3 tùy viên quân sự Mỹ bị bắt ở gần khu thử nghiệm quân sự tuyệt mật, nơi xảy ra vụ nổ bí ẩn hồi tháng 8 gây rò rỉ phóng xạ.
3 tùy viên quân sự Mỹ bị bắt khi đang ngồi trên tàu đến thị trấn xảy ra rò rỉ phóng xạ ở Nga.
Theo Daily Star, 3 người này bị bắt khi đang ở trên chuyến tàu từ thị trấn Nyonoksa đến thành phố Severodvisnk cách đây 2 ngày. Phía Nga nói 3 tùy viên quân sự Mỹ đã vi phạm quy định khi ở Nga. Đó là không được phép xâm nhập vào khu vực cấm nếu không được cho phép.
Nguồn tin trên báo Nga nói các tùy viên quân sự này sau đó được trả tự do. Nga cũng công bố danh tính 3 người này bao gồm đại úy hải quân William Whitsitt Curtis, tùy viên quân sự Gerry Arriola Anthony và đại tá DS Dann.
Bộ Ngoại giao Nga nói 3 tùy viên quân sự Mỹ nói tên thành phố muốn đến là một địa điểm khác, trong khi đang trên đường tới Severodvisnk. Đây là nơi xảy ra vụ nổ tên lửa hành trình tối mật Burevestnik của Nga, gây rò rỉ phóng xạ.
"Họ nói muốn tới Arkhangelsk nhưng cuối cùng lại trên đường đến Severodvinsk", Bộ Ngoại giao Nga nói trong một thông cáo. "Có lẽ họ bị lạc. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp cho Đại sứ quán Mỹ bản đồ nước Nga", thông cáo nói thêm.
Tuần trước, giới chức Mỹ nói tên lửa hành trình hạt nhân Nga nằm dưới đáy biển Barrent sau vụ thử tên lửa thất bại. Phía Nga cố gắng trục vớt tên lửa và vụ nổ xảy ra vào tháng 8.
Ít nhất 5 người thiệt mạng trong sự cố trên, trong đó có một người "bị nhiễm phóng xạ gấp 1.000 lần", theo Daily Star. Quan chức Nga khẳng định vùng biển nơi xảy ra vụ nổ không bị ô nhiễm phóng xạ và an toàn.
Burevestnik là mẫu tên lửa hành trình tối mật của Nga với khả năng bay trên bầu trời không giới hạn vì sử đụng động cơ hạt nhân.
Theo danviet
Bí ẩn "bàn chân voi" nguy hiểm nhất Trái đất trong thảm họa Chernobyl Chỉ 3 phút ở gần "bàn chân voi" cũng có thể khiến cho bất kỳ người nào tử vong. Bí ẩn bàn chân voi ở trong khu vực nhiễm phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Theo Daily Star, "bàn chân voi" lộ diện ở trung tâm nhà máy điện hạt nhân Chernobyl thực chất là một khối phóng xạ rộng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

Chủ tịch Hạ viện Mỹ tuyên bố 'không còn hứng thú' với dự luật viện trợ mới cho Ukraine

Tỷ phú Elon Musk có thể sắp làm được điều không tưởng với mạng xã hội X

Quan chức Mỹ đề nghị Tổng thống Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản

Sau tháng đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump, các thị trường phản ứng ra sao?

Thừa nhận cay đắng của Ukraine liên quan viện trợ vũ khí của Mỹ

EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

Ông Trump làm thế giới "rung chuyển" trong tháng đầu nhiệm kỳ

Tỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky
Có thể bạn quan tâm

Vừa khoe 'thắng đời 1-0', tôi đau đớn trước dòng tin nhắn của người phụ nữ lạ
Góc tâm tình
06:53:47 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
Sao châu á
06:33:46 22/02/2025
Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng
Ẩm thực
06:29:06 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
Hậu trường phim
06:25:29 22/02/2025
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025
Phim âu mỹ
06:20:56 22/02/2025
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng
Tin nổi bật
00:25:59 22/02/2025
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô
Lạ vui
00:13:14 22/02/2025
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới
Sao thể thao
23:58:31 21/02/2025
Với 10 năm nội trợ, xin khẳng định: 5 mẹo này sẽ giúp bạn tiết kiệm cả sức lẫn tiền
Netizen
23:57:01 21/02/2025
6 thói xấu khiến ngôi nhà giống "bãi rác", giàu đến mấy cũng vẫn có cảm giác "rẻ tiền"
Sáng tạo
23:54:57 21/02/2025