Rắc rối lấy sếp làm chồng
Chồng có phải chỉ là sếp của người ta đâu, mà còn là sếp của mình nữa.
Là sếp hay là chồng?
Nếu một chị nào đó bảo chả thích chồng làm sếp thì chắc ít người tin lắm. Vợ sếp vừa có nhiều tiền để tiêu, vừa được nể mặt, đẳng cấp bản thân được tâng lên một bậc (mình cũng phải thế nào mới lấy được ông chồng ngon thế chứ). Nếu chị nào cưới vị sếp từ thuở hàn vi thì còn được tự hào là mình có tướng vượng phu: hồi chưa làm chồng mình, ông ấy đi xe đạp rách, nhờ lấy mình mới được phát đường công danh sự nghiệp, lên xe xuống ngựa như bây giờ…
Tóm lại, làm vợ sếp thì sướng rồi. Thế nhưng nếu như chồng không chỉ là sếp của thiên hạ mà còn là sếp của cả mình nữa thì đôi khi cũng không phải dễ chịu lắm.
Ít nhất thì đó cũng là cảm nhận của chị Thương, 31 tuổi, Hà Nội, người đã 2 năm nay là phu nhân tổng giám đốc. Thương làm việc ở công ty ngay từ hồi mới ra trường, nhưng đến năm 27 tuổi mới có điều kiện làm việc nhiều với sếp tổng, lọt vào mắt xanh của ông, được điều chuyển về bộ phận giúp việc cho sếp, rồi thành người yêu và vợ sếp. Cưới nhau xong, Thương lại được chuyển sang bộ phận khác, nhưng phòng làm việc của hai người vẫn khá gần nhau.
Chuyện vợ chồng thì rõ lắm cung bậc: âu yếm, ve vãn, say đắm, giận hờn, nũng nịu… Nhiều khi, Thương quên mất cái tư cách “phu nhân” bị trăm con mắt dòm vào, thốt lên những câu nhõng nhẽo với chồng ngay trên cơ quan, hoặc tệ hơn, hầm hầm trách mắng chồng vì một tội rất chi là thâm cung bí sử, khiến không ít nhân viên giấu mặt vào màn hình máy tính để cười tủm, rồi gõ bàn phím lách cách truyền tin cho nhau qua đường chát chít.
“Chồng mình nhiều lúc giận mình lắm, bảo ngoài băm rồi mà còn trẻ con, cư xử không chín chắn, để nhân viên nó cười chồng. Mình nghĩ cũng ấm ức. Ở công ty, ngoài nhà mình ra còn ba bốn đôi khác, lúc nào cũng ríu rít như đôi chim cu, lại còn trêu ghẹo nhau, lôi nhau ra mắng yêu trước mặt mọi người. Mình chỉ vì mang danh vợ sếp mà phải làm một quý bà trịnh trọng”, Thương than phiền và bảo rằng, chị biết thừa trong công ty đang lưu hành một sê-ri các giai thoại hài hước về sếp và vợ. Thực ra với chị, đó cũng chỉ là những chuyện vui nhộn đáng yêu thôi, chị không thấy vấn đề gì, nhưng chồng lại thấy nó ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của anh.
Thực ra thì nhiều người ở công ty cũng cho là sếp bà đôi khi hơi vô duyên. Chẳng hạn có lần sếp Tổng qua bộ phận của Thương phổ biến vài việc. Khi anh rời đi, Thương gọi với theo: “ Chồng ơi, cầm hộ em túi bỉm này về với. Lát em đi ăn ốc với cô Vân rồi cô ấy chở em về bằng xe máy luôn, ngại cầm quá”. Sếp đỏ mặt, không nói gì, quay lưng đi luôn. Thế mà Thương còn ngơ ngác, rồi cười bảo: “ Cái lão này rõ là hâm!”.
Video đang HOT
Bản thân Thương cũng chia sẻ: “ Anh ấy bảo mình, em hay thật, ở cơ quan thì quên mất chồng là sếp, ở nhà lại quên mất sếp là chồng, cứ lôi chuyện công việc ra tranh luận trong khi chồng đang muốn bàn chuyện gia đình, sao lúc họp ở công ty em không phát biểu luôn đi. Có lẽ mình cũng phải sửa đổi một chút thật. Hay mình xin sang chỗ khác làm nhỉ?”.
Là vợ sếp, chị phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, cẩn trọng hành vi của mình từng ly từng tí (Ảnh minh họa)
Bị soi và “ném đá” ngầm
Thường thì dân công sở dễ chấp nhận một bà sếp “từ trên trời rơi xuống” – tức khi họ biết sếp thì bà ấy đã là vợ sếp rồi – hơn là một cô đồng nghiệp của mình bỗng một ngày được sếp “cất nhắc” lên vị trí phu nhân, nhất là khi vợ sếp vốn chỉ là một nhân viên bình thường mà thôi. Đó là điều mà Thúy, 27 tuổi, rút ra sau khi “một bước lên bà”.
