Rác quảng cáo đu ngọn cây, ôm thân cột điện
Để hấp dẫn khách hàng, nhiều hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tìm đủ mọi cách để giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến với khách hàng.
Các tấm pano, áp phích, các biển hiệu quảng cáo to nhỏ cứ “hồn nhiên” lơ lửng trên các ngọn cây, cột điện của phố phường Hà Nội, phớt lờ quy định luật Quảng cáo.
Cửa hàng cơm phở, café trưng biển quảng cáo quanh thân cột điện trước cửa hàng, thậm chí tận dụng cả thân cây đã chết lá để treo biển.
Thân cây, cột điện ngổn ngang quảng cáo bánh mỳ, bánh ngọt, bún. Ngoài ra,các trung tâm dạytiếng Trung, cơ sở khám và chữa bệnh Đông y cũng không “tha” cột điện.
Biển to, biển nhỏ chiếm dụng hết thân cột điện.
Dịch vụ sửa chữa xe còn tận dụng các gốc cây xanh trưng biển quảng cáo thành một dãy dài trước cửa hàng, với màu sắc bắt mắt nhằm thu hút khách hàng.
Treo băng rôn quảng cáo to, rộng choáng hết cả đường vào trên ngọn cây.
Hết thời hoàng kim, nhà đất “leo” lên ngọn cây chào mời khách.
..Thậm chí, nằm vắt vẻo giữa tán cây xanh um tùm
Video đang HOT
Không cần trưng biển, cửa hàng này trang trí luôn thân cột điện bằng hai gam màu đỏ – đen cá tính để giới thiệu về quán.
Quảng cáo không gian tập yoga, đính kèm thông tin “chợ người”.
Chi chít các biển hiệu bát nháo về đủ các loại dịch vụ trên một thân cột điện.
Theo Dantri
Vỡ đập thuỷ điện: Phút sinh tử dưới dòng lũ lớn
40 người bị cơn cơn lũ dữ cô lập, ai cũng cho rằng cái chết có thể tìm đến bất cứ lúc nào dưới dòng nước lớn.
Liên quan đến vụ vỡ đập Thủy điện Ia Krêl 2 (làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai), theo tin chính xác từ đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, có tất cả 40 người bị cơn "tiểu hồng thủy" cô lập, ai cũng cho rằng cái chết có thể đến bất cứ lúc nào.
Đúng lúc tuyệt vọng nhất, những chiếc bóng đỏ (bộ đội biên phòng mặc phao) không quản nguy hiểm đã chìa bàn tay giật người bị nạn khỏi tay thủy thần.
Bộ đội biên phòng cứu người trong cơn lũ dữ.
Anh Puih Ơnh (48 tuổi, trú làng Ó, xã Ia Dom), người có rẫy lúa mỳ nằm gần đập thủy điện hoàn hồn kể lại: "Trước hôm đập bị vỡ, cả nhà mình có 5 người (vợ chồng Puih Ơnh, 2 đứa con và đứa cháu họ) làm cỏ, đêm ngủ lại nhà rẫy.
Khoảng 5 giờ sáng hôm sau, Puih Ơnh thức dậy, lọ mọ ra con suối Ia Krêl lấy nước nấu ăn. Đi được hơn trăm mét, bỗng anh Puih Ơnh nghe tiếng nước đổ ầm ầm, cây rừng xào xạc như chực bung gốc, chim muông bay tán loạn, rồi dòng nước đục ngầu ầm ầm kéo theo cây cối tiến thẳng về phía chúng tôi".
Chưa kịp bỏ chạy, ngọn nước đã ngập đến ngang hông người nông dân. Ngay lập tức, theo phản xạ, anh Puih Ơnh leo lên một cây khô cao gần chục mét ở gần đó. Lúc này, dòng nước đã dâng lên 7 - 8 mét, Puih Ơnh chợt lo cho tính mạng vợ con đang còn say giấc trong chòi, không hiểu họ có biết để mà chạy không. Nghĩ đến đây, khóe mắt người đàn ông chực trào ra.
