Rác chất đống ngay nơi treo biển cấm, “bủa vây” nhiều ngõ phố ở HN
Nhiều bãi rác xuất hiện ở các ngõ phố Hà Nội, cho dù quy định phạt tiền triệu việc xả rác trái phép đã có hiệu lực 5 tháng.
Những bãi rác sinh hoạt mà người dân vứt bừa bãi, không được thu dọn kịp thời xuất hiện trên nhiều đường phố ở Hà Nội, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường.
Bãi rác đầu ngõ 389, phố Trương Định (Hoàng Mai). Từ 1.2, hành vi vứt rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố, vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc vào hệ thống thoát nước mặt trong khu đô thị sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 7 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay hành vi vứt rác bừa bãi vẫn là “chuyện thường ngày” ở Hà Nội.
Hai bên phố Tân Mai có nhiều đống rác lớn nhỏ tập kết bên vệ đường.
Cột điện và bức tường tại một ngã ba đường ven đê Nghi Tàm mọc lên đống rác tự phát.
Video đang HOT
Tình trạng xả rác bừa bãi diễn ra thường xuyên dọc theo ngõ hẻm 22/104 Âu Cơ. “Lối đi vốn đã nhỏ, nhiều người lại vứt rác bừa bãi. Trong khi ở đây không có một chiếc thùng rác công cộng nào, nhà tôi ở cạnh luôn phải chịu đựng mùi hôi thối bốc lên, đặc biệt là những hôm nắng nóng”, một người dân cho biết.
Rác tràn ra đường tại ngách 310/81 đường Nghi Tàm. “15h hàng ngày, lao công gõ kẻng đến từng ngõ ngách để thu gom rác nhưng không phải gia đình nào cũng ở nhà giờ đó nên bãi tập kết rác bất đắc dĩ này hình thành”, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết.
Rác chất đống ở khu vực treo biển cấm.
Người công nhân vệ sinh vất vả với “núi rác”.
19h hàng ngày ở khu vực phố cổ, những chiếc xe chuyên dùng đi đến từng tuyến phố để thu gom rác. “Rác rất nhiều, hôm nào chúng tôi cũng làm việc luôn tay, không có thời gian nghỉ”, một công nhân cho hay.
Theo Ngọc Thành (VnExpress)
Rác thải, sình lầy ở Hồ Tây sau di dời nhà nổi
Sau khi nhà chức trách di dời nhà nổi ven Hồ Tây (Hà Nội), khu vực này lộ ra những bãi sình lầy bốc mùi hôi thối, cạnh đó là rác thải vứt bừa bãi.
Từ ngày 23/2, lực lượng chức năng quận Tây Hồ (Hà Nội) đã cưỡng chế di dời du thuyền, nhà nổi ở Hồ Tây. Việc này nằm trong kế hoạch chấm dứt hoàn toàn hoạt động kinh doanh dịch vụ, văn hóa, thể thao du lịch, vui chơi giải trí, nuôi trồng khai thác thủy sản của các cá nhân, tổ chức trong phạm vi quản lý Hồ Tây.
Sau hơn một tuần cưỡng chế, khu vực xung quanh Hồ Tây đoạn từ số 2 đến số 10 Nguyễn Đình Thi lộ ra những bãi sình lầy gây mất mỹ quan đô thị. Đây vốn là vị trí của các nhà nổi đã được di dời đi nơi khác.
Khu vực ven hồ đoạn từ số 2 đến số 10 Nguyễn Đình Thi cũng tồn tại dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Một người dân sống cạnh đây cho biết, hiện tượng này có từ lâu tuy nhiên vẫn chưa được cơ quan chức năng xử lý.
Vị trí cống thải phía sau một nhà hàng nổi ven đường Nguyễn Đình Thi.
Người dân tập kết rác trên nóc ngôi nhà hoang ở ven hồ.
Cỏ mục um tùm ở khu vực bãi bồi ven đường Nguyễn Đình Thi.
Chủ một số du thuyền tận dụng vỉa hè ven hồ để tập kết đồ đạc và treo biển bán đồ cũ.
Nhiều người cho rằng, Hà Nội cần tổ chức dọn dẹp rác thải, nạo vét ở khu vực di dời nhà nổi, du thuyền để đảm bảo vệ sinh môi trường cho Hồ Tây.
Phạm Dự
Theo VNE
Váng dầu, rác thải ở ven bờ vịnh Hạ Long Khu vực bến cá Hạ Long nằm gần các điểm du lịch của di sản thiên nhiên thế giới đang ô nhiễm nghiêm trọng, do tình trạng váng dầu, rác thải xả thẳng xuống mặt biển. Khu vực bến cá Hạ Long nằm ở đường bao biển thuộc phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. Do lượng tàu bè neo đậu nhiều và tình...