Rắc rối với Huawei làm ‘tổn thương’ toàn ngành công nghiệp smartphone
Hãng nghiên cứu thị trường Canalys đã đưa ra nhận xét rằng toàn bộ ngành công nghiệp smartphone sẽ bị tổn thương, bởi những gì mà Huawei đang phải gánh chịu từ lệnh cấm từ phía Mỹ.
Doanh số smartphone toàn cầu bị ảnh hưởng vì lệnh cấm của Mỹ nhắm vào Huawei – Ảnh: AFP
Theo PhoneArena, Canalys cho rằng điều này xuất phát từ “những điều không chắc chắn xoay quanh các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung, sắc lệnh hành pháp Mỹ đã ký vào ngày 15.5 và những diễn biến tiếp theo.
Mặc dù thật khó để đưa ra dự báo hậu quả dài hạn của căng thẳng hiện tại giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc nhưng Canalys đã giảm dự báo đơn hàng smartphone trong năm 2019 xuống còn 1,35 triệu máy, mức giảm 3,1% so với tổng doanh số năm ngoái, đánh dấu mức sụt giảm đáng lo ngại đối với ngành công nghiệp vốn có sự tăng trưởng ổn định và ấn tượng cách đây không lâu.
Thị trường smartphone trong một thời gian có sự tăng trưởng chậm do thiếu sự đổi mới để thuyết phục người dùng nâng cấp từ thiết bị cầm tay cũ. Nhưng với sự ra đời của kết nối 5G và các thiết kế ngày càng táo bạo hơn như điện thoại gập lại, sự sụt giảm doanh số smartphone thực sự là một điều thất vọng.
Video đang HOT
Cũng theo Canalys, doanh số smartphone sẽ tăng trở lại vào năm 2020, với doanh số đạt 1,39 tỉ chiếc, tức tăng 3,4% sau khi chứng kiến 2 năm liên tiếp sụt giảm 4,5% và 3,1% trong năm 2018 và 2019.
Tất nhiên, tổng doanh số smartphone năm nay là rất dễ biến động và khó dự đoán, phụ thuộc rất nhiều vào việc Huawei có được phép tiếp tục kinh doanh với các công ty Mỹ hay không. Giả định các hạn chế sẽ được mở rộng thêm 90 ngày thì việc lấy lại thị trường ở nước ngoài của Huawei sẽ cần thêm một khoảng thời gian.
Theo Thanh Niên
Trung Quốc sẽ đáp trả Mỹ sau khi dự thảo an ninh mạng được thông qua?
Cơ quan Không gian Mạng Trung Quốc hôm 24/5 đã công bố dự thảo 'Các biện pháp đánh giá An ninh mạng'.
Hãng Huawei của Trung Quốc và hãng Google của Mỹ (ảnh minh họa).
Theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP), Cơ quan Không gian Mạng Trung Quốc hôm 24/5 đã công bố dự thảo "Các biện pháp đánh giá An ninh mạng", trong đó nhấn mạnh công nghệ bảo mật và có thể kiểm soát được trong hạ tầng thông tin trọng yếu của Trung Quốc.
Theo nội dung dự thảo, các đơn vị khởi động hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc, gồm các công ty viễn thông lớn và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, được yêu cầu phải đánh giá rủi ro liên quan tới an ninh quốc gia trước khi mua các dịch vụ và sản phẩm của nước ngoài.
Dự thảo của Trung Quốc không nêu cụ thể các trường hợp bị coi là đe dọa tới an ninh quốc gia, thay vào đó đề cập tới khái niệm rộng hơn về việc rò rỉ, mất mát và chuyển các dữ liệu quan trọng xuyên biên giới.
Cơ quan giám sát an ninh mạng của Trung Quốc đã công bố dự thảo trên mạng để chờ lấy phản hồi của công chúng cho tới ngày 24/6. Đây là một phần trong các biện pháp đảm bảo an ninh liên quan tới việc thực thi luật an ninh mạng của Trung Quốc, vốn đã có hiệu lực từ tháng 6/2017.
Giới phân tích nhận định dự thảo của Cơ quan Không gian mạng Trung Quốc là công cụ để đáp trả các động thái gần đây của Mỹ nhằm ngăn các công ty công nghệ Mỹ tiếp cận Trung Quốc trên cơ sở an ninh quốc gia.
"Bắc Kinh có thể sử dụng dự thảo này để ngăn chặn việc mua công nghệ Mỹ trên cơ sở an ninh quốc gia. Đây dường như là biện pháp đáp trả quyền lực rộng rãi của chính phủ Mỹ trong sắc lệnh hành pháp mới", - ông Samm Sacks, nhà nghiên cứu kinh tế số Trung Quốc và chính sách an ninh mạng tại trung tâm nghiên cứu New America ở Mỹ nói với SCMP.
Chuyên gia Nick Marro tại Economist Intelligence Unit cho rằng nếu dự thảo được thông qua thành luật, điều đó sẽ cho phép Bắc Kinh chặn các công nghệ không mong muốn của Mỹ khỏi thị trường Trung Quốc.
"Sự không rõ ràng trong quy định của dự thảo cho thấy Trung Quốc khá linh hoạt trong cách mà họ muốn thực thi dự thảo. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể áp đặt các biện pháp mang tính định tính với các công ty Mỹ như một phần trong phản ứng đáp trả cuộc chiến thương mại", - ông Marro đánh giá.
Theo ông Marro, người nghiên cứu về chính sách đối ngoại Trung Quốc, dự thảo mới đã cho thấy gánh nặng đặt lên các công ty nước ngoài sẽ rất lớn. Giới chuyên gia nhận định với động thái trả đũa của Trung Quốc lên các công ty Mỹ thông qua dự thảo mới, thế giới đang đi theo con đường của hai hệ sinh thái công nghệ riêng biệt, trong đó Trung Quốc chối bỏn các công ty Mỹ và Hoa Kỹ cũng không cho các công ty Trung Quốc hoạt động trên lãnh thổ của mình.
Cách đây vài ngày, Bộ Thương mại Mỹ đã liệt Huawei và 70 chi nhánh của công ty này vào danh sách đen, không cho phép các đơn vị này mua các thiết bị từ đối tác ở Mỹ nếu chưa được sự cho phép của chính quyền Washington. Sau đó, các hãng công nghệ lớn của Mỹ gồm Google, Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom cũng dừng quan hệ với Huawei.
Theo giao thông
Bị Mỹ cấm cửa, Huawei đã có 'vũ khí' đáp trả mạnh mẽ Huawei có thể tìm kiếm đối tác thay thế hoặc kiện Sắc lệnh của Tổng thống Trump để phá vòng vây về kinh tế. Huawei, tập đoàn công nghệ viễn thông lớn nhất Trung Quốc đang dần bị cô lập sau khi các đối tác lớn như Google, Qualcomm và ARM cắt đứt quan hệ làm ăn với tập đoàn này. Vẫn chưa...