Trong lúc hoảng loạn, Puih Ơnh chạm tay vào chiếc điện thoại. Puih Ơnh nghĩ ngay, chỉ có người bộ đội thường đến nhà chơi mới có thể cứu được vợ con mình và anh đã móc điện thoại bấm số.
Như thường lệ, khoảng 5 giờ sáng, Thượng úy Nguyễn Văn Quang- chính trị viên phó đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thức dậy tập thể dục. Trong lúc vận động, anh Quang nghe thấy chiếc điện thoại bỏ trong phòng cứ réo liên tục. Linh cảm có chuyện chẳng lành, anh chạy vào phòng.
Đầu dây bên kia, giọng người đàn ông khẩn thiết: "Bộ đội Quang ơi, chạy ra rẫy mỳ cứu vợ con mình đi, nếu không chúng nó bị lũ cuốn chết mất. Mình đang bị kẹt trên một ngọn cây không về được, mình chết không sao, nhưng tội nghiệp vợ con mình, nhanh lên bộ đội Quang ơi..."
Nghe chuyện của người đàn ông, anh Quang chợt nghĩ: lúc này làm gì có lũ. Anh Quang lờ mờ nhận định: "Có khi nào vỡ đập chăng?"
Dù vẫn phân vân về chuyện này, song lời người quen quá tha thiết, anh Quang lập tức gọi thêm 4 người có biệt tài như "rái cá" chuẩn bị đồ cứu hộ tức tốc cưỡi xe máy băng rừng đến rẫy mỳ nhà Puih Ơnh nằm cách đồn hơn 5 cây số.
Đến nơi, tổ công tác thấy 4 con người đang chới với bám những thanh gỗ trong căn chòi rẫy nhỏ dù cao hơn 8m nhưng đã chìm gần hết giữa dòng nước đục ngầu cuồn cuộn. Nhìn về một ngọn cây cách lều cả trăm mét, Puih Ơnh đang vẫy tay rú inh ỏi cầu cứu.
Theo chỉ đạo của anh Quang, tổ công tác chia làm hai nhóm (nhóm tiến về căn lều do anh Quang chỉ huy và nhóm qua bên gốc cây cứu Puih Ơnh), lập tức xông vào dòng nước tiếp cận căn lều. Anh Quang nhanh chóng móc điện thoại báo cáo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh báo cáo khẩn sự việc, xin ý kiến chỉ đạo.
Nghe báo cáo từ thuộc cấp, Đại tá Trần Văn Biên- phó chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh trực chỉ huy ra lệnh: "Bằng mọi cách các đồng chí phải cứu dân, tính mạng dân là trên hết, tuyệt đối không để ra sai sót". Mệnh lệnh đưa ra, toàn bộ cán bộ chiến sỹ (thêm 25 người, tổng cộng 30 người) ra hiện trường hỗ trợ.
Trở lại với việc cứu nhà Puih Ơnh, bình thường, các chiến sỹ vốn thông thạo địa bàn, thuộc từng gốc cây ngọn cỏ, nhưng hôm nay sao chẳng biết phương hướng như thế nào trước dòng nước lớn. Cây, củi... cứ rào rào cản đường người cứu nạn.
Nước vẫn hung hãn cuốn phăng mọi thứ, song bên tai anh Quang luôn văng vẳng: "Bộ đội ơi cứu mình với, mình chết mất". Lúc này, một cây rừng bất ngờ tống thẳng vào người khiến anh Quang đau đớn, song lời cầu cứu tha thiết, ánh mắt đầy hi vọng của người bị nạn khiến người chiến sỹ rùng mình.
Mọi đau đớn như chợt tan biến. Anh Quang nghĩ, trong lúc cái chết cận kề, hoảng loạn như vậy mà người đầu tiên dân nhớ đến và tin tưởng nhất lại là bộ đội, anh Quang đã gồng mình, động viên anh em quyết cứu người bằng mọi giá.
