Ra thêm “mệnh lệnh thép”, Trung Quốc tạo cơ hội cho bóng đá Việt Nam đạt cột mốc lịch sử
Một “mệnh lệnh thép” vừa được LĐBĐ Trung Quốc ấn định đã khiến làng bóng đá nước này xảy ra tranh cãi lớn.
Chỉ được chọn một
Sau lễ bốc thăm, lịch thi đấu vòng bảng AFC Champions League 2022 đã được công bố. Dự kiến, các lượt trận sẽ diễn ra từ 15/4 đến 1/5 theo hình thức thi đấu tập trung. Rất nhanh chóng, các CLB Trung Quốc tham dự giải châu Á nhận tin “sét đánh” từ LĐBĐ. Theo đó, giải VĐQG Trung Quốc Chinese Super League sẽ khai mạc vào ngày 23/4.
Báo chí Trung Quốc cho biết, lịch trình này nằm trong “mệnh lệnh thép” nhằm giúp không khí bóng đá trong nước sôi động trở lại sau quãng thời gian u ám vì trận thua đội tuyển Việt Nam tại vòng loại World Cup 2022.
Chinese Super League sẽ bắt đầu từ ngày 23/4, không nhường lịch cho AFC Champions League
Không chỉ lịch trình thi đấu AFC Champions League và Chinese Super League chồng chéo với nhau, quy định cách ly khi nhập cảnh cũng là rào cản lớn với các CLB Trung Quốc. Mỗi khi trở về từ nước ngoài, họ sẽ cách ly bắt buộc 2 tuần và tự theo dõi tại chỗ thêm 1 tuần nữa.
Chính quy định ngặt nghèo này khiến các đội bóng xứ tỷ dân không thể giành quyền đăng cai những bảng đấu khu vực phía Đông AFC Champions League và rất ngại ngần mỗi khi cử lực lượng dự giải châu Á.
Video đang HOT
Theo đánh giá từ báo chí Trung Quốc, tình trạng tương tự như mùa giải 2021 sẽ diễn ra. Các CLB nước này khi buộc phải chọn một trong hai giải đấu sẽ dồn sức cho Chinese Super League và “buông” AFC Champions League bằng cách đưa đội trẻ đi thi đấu.
Cơ hội bứt phá cho bóng đá Việt Nam
Trong giai đoạn cực thịnh, các CLB Trung Quốc đã làm mưa làm gió tại AFC Champions League. Họ được xếp vào nhóm các nền bóng đá có sức mạnh cấp độ CLB hàng đầu khu vực Đông Á, sánh ngang với những Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia.
BXH Sức cạnh tranh cấp CLB châu Á khu vực Đông Á.
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra, những “đại gia” Chinese Super League không còn duy trì được sức cạnh tranh như trước.
Cộng thêm việc nhiều CLB “buông” AFC Champions League vì lịch thi đấu trùng nhau, bóng đá Trung Quốc đã sút nghiêm trọng trên BXH Sức cạnh tranh cấp CLB châu Á.
Theo BXH cập nhật tháng 1/2022 do Footy Rankings thực hiện, Trung Quốc chỉ còn xếp thứ tư khu vực Đông Á với 38,761 điểm.
Báo chí xứ tỷ dân cho rằng khả năng Trung Quốc bị Việt Nam (xếp thứ năm – 35,193 điểm) vượt qua ngay trong mùa giải 2022 đang hiển hiện trước mắt.
Beijing Guoan (áo xanh lá cây) đã chịu kết quả tồi tệ do không thể cử đội hình tốt dự giải châu Á.
Còn nhớ vào mùa giải 2021, 2 CLB Trung Quốc là Beijing Guoan và Guangzhou chỉ kiếm được 1 điểm tại vòng bảng AFC Champions League. Beijing Guoan thậm chí còn để thua tới 0-7 trước CLB Nhật Bản Kawasaki Frontale. Để so sánh, Viettel của Việt Nam trong lần đầu dự giải đã kiếm được 6 điểm.
Nếu tiếp tục cử đội trẻ đi dự AFC Champions League, khả năng những đại diện Trung Quốc phải ê chề rời giải với hàng loạt thất bại là rất cao. Ngược lại, bóng đá Việt Nam đang đặt nhiều kỳ vọng vào HAGL tại AFC Champions League và Viettel tại AFC Cup.
