Rà soát và xử lý các dự án “treo”
Ngày 12.12, UBND TP.HCM đã có buổi làm việc với các Sở, ngành, quận, huyện về tình hình dự ánchậm triển khai trên địa bàn TP. Tại cuộc họp, Sở TN-MT TP.HCM cũng đã báo cáo kết quả rà soát các dự án chậm triển khai trên địa bàn và đề xuất các tiêu chí phân loại, biện pháp xử lý.
Theo đó, từ tháng 3.2008 đến tháng 12.2010, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản chấp thuận điều chỉnh đầu tư để chủ đầu tư thực hiện dự án có sử dụng vào mục đích nhà ở, sản xuất kinh doanh, phúc lợi công cộng 427 dự án, với diện tích hơn 4.100 ha.
Theo quan điểm của Sở TN-MT thành phố, dự án “treo” là những dự án đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan chức năng và giao cho chủ đầu tư tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng để chuẩn bị thực hiện dự án, nhưng chủ đầu tư thực hiện chậm (quá 24 tháng) hoặc chưa thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế- xã hội.
Các trường hợp nhà, đất trong khu vực có văn bản chấp thuận địa điểm đầu tư, về pháp lý là chưa có quyết định thu hồi đất, do đó các quyền của người sử dụng đất theo quy định của luật Đất đai vẫn được đảm bảo thực hiện.
Sở cũng đã kiến nghị UBND TP giải pháp xử lý đối với những dự án đã bồi thường dưới 50% diện tích đất thì không tiếp tục gia hạn thời hạn chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đối với dự án đã bồi thường từ 50% đến dưới 80%, nếu chủ đầu tư bồi thường đảm bảo theo tiến độ thì quận, huyện hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ.
Video đang HOT
Đối với các dự án có dấu hiệu chậm tiến độ thì yêu cầu chủ đầu tư báo cáo khó khăn, vướng mắc (nếu có) và cam kết đúng tiến độ, thời gian thực hiện hoàn tất dự án để tháo gỡ.
Nếu không tiếp tục thỏa thuận, bồi thường giải phóng mặt bằng phần diện tích đất còn lại thì kiến nghị UBND TP xem xét điều chỉnh giảm quy mô dự án.
Đối với dự án đã bồi thường từ 80% đến dưới 100%, Nhà nước sẽ hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện thủ tục thu hồi phần đất còn lại theo quy định đối với các dự án thuộc diện Nhà nước thu hồi để sớm hoàn tất dự án. Các trường hợp có diện tích nhỏ, hiệu quả xã hội thấp thì kiến nghị cho rà soát điều chỉnh quy hoạch, giảm diện tích thực hiện dự án.
Đối với dự án đã bồi thường 100% nhưng do chủ đầu tư thiếu vốn hoặc do tình hình thị trường bất động sản không có đầu ra, Sở TN-MT kiến nghị TP cho tạm ngưng, hỗ trợ lãi vay hợp lý, giãn tiến độ đầu tư hoặc chuyển sang sử dụng tạm vào mục đích khác.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND TP.HCM giao Sở TN-MT TP làm việc lại với các quận, huyện để tiếp tục rà soát và có biện pháp xử lý cụ thể.
Theo TNO
Một mét vuông đất bằng một quả... trứng gà: Nhận quyết định cưỡng chế trước quyết định thu hồi đất
Dù không có phương án đền bù tái định cư rõ ràng, nhưng UBND H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng) đã vội vàng cưỡng chế tháo dỡ nhà dân.
Lỗi "khách quan"
Theo gia đình bà Trần Thị Hậu (trú tại An Lợi, xã Hòa Ninh), chuyện lạ nhất trong quá trình thu hồi, cưỡng chế, tháo dỡ nhà đất (có nhà, vườn cây ăn trái... và được duyệt đền bù ban đầu 3.000 đồng/m2 mà Thanh Niên đã phản ảnh trong số báo ra ngày 11.12) là gia đình bà nhận quyết định thu hồi đất sau khi có quyết định cưỡng chế tháo dỡ nhà. "Ngày 9.6.2011, gia đình tôi nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất số 441/QĐ-CCTHĐ do Chủ tịch UBND H.Hòa Vang ký ngày 8.6.2011. Nhưng từ trước đến thời điểm nhận quyết định cưỡng chế, gia đình chưa bao giờ thấy quyết định thu hồi đất", bà Hậu nói và cho biết: "Cho đến 15 giờ ngày 21.6.2011, chúng tôi mới được giao hai quyết định thu hồi đất số 3310 và 3311 ký ngày 21.4.2011 của UBND H.Hòa Vang. Sau đó, gia đình tiếp tục nhận thêm 7 quyết định thu hồi đất khác nữa ký ngày 8.6.2011. Và hiện tại, vẫn còn 5 khu đất chưa có quyết định thu hồi".
Nhà cửa, vật kiến trúc và cây cối nhà bà Hậu bị tháo dỡ tan hoang - Ảnh: H.T
Cũng theo bà Hậu, nếu gia đình sớm nhận được quyết định thu hồi đất cũng như phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (TĐC) thì mới biết để mà thi hành hoặc khiếu nại. "Đằng này, chưa biết bồi thường ra sao, ăn ở nơi nào mà đã bị buộc cưỡng chế, tháo dỡ. Như trường hợp hồ sơ số 190, có diện tích 750 m2 chưa đền bù đã cho xe đến ủi sạch sẽ", bà Hậu bức xúc.
