Rác không gian có thể gây ra Thế chiến thứ 3
Thế chiến thứ 3 có thể nổ ra không phải vì khủng hoảng di dân hay giá dầu sụt giảm mà chính vì các mảnh vỡ không gian. Chúng có thể đâm vào vệ tinh quân sự và kéo theo những hậu quả chính trị nghiêm trọng.
Rác không gian trên quỹ đạo Trái đất – Ảnh: Reuters
Nếu một vệ tinh đã ngưng hoạt động, một phần của tên lửa đẩy đã tách ra hay mảnh vỡ không gian đâm vào và phá hủy một vệ tinh quân sự, khiến nó không thể hoạt động thì điều này được hiểu là hành động xâm lược chính trị, Mirror trích dẫn lời cảnh báo của các nhà khoa học Nga.
Những sự cố như vậy có thể gây ra những rủi ro lớn, kéo theo sự khiêu khích về mặt chính trị, thậm chí là xung đột vũ trang giữa các quốc gia đang sử dụng không gian, nhà khoa học Vitaly Adushkin của Viện Hàn lâm Khoa học Nga ở thủ đô Moscow cho biết.
Những lo ngại bắt đầu xuất hiện từ năm 2007, khi Trung Quốc bắn hạ một vệ tinh thời tiết. Vụ nổ đã phát tán 3.000 mảnh vỡ vào quỹ đạo. Động thái này của Trung Quốc lúc đó nhằm khẳng định khả năng chống vệ tinh của mình.
“Những nước sở hữu vệ tinh bị mảnh vỡ đâm vào và phá hủy rất khó để xác định nhanh chóng nguyên nhân vụ việc”, ông Adushkin viết trên tạp chí khoa học thiên văn Acta Astronautica.
Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London (Anh) đã tạo ra hình ảnh mô phỏng số lượng mảnh vỡ và rác không gian xuất hiện từ 1957 đến 2015.
Video đang HOT
Mảnh rác không gian đầu tiên là một phần của tên lửa phóng vệ tinh Sputnik, vệ tinh đầu tiên trên quỹ đạo Trái đất vào tháng 4.1957. Kể từ đó, các mảnh rác không gian không ngừng tăng lên, tính đến nay đã có trên 20.000 mảnh.
Có mảnh lớn bằng quả táo, nhưng cũng có mảnh lớn bằng chiếc xe buýt. Ngoài ra, còn có hàng tỉ mảnh rác nhỏ như hạt bụi, theo Mirror.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Mỹ lại thử nghiệm thành công tên lửa tái sử dụng
Cuộc chạy đua chế tạo tên lửa tái sử dụng tại Mỹ trở nên khốc liệt khi hãng Blue Origin vừa tiếp tục thử nghiệm thành công với tên lửa New Shepard.
Theo trang website của Blue Origin - hãng tên lửa tư nhân Blue Origin (của tỉ phú Jeff Bezos, chủ nhân Amazon) đã thử nghiệm thành công với tên lửa đẩy New Shepard ngày 22/1/2016.
Thành công này cũng đồng nghĩa với việc hãng này chính thức tham gia cuộc đua phóng và thu hồi lại tên lửa đã dùng để sử dụng tiếp như SpaceX, và tên lửa khi quay về cũng đáp thẳng đứng như lúc phóng tại Mỹ.
Được biết, hồi tháng 11/2015, tên lửa đẩy New Shepard cũng đã có cuộc phóng thử thành công khi nó bay cao 100 km (độ cao này gọi là đường Karman, là giới tuyến giữa không gian và bầu khí quyển trái đất, sau đó tên lửa tách bộ phận mô phỏng phi thuyền, rồi quay về lại mặt đất, đáp xuống (với 4 càng tự động bung ra) theo phương thẳng đứng thành công tại bãi phóng ở bang Texas.
Lần này Blue Origin lấy tên lửa đã thu hồi, cho phóng tiếp vào ngày 22/1/2016. Kết quả cũng thành công mỹ mãn khi tên lửa tách tàu vũ trụ ở độ cao hơn 101,7 km rồi quay về, đáp thẳng đứng xuống bãi phóng.