Vật lộn với dòng nước dữ hơn 1 giờ đồng hồ, nhóm ba người của anh Quang cuối cùng cũng đưa được tất cả người nhà Puih Ơnh vào nơi an toàn. Bên gốc cây, hai chiến sỹ cũng kịp thời đưa phao để Puih Ơnh tự tin rời khỏi ngọn cây.
Rít hơi thuốc, Puih Ơnh kể tiếp: "Sau khi gọi điện thoại cho bộ đội Quang và vợ, lúc này mình tin rằng sẽ chết bởi ngọn cây cao hơn chục mét mà dòng nước đã dâng gần đến nơi. Mình tin bộ đội sẽ đến cứu vợ con mình nên có chết mình cũng không sợ, song mình sợ người nhà sẽ không tìm thấy xác vì dòng nước sẽ chảy sang Campuchia do đó mình đã lột quần áo cột chặt thân mình vào thân cây".
Được sống, với mình, là một điều kỳ diệu. Cám ơn bộ đội vì đã cứu cả gia đình mình.
Puih Ơnh.
Chị Rah Mah Brel (39 tuổi, vợ Puih Ơnh) tiếp lời chồng: "Mình đang ngon giấc trên gác căn nhà sàn rẫy thì có cảm giác căn nhà rung động mạnh, đồ đạc văng tung tóe, giật mình chạy ra xem thì thấy nước đã ngập gần nửa căn chòi. Lật đật gọi con cháu dậy nhưng vì 4 bên là biển nước, mấy đứa nhỏ gào khóc inh ỏi khiến mình hoảng loạn chẳng biết làm sao.
Một lúc thì chồng điện thoại bảo cứ bám vào các thanh gỗ chắc chắn của nhà sàn, bộ đội Quang chắc chắn sẽ đến cứu. Nghe bộ đội sẽ đến, mình mới bình tĩnh chứ nếu không thì giờ này chẳng biết sẽ ra sao nữa".
"Giờ này, được sống với mình là một điều kỳ diệu, gia đình mình biết ơn bộ đội biên phòng nhiều lắm. Cám ơn bộ đội vì đã cứu được cả gia đình mình. Họ đã lần thứ 2 "sinh ra" nhà cả nhà mình, mình mong sẽ được kết nghĩa anh em với bộ đội biên phòng", chị Rah Mah Brel xúc động nói.
Hướng về đứa con trai Rah Mah Tái (3 tuổi), Puih Ơnh nhẹ nhàng nựng yêu: "Sau này lớn lên con nhớ đi vào bộ đội biên phòng nhé, bộ đội đã cứu mạng cả nhà mình đấy".
Cũng được bộ đội biên phòng giành lại sự sống trong gang tấc, hai người phụ nữ ở Bình Định lên đây làm kinh tế là chị Huỳnh Thị Lan (46 tuổi) và chị Đào Thị Thủy (41 tuổi) kể lại: ngày 11/6, có tổng cộng 5 phụ nữ được ông Mai Hưng Nguyên (49 tuổi, trú xã Ia Dom) nhờ đi làm cỏ rẫy.
Nhóm 5 người đang trên đường lên rẫy thì phát hiện nước dâng, có người la làng là "lũ về". Mọi người lật đật vứt cuốc, liềm chạy hộc tốc thẳng lên quả đồi. Chị Lan và chị Thủy vì chậm chân hơn nên mới đến bụi tre gần rẫy thì dòng nước đã ngập ngang ngực, gỗ củi ầm ầm theo nước xông đến.
Như một phản xạ tự nhiên, hai chị lập tức xông vào bụi tre, cứ thế mà leo dù gai nhọn cứa khắp người. Nước dâng đến đâu, hai người phụ nữ cứ thế từng bước leo lên đến đó để tìm sự sống, cứ tròng trành vắt vẻo trên ngọn tre nhỏ trong nhiều giờ cho đến khi được bộ đội biên phòng dùng phao đưa vào nơi an toàn.
