Rắc rối chị em phải đối mặt trong kì kinh nguyệt
Cơ thể của người phụ nữ là một cấu trúc phức tạp với đặc trưng là chu kì kinh nguyệt. Chỉ riêng chu kì kinh nguyệt thôi cũng đa dạng và khác nhau ở tùy từng người. Có những người có chu kì đều đặn hoặc kéo dài hơn những người khác. Đặc điểm chung của chu kì kinh nguyệt ở hầu hết chị em phụ nữ là bị ảnh hưởng bởi thói quen hàng ngày và trọng lượng cơ thể.
Nhìn chung, về vấn đề kinh nguyệt, các chị em thường “ đối mặt” với 3 vấn đề đáng lo lắng là: Không có chu kì, chu kì không đều đặn và đau bụng kinh.
Ảnh: Inmagine
Không có chu kì kinh nguyệt
Trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, các chu kì thường sẽ không thường xuyên. Trong những tháng đầu, kinh nguyệt có thể ít, vài tháng sau có thể sẽ nhiều hơn. Quy luật này không phải xảy ra ở tất cả chị em, có những chị em có lượng máu khá ít trong các kì kinh, cho dù họ đã có kinh được một thời gian dài. Điều này là hoàn toàn bình thường.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có một số phụ nữ vẫn có chu kì đều đặn hàng tháng nhưng đột nhiên dừng lại không rõ lý do. Trường hợp này gọi là vô kinh.
Đây là một trong những vấn đề phổ biến nhất liên quan đến kinh nguyệt. Thông thường, mang thai là nguyên nhân chắc chắn của hiện tượng mất kinh. Ngoài ra, các yếu tố khác như quá gầy, ăn quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng mất kinh, nhất là đối với nhứng phụ nữ mới trưởng thành. Lý giải cho những nguyên nhân này là do sự mất cân bằng của hormone.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
Có thể nói, chu kì kinh nguyệt thất thường là vấn đề kinh nguyệt thường gặp nhất ở phụ nữ. Kinh nguyệt không đều được biểu hiện dưới 2 hình thức là chu kì dài ngày hoặc ngắn ngày hơn bình thường. Đây còn được gọi là rối loạn kinh nguyệt.
Lý do phổ biến nhất cho vấn đề này là do hormone, ảnh hưởng đến việc phát triển và sản sinh trứng. Nếu trứng không được sinh ra và rụng thì sẽ không có chu kì nguyệt san. Cách thức đơn giản để điều trị vấn đề này là điều hòa kinh nguyệt.
Đau trong chu kì
Rất nhiều phụ nữ bị đau trong suốt những ngày “đèn đỏ”, có người bị đau nặng, có người bị đau nhẹ, và thuốc giảm đau được coi là cứu cánh trong trường hợp này. Đau bụng trong kì kinh nguyệt gây ảnh hưởng khá nhiều đến phụ nữ, cả về sức khỏe lẫn sinh hoạt hàng ngày.
Các cơn đau trong ngày “đèn đỏ” thường gặp ở vùng bụng dưới và có thể đau vòng ra phía sau và hông. Có nhiều lý do gây ra các cơn đau bụng, bao gồm cả nhiễm trùng trong thời gian này. Cách tốt nhất để điều trị chứng đau bụng là hỏi ý kiến bác sĩ.
Điều trị các vấn đề kinh nguyệt
Trong 3 vấn đề trên thì đau trong kì nguyệt san là vấn đề khó có thể chữa khỏi nếu không rõ lý do làm cho chị em bị đau trong khi những người khác thì không. Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm có thể được dùng để giúp chị em đối phó với cơn đau.
Theo SK&ĐS
Mất kinh vì chăm tập thể dục
Mặc dù tập thể dục đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tối ưu nhưng những động tác thể dục mạnh mẽ rất có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
Vô kinh là một thuật ngữ y tế cho chu kỳ kinh nguyệt bị mất. Nếu các hoạt động thể chất của bạn chịu trách nhiệm cho những bất thường của kinh nguyệt thì bạn nên cắt giảm cường độ tập luyện và sắp xếp lại thói quen luyện tập của mình để giúp kinh nguyệt trở lại bình thường.
Vô kinh
Trường hợp kinh nguyệt bị mất thường được gọi là vô kinh. Nguyên nhân cơ bản của vô kinh thường hiếm khi nghiêm trọng. Mặc dù chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể khác nhau một chút, hầu hết phụ nữ có chu kì kinh từ 26 đến 35 ngày, chảy máu kéo dài trung bình 3-5 ngày. Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt xảy ra do những thay đổi trong cân bằng hormone.
Khả năng sinh sản
Nói chung, không có chu kì kinh nguyệt thường phản ánh một điều là không có rụng trứng, một nguyên nhân gây vô sinh tạm thời. Trong những tháng mà bạn không rụng trứng, bạn không thể có thai. Điều trị vô kinh thường liên quan đến việc bổ sung estrogen và progesterone. Bác sĩ của bạn cũng có thể sẽ khuyên bạn nên thay đổi thói quen tập thể dục để thúc đẩy chu kì "đèn đỏ" bình thường.
Tập thể dục quá nhiều là một nguyên nhân phổ biến của vô kinh.
Tập thể dục
Tập thể dục quá nhiều là một nguyên nhân phổ biến của vô kinh. Các nữ vận động viên thường chỉ duy trì lượng chất béo tối thiểu trong cơ thể dễ có nguy cơ kinh nguyệt không đều. Cắt giảm về mức độ của cường độ tập thể dục có thể giúp kinh nguyệt trở lại bình thường.
Bạn chỉ nên tập thể dục ở mức vừa phải với các hoạt động aerobic trong khoảng 150 phút mỗi tuần, tắng cường hoạt động cơ bắp ít nhất hai lần mỗi tuần. Các hình thức hoạt động aerobic bao gồm đi bộ nhanh, đi bộ đẩy xe, đi xe đạp trên các bề mặt hơi nhấp nhô và biểu diễn thể dục nhịp điệu dưới nước. Các hoạt động vận động tăng cường bao gồm nâng tạ và tập yoga hỗ trợ cân nặng của cơ thể của bạn.
Cân nhắc
Nếu thấy kinh nguyệt của mình không ổn định thì nên thông báo cho bác sĩ biết. Đồng thời cũng nên giảm cường độ và tần suất của thói quen tập thể dục hàng ngày của bạn để giảm bớt vấn đề này. Ngoài lý do tập thể dục quá nhiều, nguyên nhân khác có thể vô kinh bao gồm mang thai, cho con bú, các vấn đề về tuyến giáp, mãn kinh sớm và các khối u tuyến yên.
Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid và thuốc tránh thai, cũng có thể chịu trách nhiệm cho những thay đổi liên quan đến kinh nguyệt. Giảm cân, căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone của bạn, tăng nguy cơ bị mất chu kỳ kinh nguyệt.
Thep PNO
Chu kỳ dài hơn bình thường: bị làm sao? Sự thực mình bị làm sao? - Thiếu phụ 27 tuổi đã vài ngày lo lắng. Đã hơn một tuần chị ngán mọi thứ. Chị có cảm giác như cơ thể cạn sức sống. Thậm chí cả sex cũng không còn quyến rũ. Chắc chắn vì tình trạng stress kéo dài do công việc trên cơ quan - chị tự lý giải. Hy...