Ra tay tàn ác với cha vì bị mắng
Nhận xét hành vi dùng búa đánh chết cha ruột của Sỹ là nhẫn tâm, mất hết tính người nên TAND TP HCM đã tuyên án tử hình đối với đứa con bất hiếu.
Sáng ngày 22/9, rất nhiều người dân đã đến dự buổi xét xử lưu động đối Võ Văn Sỹ (20 tuổi, ngụ huyện Cần Giờ) về tội danh “giết người”. Nạn nhân chính là cha ruột của Sỹ.
Sỹ tại phiên xử lưu động. Ảnh: K.T
Theo cáo buộc của VKS, tối ngày 31/1, Sỹ sau khi đi nhậu đám cưới về thì tiếp tục rủ cha mình là ông Mạnh nhậu tại nhà. Khi rượu đã ngấm, hai cha con đã lớn tiếng cãi vã nhau. Bị cha mắng vì hay bỏ nhà đi, Sỹ bực tức đi ra sau bếp lấy cây búa quay trở ra.
Thấy cha đang nằm ngủ trên giường, Sỹ tiến đến dùng búa đập liên tiếp vào đầu và mặt ông Mạnh rồi bỏ đi. Ngay sau đó, do quên mang theo quần áo nên hung thủ đã quay trở về. Bắt gặp người cha đầy máu đang ngồi gục trước cửa, tên này đưa nạn nhân vào giường rồi ôm đồ bỏ trốn. Sau 2 ngày lẩn trốn tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Sỹ quay trở về nhà và bị công an bắt.
Trả lời các câu hỏi của VKS, hung thủ thừa nhận hành vi của mình nhưng cho rằng lúc đó mình quá say, không làm chủ được bản thân nên mới có hành vi như vậy.
Video đang HOT
Không đồng ý, đại diện VKS nhận định, bị cáo sau khi gây án còn có thời gian tắm rửa rồi mới bỏ trốn. Ngay cả khi quay lại nhà, phát hiện ông Mạnh đang hấp hối trước cửa, Sỹ vẫn làm ngơ, không đưa cha mình đi cấp cứu.
Đại diện phía bị hại, đồng thời là chú ruột của Sỹ cùng luật sư bào chữa cho rằng đây chỉ là hành vi mất bình tĩnh nhất thời không làm chủ được bản thân. Bị cáo không được đi học, mù chữ nên nhận thức pháp luật kém, mong HĐXX giảm án.
Sau giờ nghị án, HĐXX cho rằng Sỹ có nhiều tiền án tiền sự. Thân đang mang án treo lại tiếp tục phạm tội khác ngày càng nghiêm trọng hơn. Mặc dù có ông nội là liệt sỹ nhưng với hành vi rất côn đồ, cố thực hiện tội ác ngay cả đồi với cha ruột của mình nên đồng ý kiến nghị phía VKS tuyên Sỹ mức án tử hình.
Theo VNExpress
Y án tử hình kẻ giết, phi tang xác cha ở Hải Dương
Sáng 1/9, tại TP Hải Dương, TAND Tối cao đã mở phiên xét xử phúc thẩm bị cáo Nghiêm Viết Thành (SN 1991, đường Điện Biên Phủ, Hải Dương) về tội giết người, cướp tài sản.
Theo cáo trạng, khoảng 22h 30 ngày 6/5/2009, Nghiêm Viết Thành sau khi đi học về đã bị bố là ông Nghiêm Viết Yên quát mắng về việc về muộn, mải chơi game.
Bị cáo Nghiêm Viết Thành trong trại giam
Thành đã dùng dao chém ông Yên chết.
Sau khi gây án, Thành mở két sắt lấy được hơn 8 triệu đồng. Để phi tang xác chết, Thành đã phân xác ông Yên ra rồi chở ra cầu Hải Tân (TP Hải Dương, cách nhà khoảng 3 km) vứt xuống sông phi tang.
Sáng 9/5/2009, các bộ phận thi thể ông Yên được phát hiện. Đến 21h cùng ngày, hung thủ trốn sang TP Nam Định và đến ngày thì bị bắt giữ.
Trước đó, trong phiên tòa sơ thẩm ngày 11/2009, TAND tỉnh Hải Dương đã tuyên phạt Thành 4 năm tù giam về tội cướp tài sản, tử hình về tội giết người, tổng hình phạt là tử hình. Sau đó, gia đình Thành đã có đơn kháng cáo và được TAND Tối cao chấp nhận, tuyên phạt tù chung thân.
Ngày 1/3/2011, Chánh án TAND Tối cao kháng nghị án phúc thẩm. Đến ngày 27/6/2011, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy bản án phúc thẩm và giao hồ sơ cho TAND Tối cao xử lại theo trình tự Giám đốc thẩm.
Tại phiên tòa, Thành đề nghị được giảm án để có cơ hội phụng dưỡng mẹ và chuộc lại lỗi lầm.
Trước đó, TAND Tối cao đã nhận được đơn của gia đình Thành xin cho Thành có cơ hội được sống vì bị cáo hiện là con trai duy nhất của nội tộc.
Trước phiên xét xử, trao đổi với PLVN, bà Nghiêm Thị Nguyên, mẹ của bị cáo Thành cũng cho biết trong thời gian Thành ở trại giam, bà đã nhiều lần vào thăm con và thấy Thành vẫn khỏe mạnh và tỏ ra ăn năn, hối cải trước hành vi của mình. "Nghe các chú cán bộ trại nói Thành ngoan lắm. Gặp cháu, mẹ con vừa mừng vừa tủi, Thành cũng nói là rất thương mẹ và ân hận vì sự nông nổi của tuổi trẻ. Vì thế trong thâm tâm tôi luôn hi vọng Thành sẽ có cơ hội được sống để làm lại cuộc đời", bà Nguyên nói trong nước mắt.
Được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án, Nghiêm Viết Thành đã khóc, xin lỗi vong linh của người cha và đề nghị một con đường sống để phụng dưỡng mẹ khi về già.
Sau giờ nghị án, HĐXX tuyên giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với Nghiêm Viết Thành. Cụ thể, phạt 4 năm tù giam về tội cướp tài sản, tử hình về tội giết người. Tổng hình phạt là tử hình.
Bị cáo có 7 ngày trình đơn để xin Chủ tịch nước ân giảm.
Theo Lao Động
Từ những vụ án oan nghiệt ngẫm về đạo Hiếu đương đại Có rất nhiều vụ án liên quan tới chữ Hiếu đã diễn ra và chưa dừng lại. Những nhát dao oan nghiệt vẫn vung lên, những lời chửi rủa thóa mạ vẫn được phun ra đẩy người cùng cực đến lằn ranh của tội ác. Pháp luật đã quá nhẹ nhàng hay nguồn cội của chữ Hiếu là tình cảm gia đình đã...