Chị Lan kể lại: "Tình hình lúc đó hết sức nguy hiểm, chúng tôi chẳng còn đường chạy vì nước dâng quá nhanh. Bình thường, có mặc áo giáp tôi cũng chẳng dám chui vào bụi tre. Nhưng lúc đó, vì tình hình quá cấp bách, ý chí cầu sinh mạnh mẽ hơn bao giờ hết nên dù gai nhọn cứa khắp người nhưng chúng tôi cũng chẳng thấy đau đớn, vẫn chân trần đạp gai leo lên.
Càng lên cao thì cảm giác càng ghê hơn, dòng nước dữ như chực cuốn phăng cả bụi tre đi bất cứ lúc nào. Hai chúng tôi cứ đu đưa trên ngọn tre mấy tiếng đồng hồ cho đến khi được bộ đội biên phòng cứu.
Quang cảnh tan hoang sau lũ, nhưng sự bình yên đã dần trở lại.
Anh Nguyễn Văn Duy (25 tuổi, lái xe cẩu) kể: "Trong lúc đang ngủ, chợt nhận được điện thoại khẩn cấp của bộ đội biên phòng đưa xe vào cẩu ca nô đi cứu dân bị lũ.Duy nhanh chóng lái xe theo hướng đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, nhưng chưa đi đến nơi thì chiếc xe cẩu đã dòng nước chặn lại. Nước nhanh chóng dâng ngập chiếc xe, buộc Duy phải chui ra ngoài tự bơi cứu thân. Dòng nước xiết đến nỗi chiếc xe cẩu nặng thế mà vẫn muốn trôi theo".
Cứu người trong nguy cấp là việc bất cứ ai cũng phải làm, đó là mệnh lệnh của trái tim.
Thượng úy Nguyễn Văn Quang
Đập Ia Krêl 2 bị cho là vỡ lúc 3 giờ sáng 12/6, hàng triệu khối nước đã ào ào tuôn về hạ du. Đến 13 giờ cùng ngày, khi lượng nước trong hồ cạn kiệt, cơn lũ mới rút. Trong lũ, có tổng cộng 40 người bị cô lập được bộ đội biên phòng kịp thời cứu hộ.
Hỏi về cảm xúc khi cứu được nhiều người, Thượng úy Nguyễn Văn Quang nhoẻn miệng cười hiền: "Cứu người trong nguy cấp là việc bất cứ ai cũng phải làm, đó là mệnh lệnh của trái tim. Riêng những người mặc sắc phục, mang quân hàm như chúng tôi thì cứu người còn là quân lệnh.
Chúng tôi rất xúc động vì trong lúc đang đấu tranh giữa sự sống và cái chết, người dân lại nhớ ngay đến bộ đội, tin tưởng vào người chiến sỹ. Chỉ bấy nhiêu đó cũng đủ để những mệt nhọc và đau đớn thể xác tan biến sạch".
Ông Võ Thanh Hùng - Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ:
Giữa lúc nhân dân gặp nguy cấp, các chiến sỹ đã không quản ngại gian lao, nguy hiểm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thật tự hào về các anh, người bộ đội Cụ Hồ.
Ông Phạm Thế Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai:
Hành động kịp thời cứu dân của chiến sỹ đồn biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh thật đáng biểu dương, đề nghị khen thưởng đột xuất.
Theo vietbao
Máy bay trên ngọn cây Đang lái trực thăng ở Mỹ thì phát hiện có một chiếc máy bay bị mắc kẹt trên ngọn cây, viên phi công liền hạ độ cao, tới sát chiếc máy bay gặp nạn trong khi viên phi công phụ chồm ra gỡ cái máy bay khỏi ngọn cây. Cả 2 sau đó đáp trực thăng xuống bãi cỏ rộng bên dưới, nơi...