Rà soát hội viên “ảo”, nâng chất phong trào nông dân
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Ninh Thuận có nhiều giải pháp thiết thực củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hội viên. Nhờ đó, tổ chức Hội không ngừng lớn mạnh, ngang tầm nhiệm vụ, xứng đáng là điểm tựa tin cậy của hội viên, nông dân.
Vẫn còn hội viên… “ảo”
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Thuận Kiều Như Bổn cho biết: Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và các nghị quyết của Trung ương Hội, trong nhiêm ky qua, công tác củng cố, xây dựng tổ chức Hội trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã có những chuyển biến tích cực. Toan tỉnh hiên co 402 chi hội đươc thành lập theo thôn, khu phô đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ đảng.
Hội viên nông dân xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận áp dụng mô hình trồng táo theo tiêu chuẩn VietGAP cho thu nhập cao. Ảnh: Uyên Thu
Nhiều phương pháp, hình thưc tập hợp nông dân vào Hội được triển khai thực hiện như: Hình thanh cac chi, tổ, hôi, nhom sản xuất theo ngành nghề, tổ vay vốn tiết kiệm, tổ đoàn kết đanh bắt xa bơ… đã mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân.
Đến nay, nông dân tại các địa phương trong tỉnh đã thành lập được 63 chi, tổ hội nghề nghiệp với 830 hội viên sinh hoạt theo điều lệ hội. Mô hình tổ hội theo nghề nghiệp được duy trì và phát triển mạnh gắn vơi xây dưng mô hình phat triển kinh tế tư quy hỗ trơ nông dân. Mỗi tổ hội có từ 10 – 30 hội viên cùng sản xuất một loại giống, cây, con hay cùng kinh doanh một lĩnh vực, ngành nghề…
Theo ông Kiều Như Bổn: Để khắc phục tình trạng số lượng hội viên đông nhưng chất lượng hội viên không manh, có nhiều hội viên danh nghĩa, hoạt động Hội còn mang tính hình thức, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Ninh Thuận đã tiến hanh khảo sát, ra soat, đánh giá thực trạng chất lượng tổ chức sinh hoạt tại chi, tổ Hội ND. Đến nay, qua 2 đơt ra soat đa giảm hơn 30% số lương hôi viên (22.862 hội viên); co huyện giảm đến gần 45% so với hộ nông nghiệp. Toan tỉnh số hôi viên hiên nay 45.838 so vơi hô nông nghiêp chỉ đat trên 50%.
Video đang HOT
Nhiều hoạt động hỗ trợ để thu hút hội viên
Cùng với rà soát chất lượng hội viên, các cấp Hội ND Ninh Thuận còn đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất để thu hút, tập hợp rộng rãi nông dân tham gia, qua đó xem xét, kết nạp hội viên. Bên cạnh đó, công tác phát triển hội viên ở những địa bàn khó khăn được quan tâm hơn.
Từ kết quả đó, qua 5 năm thưc hiên nghị quyết Đai hôi Hội ND dân tỉnh Ninh Thuận lần thư VII, trong nhiệm kỳ, đã phát triển mới 19.612 hội viên, đạt 116% chỉ tiêu. Hội viên tham gia sinh hoạt ngày càng đi vào nền nếp; nội dung sinh hoạt được đổi mới phù hợp với thực tiễn của địa phương, chất lượng hội viên được nâng lên. Hiên nay có 3.760 đảng viên đang sinh hoat hôi; có 57,67% hôi viên nông dân trong tỉnh đat danh hiêu Nông dân thi đua san xuất kinh doanh gioi cac cấp.
Là một trong những đơn vị Hội tích cực thực hiện nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát triển hội viên, xây dựng tổ chức Hội, ông Đặng Văn Bình – Chủ tịch Hội ND huyện Ninh Phước cho biết: Ninh Phước có hơn 35.000 hộ dân; trong đó khoảng 70% hộ sống dựa vào nông nghiệp với tổng số là 12.139 hội viên Hội ND. Xác định vai trò, trách nhiệm chăm lo đời sống cho hội viên nông dân, Ban Chấp hành Hội các cấp luôn sâu sát tình hình đời sống, sản xuất, kinh doanh, kịp thời phát hiện những khó khăn, từ đó có sự định hướng, hỗ trợ kịp thời.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động hội viên hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Trong 5 năm qua, có 25.756 lượt hộ đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” các cấp.
Hội còn hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp hội viên nông dân tiếp cận tốt các nguồn vốn vay để mở rộng sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập. Trong 5 năm qua, Hội phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT huyện giải ngân cho 16.295 lượt hộ vay, với tổng dư nợ 146 tỷ đồng; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập 73 tổ tiết kiệm và vay vốn, giải ngân cho 3.645 lượt hộ vay, với tổng dư nợ trên 75 tỷ đồng. Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp, Hội đã xây dựng và triển khai thực hiện 19 dự án, với tổng số tiền trên 4,3 tỷ đồng cho 167 hộ vay, tạo điều kiện cho hội viên có vốn sản xuất.