Thúy chia sẻ: “ Nhìn ánh mắt của họ, em hiểu ngay, họ cho em là chuột sa chĩnh gạo. Họ khó chịu vì em cũng chỉ là một đứa con gái bình thường thôi, thậm chí năng lực không bằng họ, thế mà &’lừa’ được anh ấy. Trước mặt, họ vẫn vui vẻ với em, thậm chí lấy lòng em, nhưng sau lưng, họ nói với nhau rằng không hiểu sếp tìm thấy cái gì ở con bé tầm thường đó chứ, rằng con này trông thế mà khôn thật, rất biết thả câu”.
“Em còn nghe có người nói, chị ta thấy mọi giá trị đảo lộn hết khi phải tỏ ra kính trọng một đứa vừa ít tuổi và thiếu kinh nghiệm làm việc như em, trong khi thực ra em đâu có đòi hỏi ai đó phải cung kính với mình đâu. Em vẫn chỉ coi mình là một đồng nghiệp của họ thôi mà”.
Thúy cho biết, vì là vợ sếp, cô không bị ai gây khó dễ trong công việc, nhưng nhất cử nhất động của cô đều bị soi mói. Chỉ cần một sơ suất nhỏ, những nữ đồng nghiệp tự cho là thông minh, sâu sắc hơn cô sẽ lập tức kể cho nhau nhé, thêm mắm thêm muối, đưa cô ra làm trò cười trong các câu chuyện phiếm. Vì sợ khoảng cách giữa mình với họ càng rộng thêm nên Thúy không muốn phàn nàn chuyện đó với chồng. Vì thế, cô rất stress. Cuối cùng, để thoát khỏi tình trạng này, Thúy âm thầm tìm công việc mới.
Nỗi ấm ức của Phượng, cũng là một người lấy sếp làm chồng, lại khác. Phượng có năng lực, đó là điều giúp chị thăng tiến nhanh trong công ty. Thế nhưng, cứ mỗi lần được khen thưởng hay bổ nhiệm vào vị trí mới, chị lại nghe những lời thì thầm, bàn tán tỏ ý không phục, rằng chẳng qua là sếp bà nên mới được nâng đỡ.
“Những người đó họ chỉ nói sau lưng nên tôi không có cách nào ba mặt một lời, bắt họ chứng minh điều họ nói là đúng”, Phượng nói . “Mặc dù tất cả các vụ khen thưởng hay bổ nhiệm của tôi đều có căn cứ rất rõ ràng, đó là doanh số tăng vọt, là sự thành công của các dự án, các ý tưởng mới. Thế nhưng một khi người ta muốn lờ điều đó đi mà chỉ nhìn vào địa vị sếp bà của tôi thì tôi cũng đành chịu”.
Còn Bảo Hương thì ngược lại, có quan hệ rất tốt với phái nữ trong cái công ty mà chị làm việc và chồng chị lãnh đạo. Chị em thân thiện, ríu rít với nhau, rủ nhau ăn quà vặt, mua sắm váy áo, đi spa, và nhất là buôn đủ thứ chuyện. Trong công ty có ai hắt hơi sổ mũi gì họ cũng kể với chị. Thế nhưng chính điều đó làm Bảo Hương không chịu nổi, bởi nhiều chuyện được kể liên quan đến chị, chính xác hơn là đến chồng chị, mà cụ thể hơn nữa là chuyện ái tình, bồ bịch của anh.
“Mình làm ngay trong công ty, lại chẳng phải hạng đần độn, làm sao có chuyện anh ấy cặp bồ mà mình không biết. Mình đã bảo các cô ấy đừng nói những chuyện kia với mình nữa. Thế nhưng họ cứ nói. Nào là cái cô thư ký hễ gặp sếp và cố tình kéo cổ áo xuống, kéo gấu váy lên, nào là sếp và cô ấy thì thầm gì lâu lắm, nào là hôm nọ sếp với cô kế toán đãi khách gì mà khuya thế…”
“ Mình có cảm giác họ nói những chuyện đó vừa để tâng công vừa để cho mình phải cảm thấy nghi ngờ, khổ sở, họ muốn thấy một người vẫn được cho là sung sướng, may mắn hơn họ cũng phải có bi kịch riêng”, Bảo Hương nói.