LĐBĐ Việt Nam cũng đã sắp xếp lịch thi đấu rất thuận lợi để HAGL và Viettel toàn tâm toàn ý thi đấu ở các cúp châu Á. Nếu mọi chuyện diễn ra như mong đợi, bóng đá Việt Nam sẽ vượt qua Trung Quốc và lọt vào top 4 nền bóng đá khu vực Đông Á có Sức cạnh tranh cấp CLB tốt nhất châu Á.
Đối với mỗi nền bóng đá, đội tuyển quốc gia và giải VĐQG là 2 hình ảnh tiêu biểu nhất. Sau những dấu ấn ở cấp đội tuyển, đây là lúc các CLB Việt Nam bước thêm một bước dài để khẳng định vị thế ở tầm châu lục.
Tuyển Trung Quốc bị nghi cố tình thi đấu vật vờ trước Việt Nam để chống luật "bàn tay sắt"
Các CĐV Trung Quốc đang nghi ngờ đội nhà thể hiện phong độ thiếu thuyết phục trước Việt Nam vì vấn đề giảm lương.
Sau thất bại với tỷ số 1-3 trước Việt Nam trên sân Mỹ Đình, tuyển Trung Quốc đã bị nghi ngờ rất nhiều về thái độ thi đấu. Mới đây, các CĐV xứ tỷ dân còn đặt nghi vấn các tuyển thủ Trung Quốc cố tình chơi dưới sức để phản đối chính sách của LĐBĐ Trung Quốc.
Cụ thể, chỉ trong vòng 2 năm gần đây, LĐBĐ Trung Quốc đã giới hạn mức lương tối đa một cầu thủ nội được nhận tại giải VĐQG Trung Quốc xuống từ 10 triệu NDT còn 3 triệu NDT. Điều đó làm thu nhập của nhiều cầu thủ bị ảnh hưởng lớn.
Lý do LĐBĐ Trung Quốc làm điều này chính là để giảm tải áp lực cho các CLB ở Chinese Super League. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến cho không ít đội bóng ở Trung Quốc gặp khủng hoảng khi những ông chủ giảm khoản đầu tư vào CLB.
Tuyển Trung Quốc bị nghi ngờ rất nhiều sau khi để thua Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022.
Không ít CĐV Trung Quốc nghi ngờ việc đội nhà để thua Việt Nam có nguyên do tới từ điều lệ mới của LĐBĐ Trung Quốc. Theo tổng hợp của tờ Sina, nhiều người hâm mộ nghĩ rằng cầu thủ đánh mất tinh thần chiến đấu trước Việt Nam bởi họ thất vọng khi bị giảm lương. Ngoài ra, các CĐV còn nghi ngờ đó là cách để cầu thủ Trung Quốc đáp trả lại chính sách mới của LĐBĐ Trung Quốc.
Dẫu vậy, các CĐV Trung Quốc không hề phản đối chính sách của LĐBĐ nước này. Có một số ý kiến rất đáng chú ý: "Cầu thủ Trung Quốc không xứng đáng được nhận lương cao. Đất nước Trung Quốc ngày một tiến bộ, trong khi các cầu thủ Trung Quốc chỉ mang đến sự xấu hổ", "Tôi nghĩ mức lương phải giới hạn xuống mức 1 triệu NDT".
Trước đây, một số cầu thủ Trung Quốc còn bị nghi ngờ chơi dưới sức trước Việt Nam nhằm mục tiêu để HLV Li Xiaopeng bị sa thải.
Tuyển Trung Quốc vẫn muốn đấu tuyển Việt Nam trên sân nhà tại vòng loại 3 World Cup 2022 Theo trang Sina, LĐBĐ Trung Quốc (CFA) đang tìm mọi cách để có thể thi đấu trên sân nhà tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022, bắt đầu từ trận đấu gặp đội tuyển Việt Nam ngày 7/10/2021. Như đã đưa tin cách đây 2 ngày, đội tuyển Trung Quốc đã chốt chọn SVĐ tại Doha, Qatar làm sân nhà tại vòng...