Trả lời đơn khiếu nại của gia đình bà Hậu, UBND H.Hòa Vang cho rằng lý do gia đình nhận quyết định thu hồi đất sau quyết định cưỡng chế là "lỗi khách quan, không cố ý của cơ quan nhận chuyển hồ sơ, không có lỗi của cơ quan ban hành quyết định". UBND H.Hòa Vang còn nói: "Việc sơ suất này, UBND huyện sẽ ghi nhận và đề nghị bên giao nhận công văn, tài liệu nghiêm khắc rút kinh nghiệm để lần sau đến tay công dân đúng thời hạn theo quy định".
Liên tục thay đổi phương thức đền bù
Việc kiểm định, áp giá đền bù ở dự án Sân golf Bà Nà, dự án Cáp treo và quần thể KDL Bà Nà - Suối Mơ hết sức nhập nhằng, thường xuyên thay đổi, đặc biệt chưa có phương án đền bù đã vội vàng cưỡng chế thu hồi đất. Ngoài 8.319 m2 đất nông nghiệp thu hồi chỉ hỗ trợ cây cối, hoa màu với giá "bèo", UBND TP.Đà Nẵng cũng chỉ hỗ trợ 3.000 đồng/m2 (chứ không đền bù) trên diện tích 751,4 m2 đất của gia đình bà Hậu, ông Võ Hiến và hỗ trợ 80% giá trị nhà ở, vật kiến trúc cây cối hoa màu đền bù theo giá 6.000 đồng/m2. Đến tháng 4.2011, UBND TP.Đà Nẵng lại tăng chút đỉnh tiền hỗ trợ cây cối, hoa màu theo giá 15.000 đồng/m2...
Hay như lô đất 2.207 m2 cũng thường xuyên thay đổi phương thức đền bù, hỗ trợ theo kiểu "cứ khóc là cho bú". Như trong năm 2009, TP.Đà Nẵng áp giá đất hỗ trợ 3.000 đồng/m2, hỗ trợ nhà cửa vật kiến trúc 80%, đền bù cây cối hoa màu theo giá 6.000 đồng/m2 (bất kể trong vườn có hàng trăm cây quế trên 10 năm tuổi, hàng trăm gốc tiêu, chôm chôm, xoài, mít...). Đến năm 2010, UBND TP.Đà Nẵng lại thay đổi bằng cách hỗ trợ 50% giá đất ở (tính 100.000 đồng/m2) cho diện tích... 200 m2/2.207 m2, hỗ trợ cây cối hoa màu 15.000 đồng/m2 thay cho mức 6.000 đồng/m2 trước đây và đồng ý bố trí 2 lô đất (1 chính, 1 phụ đường 7,5 m)... Đến năm 2011, UBND TP.Đà Nẵng một lần nữa thay đổi phương án đền bù, bố trí TĐC khi bà Hậu liên tục có đơn kêu cứu bằng cách tăng thêm diện tích đất ở được hỗ trợ 50% từ 200 m2 lên 300 m2... đồng thời, việc bố trí đất TĐC cũng thay đổi với 1 lô đất mặt tiền đường ĐT602 và 1 lô đất đường 5,5 m.
Chưa hết, chiều 25.9.2012, Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng gửi thông báo cho gia đình bà Hậu, ông Hiến biết UBND TP.Đà Nẵng quyết định gộp cả hai dự án thành một về hỗ trợ (nhưng chỉ hỗ trợ đất ở 800 m2 với giá 100.000 đồng/m2, trong khi diện tích 751,4 m2 còn lại vẫn giữ nguyên với giá 3.000 đồng/m2) và điều chỉnh bố trí đất (1 lô chính đường ĐT602 và 2 lô đường 5,5 m, với tổng diện tích đất đền bù là 300 m2). Tuy nhiên, Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng yêu cầu gia đình trong ngày 26.9.2012 phải nhận tiền, nhận đất, tháo dỡ nhà cửa, vật kiến trúc, bàn giao mặt bằng. "Gia đình chưa kịp trở tay thì sáng ngày 27.9.2012, UBND H.Hòa Vang đã cho lực lượng đến tháo dỡ toàn bộ nhà cửa, vật kiến trúc, cày xới vườn tược trong khuôn viên đất 2.207 m2 của gia đình", bà Hậu bức xúc.
Bị tước cả danh hiệu vì... khiếu kiện !
Sau khi bị Trường tiểu học Hòa Ninh kiểm điểm trước toàn thể giáo viên, bị thuyên chuyển công tác giảng dạy sang quản lý thiết bị dạy học, cô giáo Trần Thị Hậu còn bị tước danh hiệu "Lao động tiên tiến năm học 2011 - 2012". Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Hậu cho biết từ khi vào ngành đến nay, bà thường xuyên đạt danh hiệu "Lao động giỏi", "Lao động tiên tiến" cấp trường và mới đây bà đã nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục.
Theo TNO
Một mét vuông đất bằng một quả... trứng gà Thu hồi đất để phục vụ cho dự án xây dựng sân golf nhưng Ban Giải tỏa đền bù số 1 TP.Đà Nẵng chỉ áp giá hỗ trợ về đất có 3.000 đồng/m2 - vừa đúng bằng một quả trứng gà công nghiệp. Không kiện mới lạ Theo gia đình ông Võ Hiến và bà Trần Thị Hậu (trú tại An Lợi, xã...