Ra sông tắm, 3 chị em cùng chết đuối thương tâm
Chiều ngày 20/7, trên địa bàn xã Sơn Long, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 3 chị em trong một gia đình chết đuối.
Chính quyền xã Sơn Long cho biết, sự việc đau lòng xảy ra vào khoảng 17h ngày 20/7. Thời điểm trên, ba đứa con của vợ chồng chị Trần Thị Huê (SN 1986) và anh Đặng Văn Sửu (SN 1982, trú xóm 4) là các cháu Đặng Thị Thu Hoài (8 tuổi), Đặng Trần Tuấn Anh (5 tuổi) và Đặng Thị Thùy Giang (3 tuổi) rủ nhau ra sông Ngàn Sâu tắm mát. Trong lúc vui đùa, cả 3 chị em sa chân xuống vùng nước sâu rồi chết đuối.
Lúc xảy ra sự việc, bố mẹ của các cháu đều đi vắng. Khi trở về nhà, không thấy các con đâu, nghi có chuyện chẳng lành nên chị Huê đã kêu gọi mọi người đi tìm.
Khi ra đến khúc sông phía sau nhà, mọi người tá hỏa phát hiện áo quần của các cháu đang để lại trên bờ. Đến 19h cùng ngày, xác 3 chị em đã được người dân vớt lên.
Hiện gia đình và người dân đang chuẩn bị mọi thủ tục để đưa thi thể của 3 cháu về quê nội ở huyện Hương Khê mai táng.
Cũng trong chiều ngày 20/7, bà con thôn Phúc Sơn, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã tổ chức mai táng cho cháu Dương Quang Long (SN 2007), học sinh lớp 2A trường Tiểu học số 1 An Ninh (huyện Quảng Ninh), là nạn nhân của thủy thần.
Trước đó, vào khoảng 17 giờ ngày 19/7, cháu Long rủ 3 bạn cùng xóm ra ngầm Khe Phủ (xã Vạn Ninh) để tắm. Mãi đến chiều tối, gia đình không thấy cháu về liền chạy khắp nơi tìm kiếm. Đến bờ đập, gia đình nhìn thấy áo của cháu Long để trên bờ. Đến 23 giờ cùng ngày, thi thể cháu Long mới được tìm thấy ở dưới vực sâu
Video đang HOT
Người cha đau đớn bên di ảnh đứa con trai xấu số
Được biết, nạn nhân bị chết đuối có hoàn cảnh rất thương tâm. Anh Dương Quang Tịnh (SN 1974), trú tại xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, là bố cháu Long. Năm 2008, khi Long vừa tròn 7 tháng, mẹ cháu đã bỏ cháu lại cho anh Tịnh để vào Nam kiếm sống.
Anh Tịnh vừa làm phụ hồ, vừa làm thuê để nuôi sống bản thân và chăm con trai khát sữa. Gần 5 năm qua, 2 cha con không nhà cửa, ăn nhờ ở đậu khi chỗ này, khi chỗ khác.
Năm 2012, anh Tịnh kết hôn với chị Nguyễn Thị Tâm (SN 1973), sinh thêm đứa con thứ 2 và di cư đến thôn Phúc Sơn mướn nhà giữ rẫy của người bà con ở tạm, làm thuê kiếm sống qua ngày.
Cháu Long có gia cảnh cực kỳ khó khăn nhưng được bố và mẹ kế cho đi học đàng hoàng. Cô giáo Nguyễn Thị Thủy, Hiệu trưởng trường Tiểu học số 1 An Ninh cho biết, cháu Long ngoan, chăm học và rất biết quan tâm mọi người.
Đại diện lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh hỗ trợ khẩn cấp 4 triệu đồng cho gia đình làm mai táng phí
Ông Phạm Trung Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết: “Trước hoàn cảnh thương tâm của gia đình anh Tịnh, huyện đã hỗ trợ khẩn cấp 4 triệu đồng cho gia đình để kịp thời mai táng cho cháu Long, đồng thời giao trách nhiệm cho chính quyền 2 xã Vạn Ninh và An Ninh phát động quyên góp hỗ trợ cho gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đáng thương này”.
