Rác thải điện tử đầu độc môi trường sống
Rác thải điên tử là loại chất thải cực độc, có thể gây hại đến môi trường, gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước
Trung bình mỗi năm, các tổ chức, đơn vị, gia đình ở Hà Nội thải ra hàng trăm tấn rác thải điện tử lẫn trong rác thải sinh hoạt. Rác thải điện tử khi xả thải ra môi trường ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe con người. Theo các chuyên gia về môi trường, hiện nay với mức độ gia tăng chất thải điện tử ngày càng nhanh chóng, cần thiết phải có công nghệ thu gom, xử lý một cách an toàn và khoa học, góp phần bảo vệ môi trường sống và sức khỏe người dân.
Người dân đăng ký bỏ rác thải điện tử tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.
Các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại… ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, với thói quen tiêu dùng của người Việt, sau một thời gian sử dụng, nếu những thiết bị ấy bị lỗi, hỏng thì ngay lập tức sẽ bị bỏ đi, trở thành rác thải. Một số hộ gia đình sẽ đem bán thanh lý cho những người đi thu mua phế liệu.
Chị Đoàn Thị Thoa, ở quận Đống Đa và anh Lê Trần Phong, ở quận Cầu Giấy cho biết: “Những đồ điện tử ở gia đình bị hỏng, mình hay mang ra cửa hàng điện tử sửa hoặc là thu gom rồi bán cho những cô đồng nát”.
“Gia đình mình, khi sử dụng xong, có người đi thu gom, mình bán lại cho người ta, họ xử lý như thế nào thì mình không biết. Rác điện tử nếu để lâu thì độ tự tiêu hủy của nó rất khó, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Nếu mà có chương trình thu gom và tận dụng tái chế được thành những cái sử dụng hàng ngày thì mình thấy rất tốt”.
Người dân tham gia bỏ những thiết bị điện tử hỏng vào thùng rác điện tử tại phường Nghĩa Tân.
Theo Trung tâm Phát triển và Hội nhập, trung bình mỗi năm, một người Việt thải ra môi trường 1 kg rác thải điện tử. Rác thải điện tử hiện có lượng thải cao nhất trong đô thị, tăng từ 20 đến 25%/năm. Đây là loại chất thải cực độc, có thể gây hại đến môi trường, gây rò rỉ hóa chất và kim loại nặng ra không khí, đất, nước và thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, thậm chí, có thể để lại di chứng cho thế hệ sau.
Video đang HOT
Ở Hà Nội, trung bình mỗi năm, các tổ chức, đơn vị, gia đình thải ra hàng trăm tấn rác thải điện tử lẫn trong rác thải sinh hoạt. Phần lớn số rác thải điện tử này được các cơ sở tư nhân ở ngoại thành khai thác, thu mua, chế biến kỹ thuật thủ công không đúng cách, xả thải ra môi trường gây hại cho sức khỏe của mọi người. Mặt khác, các cơ sở này chỉ tận thu một vài kim loại tái chế thành nguyên liệu, còn số lượng lớn các thành phần khác đều bị thải ra môi trường. Mặc dù lượng chất thải điện tử ở Việt Nam ngày càng gia tăng, nhưng vấn đề xử lý loại chất thải này vẫn còn gặp nhiều khó khăn và chưa được chú trọng đúng mức.
Trước thực trạng đó, cuối tháng 9 vừa qua, Chương trình hỗ trợ thu gom, tái chế rác thải điện tử miễn phí cho người dân Thủ đô, hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn 2015 đã được tổ chức tại thành phố Hà Nội. Theo đó, các hoạt động thu gom rác thải điện tử miễn phí được thực hiện tại các điểm thu gom ở 2 phường: Nghĩa Tân, Yên Hòa (quận Cầu Giấy) và 3 phường: Quán Thánh, Đội Cấn, Thành Công (quận Ba Đình).