Hương tâm sự, chị biết rằng không ít người tuy luôn tỏ ra tốt với chị nhưng sẽ rất vui nếu biết gia đình chị có chuyện không hay. Vì thế, là vợ sếp, chị phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, cẩn trọng hành vi của mình từng ly từng tí. Bởi đã có lần, nghĩ xung quanh không có ai, chị trách nhẹ chồng một câu về chuyện anh không đi cùng chị về quê đám cưới cô em họ. Thế mà sau đó trong công ty đã lan truyền chuyện vợ chồng sếp đang đồng sàng dị mộng, bề ngoài thế thôi chứ thực ra thân ai nấy lo từ lâu lắm rồi, sếp còn chả thèm về quê vợ nữa kia mà…
Sau những chuyện như vậy, Bảo Hương tự rút ra kết luận, đã ở vị trí cao thì khó tránh việc bị săm soi và những chuyện thị phi, có cố ngăn cũng chẳng ích gì. Tốt nhất là bịt cái tai lại để bảo vệ tinh thần của mình. Vị thế, chị né dần những cuộc “buôn dưa, bán cà” của chị em trong công ty.
Đáp lại câu đùa: “ Làm vợ sếp khổ nhỉ!”, Bảo Hương cười: “ Khổ gì đâu, vợ chồng đã cùng nhau trải qua bao gian truân còn được, chút phiền toái cỏn con ấy đáng gì. Trong cuộc sống, thị phi là thường, mình xác định thế để biết cách sống chung với nó là được, dù là vợ sếp hay vợ ai cũng vậy thôi”.
Theo 24h
Vợ sếp bá đạo
Có nơi nào mà cả nhân viên lẫn sếp đều né "sếp bà" như né tà không?
Công ty tôi làm rất tốt, mọi người đều thương yêu nhau đến nỗi không khí y hệt một gia đình. Chúng tôi còn gọi vui sếp là "papa" còn vợ sếp là "mama". Nhưng "mama" dạo này không còn đáng yêu như ngày xưa nữa. Cũng tại rảnh rỗi sao đó mà vợ sếp lại nghe lời mấy bà bạn đi tham gia... bán hàng đa cấp.
Từ ngày ấy, cứ gặp chúng tôi là cô ấy lại mời mua món này món kia rồi rủ rê đi làm thành viên cấp dưới gì đó. Có ai như cô ấy không, chồng làm sếp mà vợ thì cứ rỉ tai nhân viên rằng làm công ăn lương thì biết khi nào mới giàu, ta phải biết nắm bắt thời cơ vươn lên làm những triệu phú bla bla bla. Ban đầu chúng tôi cũng mua vui vài món cho cô ấy vui thú dù thực là món nào cũng đắt quá mạng, mà mua về thì vứt xó nhà chứ có xài bao giờ đâu.
Ôi... vợ sếp, khi nào cô mớ tỉnh táo lại giúp chúng tôi đây (Ảnh minh họa)
Ấy vậy mà đến tối, cô lại gọi điện tới từng đứa để hỏi thăm xem "U ống hộp thuốc cô đưa chắc giống như uống tiên đơn con há, con cứ uống hết hộp đảm bảo không bao giờ bệnh tật gì nữa". Rồi sau đó lại " Con cái có hiếu thì phải nghĩ tới sức khỏe của song thân, con mua món abc để đem tặng gia đình". Cô còn "bá đạo" tới mức lấy danh sách khách hàng của công ty chúng tôi để gọi tới dụ dỗ mua hàng, báo hại chúng tôi lãnh đủ cơn bực tức của khách. Ban đầu cả đám cũng ráng chịu trận vì nể sếp nhưng chắc sếp cũng biết nên cứ tỏ vẻ áy náy với chúng tôi mãi.
Khổ thân sếp, nói mà vợ không nghe lại còn bị mắng ngược trở lại là... cản đường phát triển của vợ. Giờ thì công ty tôi "lạ nhất hàng" rồi. Có nơi nào mà cả nhân viên lẫn sếp đều né "sếp bà" như né tà không? Đến nỗi cả đám thi nhau đổi số di động, còn sếp thì tính đường dọn vào ở luôn trong văn phòng để không phải đấu khẩu với vợ nữa. Ôi... vợ sếp, khi nào cô mớ tỉnh táo lại giúp chúng tôi đây.
Theo 24h
Gặp sếp góa "hám" trai trẻ Anh Lâm về nhà với vẻ mặt rất phấn khởi. Anh liến thoắng kể cho chị Hà - vợ anh nghe về một sự lạ ở công ty anh, ấy là việc bà sếp chuyển công tác. Nhìn bà sếp sắp đồ ra đi, nhân viên ai cũng mở cờ trong bụng, đặc biệt là cánh đàn ông, con trai. Anh cũng mừng...