Rác bay phấp phới, cá chết trắng Hồ Tây ngày tiễn ông Công, ông Táo
Trong khi ở một góc Hồ Tây, Hà Nội, nhiều người đang say sưa thả cá chép cúng ông Công, ông Táo thì ngay cách đó vài bước chân, cá chết nổi trắng xóa lẫn trong đám rác.
Cá chết trắng một góc Hồ Tây trong sáng 1.2 (23 tháng Chạp) trong khi bên cạnh, người dân vẫn đang thả cá chép và thả cả túi bóng – Ảnh: Thúy Hằng
“Ô, sao cá chết nhiều thế nhỉ?”, một phụ nữ tất tả tay xách một túi cá chép vàng đi ngang trạm xử lý nước thải của Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở (phố Trích Sài, quận Tây Hồ) ngơ ngác nhìn xuống góc Hồ Tây. Bà xách túi cá chép đi xa hơn, rồi tặc lưỡi, thả cá xuống, lẩm bẩm: “Chẳng biết có sống được không nữa”.
Ngay sát trạm xử lý nước thải này, không thể đếm nổi có bao nhiêu loại cá đang phơi bụng chết trắng. Xác cá nổi cùng đủ các loại rác, núi nilon, bèo tây, bốc mùi khó chịu.
Xung quanh hồ nước lớn nhất Hà Nội này, mọi người vẫn thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời. Túi nilon bay phấp phới khắp các đoạn đường ven hồ, công nhân vệ sinh môi trường hối hả dọn dẹp từ sáng tới giờ nhưng cứ dọn tới đâu, túi nilon lại tiếp tục thải ra đến đó.
Cá chết nổi cùng với rác trên mặt Hồ Tây, cách đó không xa, người dân vẫn đang thả cá chép và bỏ lại túi nilon – Ảnh: Thúy Hằng
Chỗ cá chết này nằm ngay sát trạm xử lý nước thải của Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở (đường Trích Sài, quận Tây Hồ) – Ảnh: Thúy Hằng
Người dân thả cá và thả cả hộp nhựa xuống Hồ Tây – Ảnh: Thúy Hằng
Cá thì chết nổi – Ảnh: Thúy Hằng
“Năm nay người ta tiến bộ hơn khi không ném túi nilon xuống hồ mà vất lên trên bờ kè, thế nên chúng tôi dọn dẹp đỡ vất vả hơn. 4 xe rác từ 6 giờ sáng tới giờ rồi”, một nữ công nhân đang lom khom gom túi bóng bên Hồ Tây trong cái gió thổi thốc mặt nói.
Đứng ngay cạnh nữ công nhân, một người đàn ông vừa thả xong túi cá chép. Ông tiếp tục mở chiếc túi nilon thứ hai rồi thản nhiên tung đủ các thứ xuống Hồ Tây: một túi hạt sen, hai ống chè, ba hộp vàng mã. Tất cả đều có vỏ ngoài làm bằng vỏ nhựa, nilon. Xong xuôi, người đàn ông bỏ chiếc túi bóng trên bờ kè rồi… đi thẳng.
Hôm nay 1.2 (23 tháng Chạp), người Hà Nội thực hiện nghi thức cổ truyền trong năm: thả cá chép tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, rác xả ra các sông, hồ vẫn không ngớt. Công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang nỗ lực dọn dẹp để làm sạch lại Hồ Tây, sau ngày hôm nay.