Xuân Sinh – Văn Dũng – Hồ Minh – Đặng Tài
Theo dantri
Miền Trung: 21 người chết và mất tích do bão, lũ
Thống kê sơ bộ đưa ra sáng nay 18-10 cho thấy bão số 11 và lũ lớn tại các tỉnh miền Trung đã làm ít nhất 18 người chết, 3 người mất tích và 92 người bị thương; 87.382 nhà bị ngập, 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Nước lũ làm cô lập nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Ngọc
Theo báo cáo nhanh sáng nay 18-10 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, thống kê thiệt hại sơ bộ do bão, mưa lũ gây ra tại các tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Bình Định, tính đến 20 giờ ngày 17-10, số người chết đã tăng lên 18 người (Nghệ An 1 người, Hà Tĩnh 4 người, Quảng Bình 7 người, Quảng Nam 6 người); 3 người mất tích (Hà Tĩnh 1 người, Thừa Thiên Huế 1 người, Bình Định 1 người). 92 người bị thương (Hà Tĩnh 5 người, Quảng Bình 38 người, Quảng Trị 11 người, Thừa Thiên Huế 11 người, Đà Nẵng 11 người, Quảng Nam 7 người, Quảng Ngãi 9 người).
Bão số 11 và lũ lớn tại miền Trung trong những ngày qua cũng đã làm 560 ngôi nhà bị sập, trôi; 12.819 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 87.382 nhà bị ngập; 21 trường học với 587 phòng học bị tốc mái, hư hỏng.
Bão, lũ cũng đã khiến 7.801 ha lúa, hoa màu bị ngập, hư hại; 5.060 ha cây công nghiệp, lâm nghiệp bị gãy đổ và hàng trăm ngàn cây ăn quả, cây xanh bị ngã đổ và nhiều gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi
Do mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn, các tỉnh Nghệ An đến Quảng Bình đã bị ngập, đặc biệt tỉnh Hà Tĩnh đã bị ngập nghiêm trọng.
Tại tỉnh Nghệ An, đường quốc lộ 7 nhiều đoạn ngập sâu 0,5 m, một số điểm thuộc tuyến tỉnh lộ 531 bị ngập sâu 2,5 đến 2,8 m. Tại các vị trí ngập sâu trên 0,25 m, đơn vị quản lý đã tổ chức cắm báo hiệu, cử người trực gác đảm bảo giao thông. Đến sáng ngày 18-10, các điểm bị ách tắc trên đều đã thông xe.
Tại Hà Tĩnh, mưa lớn đã gây ngập lụt 69 xã, trong đó huyện Hương Sơn 29 xã, huyện Hương Khê 10 xã, huyện Vũ Quang 11 xã, huyện Đức Thọ 15 xã và huyện Nghi Xuân có 1 thôn Xuân Giang II.
Quốc lộ 8A có một số vị trí bị ngập cục bộ sâu từ 0,6 - 0,8 m; đoạn K81 800-K82 500 sạt mái ta luy âm gây đứt đường; đoạn K82 500 bị sạt ta luy dương gây ách tắc giao thông từ chiều ngày 16-10 đến nay chưa thông tuyến.
Quốc lộ 1A đoạn từ nam cầu Bến Thủy đến Hồng Lĩnh bị ngập một số đoạn cục bộ từ 0,2 đến 0,3 m và có xu hướng ngập sâu hơn do lũ thượng nguồn đang tiếp tục đổ về.
Tại Quảng Bình, các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đã thông xe trong ngày 17-10, tuy nhiên riêng đường Hồ Chí Minh nhánh Đông đoạn đèo Đá đẻo bị sụt trượt chưa khôi phục xong.
Theo Người lao động
18 người chết, 3 người mất tích vì bão lũ Tính đến sang 18/10, tổng cộng đã có 18 người chết, 3 người mất tích vì bão số 11 và mưa lũ tại cac đia phương từ Nghệ An đến Bình Định và tỉnh Kon Tum. Những căn nhà bị đổ sập do lốc, chìm trong lũ ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trong cơn bão số 11 vừa qua...