Rà soát quy hoạch 18 dự án thuộc tuyến du lịch – dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu
Ngày 6/8, ông Trần Viết Bảo, Giám đốc Sở Xây dựng Bình Định cho biết, Sở vừa có văn bản đề nghị UBND Bình Định cho phép gia hạn thời gian rà soát quy hoạch đối với các dự án thuộc tuyến du lịch – dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu (dọc theo Quốc lộ 1D, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn) đến ngày 15/8 tới.
Một số dự án thuộc tuyến du lịch – dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu có nguy cơ phá vỡ cảnh quan môi trường.
Việc rà soát các dự án thuộc tuyến du lịch – dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu nhằm đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch, dừng triển khai thực hiện đối với các dự án chưa triển khai hoặc chưa có chủ trương đầu tư, các dự án tại vị trí, khu vực có địa hình không thuận lợi, nguy cơ sạt lở cao, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường.
Trước đó, ngày 24/6/2022, UBND tỉnh Bình Định đã giao cho Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND thành phố Quy Nhơn thực hiện việc rà soát 18 dự án thuộc tuyến du lịch – dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu.
Đặc biệt, trong số đó, 16 dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết; 1 dự án được phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, đang lập đồ án; 1 dự án chưa lập quy hoạch chi tiết.
Ngày 4/7/2022, Sở Xây dựng Bình Định có văn bản lấy ý kiến của các ngành liên quan làm cơ sở tổng hợp, báo cáo UBND. Tuy nhiên đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Quy Nhơn, UBND Ghềnh Ráng vẫn chưa có ý kiến về nội dung này.
Ghi nhận hiện trường thuộc tuyến du lịch – dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu vào ngày 5/8/2022, công nhân đang thu dọn đất đá có nguy cơ sạt lở xuống đường tại vị trí của một dự án. Một dự án khác đang cho máy múc san gạt khu vực đồi núi. Một số dự án dừng thi công nhưng chưa san gạt đất đá có nguy cơ sạt lở rất cao.
Một dự án thuộc tuyến du lịch – dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu triển khai trên núi.
Vào tháng 11/2021, TTXVN đã đưa tin về vụ sạt lở núi trên tuyến Quốc lộ 1D đoạn qua phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn do mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày. Ngay sau đó, lãnh đạo tỉnh Bình Định đã yêu cầu Sở Xây dựng xem xét lại toàn bộ quy hoạch phát triển du lịch trên các vùng đồi núi thuộc tuyến du lịch – dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu dọc theo Quốc lộ 1D; trong đó, đề nghị hủy hết tất cả các dự án mới lập quy hoạch ở trên sườn núi để hạn chế sạt lở.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 5/2020, TTXVN thông tin sau khi kiểm tra thực tế 8 dự án thuộc tuyến du lịch – dịch vụ Quy Nhơn – Sông Cầu, Sở Xây dựng Bình Định đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại 7 dự án.
Đáng lưu ý, các sai phạm chủ yếu là san ủi đất khi chưa có hồ sơ thiết kế và giấy phép xây dựng theo quy định, xây dựng hạng mục công trình sai so với hồ sơ thiết kế, xây dựng hạng mục công trình không đúng vị trí trong bản vẽ thiết kế cấp phép, dự án xây dựng xong và đưa vào hoạt động nhưng chưa thông báo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức nghiệm thu.
Vì sao cầu trăm tỷ xây xong 2 năm vẫn không hoạt động
Cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú bắc qua sông Cầu, nối TP Hà Nội với Bắc Giang đã hoàn thành được hơn 2 năm, nhưng đến nay vẫn bỏ không chưa thể sử dụng do không có đường dẫn lối lên xuống.
Cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú kết nối đường vành đai 4 (tỉnh Bắc Giang) với quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, được thực hiện trên địa bàn xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) và huyện Sóc Sơn (Hà Nội).
Cây cầu Xuân Cẩm có tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng, nguồn kinh phí thực hiện dự án từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh Bắc Giang. Cầu được hoàn thành vào tháng 10/2020.
Cây cầu Xuân Cẩm có tổng chiều dài 479,5m, bề rộng cắt ngang cầu 12m, đã được thảm bê tông nhựa, sơn vạch kẻ đường hoàn chỉnh.
Mặc dù đã hoàn thành được hơn 2 năm nhưng đến nay cây cầu vẫn chưa thể đi vào hoạt động vì không có lối lên xuống bên phía địa phận xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn) khiến người dân nơi đây tỏ ra ngỡ ngàng và bức xúc.
Ông La Văn Kim (77 tuổi, thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm, Hiệp Hòa) cho biết, cây cầu này xây xong từ năm 2020, nhưng đến nay vẫn chỉ thấy mỗi cái cầu cụt, vô tác dụng, chỉ còn một con đường khoảng 3-4 km mà lâu nay không thấy động tĩnh gì.
Bà La Thị Lợi, thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa, Bắc Giang) cho biết: "Cây cầu này xây xong từ 2020, nhưng chúng tôi chỉ thấy mỗi cái cầu cụt, không có đường chạy thẳng xuống. Vì vậy người dân muốn sang bên kia sông mua bán làm ăn sinh sống vẫn phải đi đò, đợt trước mùa mưa nước sông dâng cao, đi lại nguy hiểm. Mong rằng chính quyền sớm xây lối lên xuống để người dân đi lại cho đỡ khổ".
"Cầu được xây xong từ 2 năm rồi nhưng vẫn chưa có lối lên xuống, bà con ở đây mong chờ từng ngày để được đi lại qua cầu, đỡ phải đi đò Lương dưới kia vừa mất tiền, vừa không an toàn, nhất là khi vào mua mưa lũ nước sông dâng cao"- cô Nguyễn Thị Bẩy ở thôn Cẩm Xuyên, xã Xuân Cẩm (Hiệp Hòa, Bắc Giang) chia sẻ.
Cây cầu trị giá 110 tỷ đồng cụt ngủn, không có đường dẫn khiến người dân nơi đây không khỏi tiếc nuối, xót xa.
Hệ thống biển và đèn báo giao thông đường thủy đã lắp đặt, tuy nhiên chưa đấu nối với nguồn điện. Một vài bộ phận bắt đầu hoen gỉ.
Lối từ đường vành đai 4 lên cầu phía huyện Hiệp Hòa đã hoàn tất.
Đại diện Phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn cho biết, đường dẫn chậm triển khai do khi rà soát, tuyến đường không nằm trong quy hoạch của giao thông thủ đô. Tuy nhiên, tới đầu tháng 6.2022, những vướng mắc được tháo gỡ khi dự án đã được phê duyệt. Huyện đang rà soát đánh giá phạm vi ảnh hưởng của dự án lên phần đất ở.
"Huyện sẽ đầu tư tuyến đường dài khoảng 3 km, tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Tiến độ triển khai theo nội dung phê duyệt từ năm 2022 đến trước năm 2025", đại diện Phòng Quản lý đô thị huyện Sóc Sơn cho hay./.
"Việc nhẹ lương cao" quảng cáo trên mạng đa số là lừa đảo Vụ việc bé gái 16 tuổi bị dụ dỗ vào TP.HCM làm "việc nhẹ lương cao", sau đó mất tích và có người gọi điện đòi gia đình phải mang tiền vào chuộc, một lần nữa cảnh báo về bẫy lừa đảo trên mạng xã hội. Mới đây, bé Nguyễn Thị Thu Ngọc (học lớp 9, ngụ tại thôn Tuyết Diêm, xã Xuân...