Người Hà Nội thực hiện nghi thức truyền thống trong năm: Thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời
Video đang HOT
Thả cá chép, thả cả các tro, bụi, chân nhang từ bàn thờ xuống Hồ Tây
Hai chú cá không thể bơi ra xa vì sóng lớn
Nước Hồ Tây ven bờ đục ngầu vì tro bụi người dân thả xuống
Một chiếc xe rác “ý tứ” được đặt ngay bên Hồ Tây
Nhưng không phải ai cũng biết bỏ túi nilon vào như những người này
Một người thả túi tro xuống Hồ Tây
Dưới Hồ Tây là cảnh này
Một con cá bị bỏ chết trên bờ
Con cá này còn để nguyên trong túi nilon và bị quăng xuống Hồ Tây
Rác bay khắp nơi ven Hồ Tây
Một phụ nữ gom rác bên Hồ Tây than thở, từ sáng đến giờ chị đã gom 4 xe rác tất cả
“Năm nay người dân có tiến bộ, chỉ để rác trên bờ, chứ không quăng nhiều xuống mặt hồ như năm ngoái”, chị lao công nói
Người đàn ông này thản nhiên thả các hộp nhựa xuống Hồ Tây sau khi thả cá chép xong
Cảnh rác bay phấp phới bên đường Trích Sài sáng 1.2
Những xe rác tấp nập vận chuyển rác từ Hồ Tây trong ngày ông Táo lên chầu trời – Ảnh: Thúy Hằng
Thúy Hằngthực hiện
Theo Thanhnien
HN: Vỉa hè phố cổ "đỏ lửa" trong ngày tiễn ông Táo
Ngoài lễ vật cúng ông Công, ông Táo gồm mũ, giầy, tiền vàng, người dân còn mua thêm "vàng thỏi" về đốt, với mong muốn các vị thần sẽ đem may mắn đến cho gia đình.
Theo tín ngưỡng cổ truyền, ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm, Táo quân sẽ cưỡi cá chép vàng về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn của gia đình dưới hạ giới trong năm qua.
Do vậy, các gia đình thường làm cơm cúng, tiễn đưa ông Táo về trời. Lễ vật cúng Táo quân gồm có ba bộ mã, hai bộ tượng trưng cho Táo ông và một bộ tượng trưng cho Táo bà. Ngoài ra còn có vàng mã khác như hương, hoa, oản, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị đẩy đủ.
Hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) người dân lại làm mâm cơm cúng ông Táo. Theo truyền thuyết, Táo quân sẽ cưỡi cá chép vàng về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về việc bếp núc, làm ăn của gia đình dưới hạ giới trong năm qua.
Ghi nhận của phóng viên, tại khu phố cổ Hà Nội, nhiều người dân làm lễ cúng trước thời điểm 12h trưa để ông Táo kịp về báo cáo với Ngọc Hoàng.
Tại khu phố Hàng Bạc, chị Phạm Thi Hương (30 tuổi) cũng sắm sửa lễ vật gồm mũ, giầy, quần áo, tiền vàng, đô la cúng ông Táo.
"Lễ vật cúng ông Táo chỉ gồm mũ, giầy, tiền vàng. Tuy nhiên gia đình tôi mua thêm vàng thỏi về cúng với hy vọng các vị thần sẽ đem may mắn cho cả gia đình trong năm mới", chị Hương chia sẻ.
Chị Hương cho biết thêm, thông thường để ông Táo có phương tiện về chầu trời, nhiều gia đình hay mua con cá chép (hay cá vàng) còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Sau khi cúng sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông.
Một số hình ảnh phóng viên ghi lại:
Ngoài ra còn có vàng mã khác như hương, hoa, oản, cau, trầu.
Nhiều gia đình còn đốt "thỏi vàng" với hy vọng các vị thần sẽ đem may mắn đến cho gia đình. Vàng được đem đốt sau lễ cúng ông Táo
Người dân còn mua cả đô la trong lễ cúng ông Táo
Đôi giầy sắm cho ông Táo
Mũ của ông Táo
Người dân đốt vàng mã sau lễ cúng ông Táo ở phố Hàng Buồm
Sau khi cúng ông Táo xong sẽ phóng sinh cá ra ao hồ hay ra sông
Nhiều người dân đã mang đồ vàng mã ra đốt ngay giữa đường.
Theo Nguyễn Đức (Danviet.vn)
Hàng tấn cá chép cúng ông Công ông Táo bày bán tại chợ Yên Sở Những ngày cuối năm này, chợ cá Yên Sở thuộc phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) bày bán rất nhiều cá chép vàng, chép đỏ cúng ông Công, ông Táo. Phiên chợ cá chép cúng ông Công ông Táo ở làng Sở Thượng thuộc phường Yên Sở (quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) thường họp khoảng 1 đến...