Thành công này của tập đoàn Amazon đã qua mặt nhiều đại gia đáng gờm khác và cả Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để cán đích đầu tiên.
Mỹ thử nghiệm tên lửa đẩy New Shepard ngày 22/1/2016.
Cho tới nay, đối thủ chính của họ - SpaceX, công ty chuyên về nghiên cứu du hành vũ trụ của Elon Musk, nhà đồng sáng lập Tesla Motor và Paypal, đã cố thử nhiều lần nhưng số lần thành công của tên lửa Falcon 9 của hãng này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Trong chuyến du hành vũ trụ thấp hơn quỹ đạo Trái đất, tên lửa không di chuyển đủ nhanh để đạt tới vận tốc cần thiết nhằm chống lại lực kéo của trọng lực Trái đất.
Điều này đồng nghĩa, nó phải tái xâm nhập bầu khí quyển giống như một tên lửa đạn đạo, nhưng tổn hại rõ nhất đối với tên lửa là phần kim loại bị cháy xém ở phần đế.
Các nhà thiết kế cho biết, tên lửa New Shepard được thiết kế để chở theo 6 hành khách tới độ cao 100km phía trên Trái đất - ranh giới giữa bầu khí quyển và không gian đã được quốc tế công nhận.
Nó gồm 2 thành phần: một khoang chứa phi hành đoàn ở đầu gắn với một khoang đẩy tên lửa sử dụng một động cơ BE-3 do Mỹ chế tạo. Lúc cất cánh, BE-3 tạo ra sức đẩy 49.895kg. Trong lúc bay lên, các nhà du hành vũ trụ sẽ trải nghiệm lực hút gấp 3 lần trọng lực Trái đất khi tên lửa tăng tốc xuyên qua bầu khí quyển.
Trong lần thử nghiệm ngày 22/1, khoang chở phi hành đoàn đã tách khỏi bộ phận đẩy và trượt xuống trong không gian, mang tới vài phút không trọng lượng.
Khi hạ thấp độ cao, khoang này tái xâm nhập bầu khí quyển và các nhà du hành vũ trụ sẽ trải nghiệm lực hút mạnh gấp 5 lần trọng lực trước khi bung 3 dù chính để hạ cánh.
Mặc dù không có người nào trên tên lửa, nhưng khoang chở phi hành đoàn vẫn tách ra và trở về mặt đất đúng kế hoạch, trong khi phần thiết bị đẩy cũng quay trở lại bệ đáp.
Trước khi hạ cánh, phần tên lửa đẩy tái kích hoạt động cơ mà nó đã giảm tốc xuống còn 7km/h để đi xuyên qua những cơn gió thổi với vận tốc 192km/h ở trên cao và đáp xuống một cách nhẹ nhàng, theo phương thẳng đứng, giúp tên lửa có thể tái sử dụng cho lần sau.
Theo doanh nhân Bezos, việc có khả năng tái sử dụng tên lửa sẽ giảm đáng kể chi phóng tàu vào không gian - yếu tố được dự đoán sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong ngành công nghiệp du hành vũ trụ.
Người sáng lập Amazon tuyên bố đã thành công trong kế hoạch tái sử dụng tên lửa đẩy thay vì phải vứt bỏ chúng sau một lần dùng như thông lệ lâu nay trên khắp thế giới. Thông thường, các thiết bị đẩy tên lửa giai đoạn 1 sẽ rơi xuống đại dương.
Video tên lửa New Shepard thử nghiệm thành công hôm 22/1
Tuấn Vũ
Theo_Báo Đất Việt
Khủng hoảng di dân, EU ngấp nghé thảm họa Tuy chưa ra quyết định cuối cùng nhưng Áo đã công khai đề cập khả năng đóng cửa biên giới để ngăn chặn dòng người tị nạn và nhập cư. EU hiện không có đủ khả năng giải quyết vấn đề tị nạn và nhập cư - Ảnh: Reuters Trước đây đã có một số thành viên EU khác đã đóng cửa biên...