Bà Nguyễn Thanh Nga, cán bộ môi trường, phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) cho biết: Rác thải điện tử được thu gom tại phường, hàng tháng sẽ được phân loại theo từng dòng thiết bị, sau đó được tháo dỡ và chuyển giao cho Công ty HP và Apple xử lý theo quy trình công nghệ kỹ thuật cao, chuyên nghiệp và thân thiện với môi trường nhằm đảm bảo tối đa hóa lượng tài nguyên thiên nhiên thu hồi được sau tái chế. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thanh Nga hiện nay người dân vẫn chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về việc xử lý chất thải một cách đúng đắn: “Phường ngày nào cũng tuyên truyền, phát động xuống tổ dân phố vận động người dân hiểu tác hại của rác thải điện tử. Đầu tiên là phải thay đổi suy nghĩ của họ nên công tác tuyên truyền là quan trọng nhất, vận động mọi người nâng cao nhận thức và có ý thức xây dựng thì sẽ hiệu quả hơn, vì không phải ai cũng biết, ai cũng nắm được”.
Rác thải điện tử được đựng trong chiếc thùng tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy.
Theo Giáo sư – Tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, việc thu hồi và xử lý rác thải điện tử là vô cùng cần thiết, nhằm tạo điều kiện phát triển cho ngành công nghiệp môi trường, tiết kiệm được nguồn tài nguyên; Đồng thời, khắc phục tình trạng thu gom, tái chế manh mún, thủ công tại các làng nghề hiện nay đang gây tác động xấu đến môi trường. Thời gian tới cần nhân rộng mô hình thu gom rác thải điện tử trên toàn thành phố và cả nước để việc xử lý rác thải điện tử hiệu quả hơn.
Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Phạm Ngọc Đăng nêu ý kiến: “Phải có những cơ sở để xử lý, thu hồi các kim loại quý, đồng thời xử lý các chất độc hại để bảo vệ môi trường là cần thiết. Việc thí điểm một vài nơi chưa đủ. Hà Nội cần phải tách các chất thải nguy hại trong chất thải sinh hoạt của dân ở toàn thành phố thì mới tránh được ô nhiễm môi trường”.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 16/2015 về việc thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ từ rác điện tử nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh cho người dân. Quyết định này đã có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2016. Hy vọng rằng, với sự vào cuộc của chính quyền, các ban, ngành chức năng, tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải điện tử sẽ sớm được khắc phục và giảm thiểu./.
Thy Hạt
Theo_VOV
Người dân Hà Nội khốn khổ vì các điểm tập kết rác thải sinh hoạt
Với 30 đơn vị hành chính, mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt thành phố Hà Nội thải ra là khoảng 5.400 tấn, cao điểm lên tới trên 7.000 tấn, trong khi tại các quận mới như Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải mới chỉ đạt được trên 70%.
Các điểm tập kết rác thải sinh hoạt khiến người dân phải chịu đựng mùi xú uế và ô nhiễm. ( Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Đây chính là căn nguyên dẫn đến tình trạng ở một số nơi, người dân Thủ đô đang khốn khổ vì hàng ngày phải chịu đựng sự ô nhiễm bởi các điểm tập kết rác thải sinh hoạt bị ùn ứ do không kịp thu gom xử lý và do cả sự tắc trách của một số cán bộ, công nhân môi trường đô thị.
Tại tuyến đường Nguyễn Khang, đoạn đối diện với trạm y tế phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cứ buổi chiều hằng ngày luôn có từ 3-5 thùng rác, thậm chí có thời điểm lên tới cả chục thùng tập kết, tất cả đều chất đầy các loại rác thải sinh hoạt.
Điều đáng nói là những thùng rác tập kết tại đường Nguyễn Khang thường xuyên ở tình trạng không che phủ bạt nên bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trong khu vực.
Anh Ngô Sỹ Long, cán bộ của trạm y tế phường Yên Hòa, cho biết rác thải tập kết ở đây gây ảnh hưởng lớn đến vệ sinh môi trường khu vực. Khu vực này thường xuyên có nhiều người qua lại, nhất là trong các đợt phát thuốc cho người già, tiêm chủng, nhỏ vitamin cho trẻ em..., người dân phải xếp hàng đứng đợi, hứng chịu mùi xú uế của rác, nhất là vào những ngày nắng nóng, việc phát tán mùi rác càng mạnh mẽ hơn. Còn khi trời mưa lớn, nước bẩn từ thùng rác thải rỉ ra đường, làm tăng nguy cơ phát tán bệnh tật.
