Rác nhựa làm tắc nghẽn đập thủy điện, gây mất điện nhiều thành phố lớn CHDC Congo
Luồng rác nhựa chảy vào đập thủy điện chính ở miền đông CHDC Congo đang gây mất điện ở nhiều thành phố lớn, tạo nên thách thức mà giới hữu trách địa phương vẫn đang tìm cách tháo gỡ.
Thủy điện Ruzizi ở Bukavu. ẢNH: REUTERS
“Thủ phạm” gây cúp điện chính là rác nhựa tràn lan, đến từ thực tế người dân CHDC Congo tăng cường sử dụng nhựa vì tính tiện dụng và giá thành thấp cùng với việc thiếu mạng lưới thu gom rác nhựa hiệu quả.
Đập thủy điện Ruzizi ở đầu phía nam của hồ Kivu, giáp Rwanda, cung cấp điện cho Bukavu và những thành phố khác. Vì thế tình trạng cúp điện chưa có lối thoát đang gây tổn thất cho hoạt động của các doanh nghiệp địa phương.
Những cơn mưa lớn vừa qua đã đẩy rác nhựa từ các địa hình núi non xuống hồ, và gây tắc nghẽn con đập.
“Rác nhựa thành công chặn luồng nước. Nước không thể tiến vào các đường ống dẫn để cung cấp áp suất và vận tốc cần thiết cho các cỗ máy hoạt động”, Reuters hôm 18.11 dẫn lời ông Ljovy Mulemangabo, Giám đốc tỉnh của Công ty điện quốc gia SNEL.
Mỗi ngày phía công nhân vệ sinh đều dọn dẹp các chai nhựa, hộp chứa thức ăn và những loại rác khiến các cỗ máy của thủy điện lâm vào tình trạng ngưng trệ suốt nhiều giờ. Bất chấp nỗ lực của họ, rác nhựa vẫn tiếp tục tích tụ và gây cúp điện trên diện rộng.
Ông Didier Kabi, Giám đốc Sở Môi trường và Kinh tế Xanh, là một trong những người đang tìm giải pháp, chẳng hạn yêu cầu các hộ gia đình tham gia tổ chức thu thập rác nhựa từ đầu nguồn để ngăn chặn rác thải đổ xuống hồ.
Việc dọn dẹp trên bề mặt vẫn chưa đủ, vì rác nhựa tích tụ đến độ sâu 14 m, buộc những tổ người nhái phải tham gia quá trình xử lý lòng hồ để các tuabin đập có thể vận hành.
Video đang HOT
Máy bay vận tải C-390 Brazil liên tiếp giành thắng lợi trước C-130J Mỹ
Máy bay vận tải C-390 đang trở thành phương tiện được ưa chuộng trên phạm vi toàn thế giới, không chỉ giới hạn ở các quốc gia thuộc khối BRICS.
Thụy Điển đã ký một bản thỏa thuận sơ bộ nhằm dọn đường cho việc mua máy bay vận tải C-390 từ Công ty Embraer của Brazil, đồng thời bỏ qua chiếc C-130J của Mỹ.
Cụ thể trong cuộc gặp gỡ mới đây tại Brazil, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Paul Jnsson và người đồng cấp nước chủ nhà Jose Musio đã ký văn bản bày tỏ ý định mở rộng hợp tác trong lĩnh vực hàng không quân sự.
Việc ký kết nghị định thư nói trên đồng nghĩa với việc quá trình mua C-390 để đảm nhiệm vai trò máy bay vận tải quân sự thế hệ mới của Không quân Thụy Điển bắt đầu.
"Diễn biến trên có nghĩa là chúng tôi đã thực hiện bước đi được chờ đợi từ lâu, đồng thời bắt đầu quá trình thay thế máy bay vận tải đã cũ bằng chiếc C-390 tối tân từ Brazil".
"Hiện tại Stokholm đã có thể bắt đầu triển khai công việc nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của hàng không vận tải chiến thuật trong dài hạn", Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Thụy Điển - Trung tướng Karl-Johan Edstrm nhấn mạnh.
Ông Bosco Da Costa Jr - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Embraer đã bày tỏ sự phấn khích sau khi được biết Stockholm lựa chọn chiếc C-390 của họ để thay thế phi đội C-130H đã cũ và bỏ qua lời đề nghị mua phiên bản nâng cấp C-130J từ Mỹ.
"Thật vinh dự cho Embraer khi Thụy Điển chọn C-390, tiếp nối một số quốc gia NATO thuộc châu Âu đặt niềm tin, quyết định trên chứng tỏ rằng chiếc máy bay đa chức năng này đã thể hiện rõ sự ưu việt về khả năng hoạt động so với những vận tải cơ chiến thuật thế hệ trước".
Cần lưu ý thêm, Thụy Điển và Brazil đã có quan hệ đối tác chiến lược trong ngành công nghiệp quốc phòng. Văn bản hợp tác mới nhất cho thấy mong muốn của hai bên trong việc mở rộng các chương trình liên kết trong ngành hàng không vũ trụ.
Ngoài vận tải cơ C-390, ở chiều ngược lại, vào năm 2014, Brazil đã ký hợp đồng với Công ty Saab của Thụy Điển để mua 36 tiêm kích JAS 39 Gripen, chiếc đầu tiên được giao vào tháng 11/2021 và tính đến tháng 11/2024, quốc gia Nam Mỹ đã nhận tổng cộng 8 máy bay.
Đồng thời với thông báo C-390 được lựa chọn làm máy bay vận tải tương lai cho Không quân Thụy Điển, Bộ trưởng Quốc phòng Brazil cũng cho biết nước này có ý định đặt mua thêm 9 tiêm kích JAS 39 Gripen khác nhằm thắt chặt quan hệ quốc phòng giữa đôi bên.
Thụy Điển trở thành quốc gia châu Âu thứ 6 lựa chọn máy bay vận tải C-390 của Brazil. Bên cạnh Stockholm, các đơn đặt hàng còn đến từ Bồ Đào Nha, Hà Lan, Áo, Cộng hòa Séc và Hungary.
Trước đó, một quốc gia khác là Saudi Arabia cũng lựa chọn C-390 và từ chối C-130J của Mỹ, quyết định từ phía Riyadh được xem như "quà gia nhập Tổ chức BRICS" gửi tới Brazil.
C-390 do Công ty Embraer chế tạo là máy bay vận tải tầm trung hai động cơ đa năng. Ngoài việc mang theo được nhiều loại hàng hóa khác nhau, nó còn có khả năng thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, sơ tán y tế và tiếp nhiên liệu trên không.
Tải trọng tối đa của C-390 là 23 tấn, khi mang trọng lượng như vậy nó có thể bay quãng đường 2.590 km, hoặc 4.800 km với tải trọng 13,3 tấn. Tầm hoạt động lớn nhất của máy bay đạt tới con số 6.000 km.
Với thiết kế tiên tiến, độ tin cậy cao, nhiều ưu điểm nổi trội, C-390 thậm chí có thể tiếp tục giành thị phần của C-130J tại nhiều quốc gia quan trọng khác.
Hai quốc gia NATO hướng dẫn người dân chuẩn bị cho chiến tranh Thụy Điển và Phần Lan vừa phát hành cẩm nang hướng dẫn người dân về cách chuẩn bị đối phó trước một cuộc chiến tranh có thể xảy ra hoặc các cuộc khủng hoảng bất ngờ khác. Theo CNN, ngày 18/11, Chính phủ Thụy Điển cung cấp cho người dân cuốn cẩm nang dày 32 trang với tiêu đề "Nếu khủng hoảng hoặc...