Cũng ở tình cảnh tương tự, một số hộ dân ở ngõ 629, phố Kim Mã (quận Ba Đình, Hà Nội), cho biết nhiều năm nay phải chịu cảnh ô nhiễm do những thùng đựng rác thải gây ra. Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, những thùng rác thải được tập kết ven đường còn làm mất mỹ quan đường phố, tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với người tham gia giao thông, nhất là vào buổi tối.
Chị Nguyễn Thị Vân, người dân ngõ 629 bức xúc: "Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị tới các cấp di chuyển điểm tập kết rác thải đi nơi khác, nhưng từ nhiều năm nay chưa được cấp có thẩm quyền giải quyết, không biết người dân ở đây phải chịu cảnh ô nhiễm đến khi nào."
Đó chỉ là hai trường hợp điển hình của tình trạng một số thùng thu gom rác thải mất vệ sinh trên địa bàn Thủ đô, đang có tác dụng ngược, khiến nhiều người dân phải chịu cảnh ô nhiễm.
Ông Phạm Văn Đức, Phó Tổng giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội, cho biết đơn vị được giao quản lý đảm bảo môi trường tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Long Biên.
Theo quy định, với những thùng thu gom rác được tập kết tại vị trí quy định, sau khoảng hai tiếng sẽ được xe chuyên dụng đến chở đi. Các thùng rác khi tập kết đều phải che phủ bạt để tránh phát tán ô nhiễm.
Cũng theo ông Phạm Văn Đức, việc người dân phản ánh ô nhiễm là có cơ sở vì không phải lúc nào công nhân cũng thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên, cũng không ít gia đình, hộ dân do làm ăn, buôn bán không muốn những thùng rác án ngữ "mặt tiền," nên thường có ý kiến.
Thực tế thì công ty môi trường không được phép tùy tiện chọn địa điểm đặt thùng rác mà phải xin ý kiến của phường, tổ dân phố. Trong trường hợp những tổ đội, tập kết rác sai vị trí sẽ bị thanh tra nội bộ của công ty phạt. Ngoài ra, với việc tập kết rác sai quy định, còn bị thanh tra xây dựng của quận, công an khu vực xử lý do vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Hiện tại, công tác thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được xã hội hóa, tổng cộng có 26 đơn vị tham gia, trong đó có nhiều công ty tư nhân, công ty cổ phần.
Mặc dù là lĩnh vực công ích, nhưng khi doanh nghiệp tham gia sẽ có bài toán lỗ lãi. Có lẽ xuất phát từ vấn đề doanh thu, lợi nhuận nên một số doanh nghiệp tham gia lĩnh vực thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn Hà Nội đã nghĩ ra những cách làm ngang tắt, tự ý rút bớt quy trình, không tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường đối với việc tập kết rác chờ xử lý để giảm ngày công lao động, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Tình trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng liên quan của thành phố Hà Nội cần thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định về thu gom, xử lý rác thải, nhằm bảo vệ môi trường sống cho người dân.
Năm nay, thành phố Hà Nội tiếp tục chọn là "Năm trật tự văn minh đô thị," với quyết tâm xây dựng thành phố ngày càng sáng xanh, sạch đẹp hơn. Bên cạnh việc xây dựng thêm những nhà máy xử lý rác; bổ sung thêm xe vận chuyển rác..., thì với những kiến nghị của người dân về đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh địa điểm tập kết rác thải, cũng cần được các cơ quan chức năng của thành phố quan tâm xem xét, nghiên cứu để tìm ra phương thức thu gom, xử lý rác một cách hợp lý, khoa học hơn, nhằm hạn chế phát sinh ô nhiễm môi trường ngay từ chính những công cụ phục vụ bảo vệ môi trường./.
Theo Vietnam Plus
Tiếp nhận xe bán tải thu gom rác và PCCC trên các hẻm nhỏ Sáng 27.4, UBND quận 1 (TP.HCM) tổ chức tiếp nhận 2 xe bán tải với tổng trị giá gần 600 triệu đồng do Công ty TNHH Việt Nam Suzuki trao tặng. Lãnh đạo UBND quận 1 (phải) tiếp nhận xe bán tải thu gom rác và PCCC trên các hẻm nhỏ vào sáng 27.4 Theo Phó chủ tịch UBND quận 1 Lê Trương...