Thơi gian tới, trong bối cảnh tình hình chung cua ca nươc va địa phương trong tỉnh có nhiều thời cơ thuận lợi và nhưng khó khăn thách thức đan xen đòi hỏi tổ chức Hội ND các cấp phải vươn lên ngang tầm nhiệm vụ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Theo Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Thuận Kiều Như Bổn, để thưc hiên tri thức hóa nông dân, Nha nươc cần co nhưng cơ chế, chính sach, chương trình hỗ trơ cu thể, thiết thưc để nông dân biết ap dung tiến bô khoa hoc ky thuât vao san xuất, biết nhu cầu thị trương để chuyển đổi cach thưc lam ăn cho phu hơp.
Theo Danviet
Tín dụng chính sách tiếp tục tạo dấu ấn trong giảm nghèo bền vững
Đó là đánh giá của ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng - kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) trong buổi giao ban trực tuyến đầu xuân tại ngân hàng này vừa được tổ chức tại Hà Nội. Buổi giao ban được tổ chức trực tuyến tới các điểm cầu tại chi nhánh Ngân hàng CSXH các tỉnh, thành trên cả nước.
Tham dự buổi giao ban đầu xuân có Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng.
Tạo dấu ấn trong giảm nghèo
Tại buổi giao ban, thay mặt Ban điều hành, Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Dương Quyết Thắng đã báo cáo kết quả hoạt động của ngân hàng này trong những năm qua và trong năm 2019. Theo đó, Ngân hàng CSXH đã có mạng lưới hoạt động trải rộng toàn quốc và tổ chức giao dịch trực tiếp tại gần 11.000 điểm giao dịch xã. Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách năm 2019 đat 216.361 tỷ đồng, tăng 17.585 tỷ đồng so với năm 2018. Đặc biệt, vốn nhận ủy thác từ ngân sách các địa phương đạt 15.443 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,1% tổng nguồn vốn, tăng 3.634 tỷ đồng so với năm 2018, hoàn thành 162% kế hoạch giao năm 2019.
Giải ngân vốn tín dụng chính sách cho đồng bào xã Đông Hà tại Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Quản Bạ (Hà Giang). Ảnh: T.H
Tính đến hết năm 2019, tổng doanh số cho vay của Ngân hàng CSXH đạt 70.000 tỷ đồng, tăng hơn 7.900 đồng so với năm 2018, với gần 2,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt 206.805 tỷ đồng, tăng 19.012 tỷ đồng so với cuối năm 2018, trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 179.926 tỷ đồng, tăng 14.784 tỷ đồng so với cuối năm 2018, hoàn thành 100% kế hoạch. Hiện trên cả nước có hơn 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ.
Trong năm 2019, nguồn vốn ưu đãi đã hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho 266.000 lao động, trong đó giúp gần 7.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp hơn 36.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng trên 1,2 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng hơn 15.600 căn nhà ở cho hộ nghèo ổn định cuộc sống; hơn 4.000 căn nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ...
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng nhấn mạnh, Ngân hàng CSXH năm 2019 đã hoàn thành tốt những mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là: Tập trung nguồn lực lớn, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo; nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng chính sách; tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại; huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào công tác giảm nghèo bền vững,...
Tạo thuận lợi hơn cho người nghèo
Phát biểu tại buổi giao ban đầu xuân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CSXH ghi nhận và biểu dương những thành tích đạt được của Ngân hàng CSXH trong năm 2019. Kết quả hoạt động của Ngân hàng CSXH đã đóng góp tích cực vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững...
Thông tin về tình hình kinh tế - xã hội và nhiệm vụ của ngành ngân hàng trong năm 2020 và những năm tiếp theo, Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu Ngân hàng CSXH chủ động xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với chiến lược phát triển ngành ngân hàng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH chuẩn bị tốt các điều kiện để triển khai thực hiện chiến lược phát triển với các mục tiêu cao hơn, có các bước đi phù hợp, đảm bảo cho hệ thống Ngân hàng CSXH tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ với khuôn khổ, lộ trình hành lang pháp lý đầy đủ.
Trong năm 2020, HĐQT Ngân hàng CSXH tiếp tục chỉ đạo Ban điều hành các cấp và toàn thể cán bộ tiếp tục đoàn kết, phát huy truyền thống để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ông Lê Minh Hưng yêu cầu Ngân hàng CSXH tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ; chủ động, tích cực huy động mọi nguồn vốn, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững; gắn tín dụng chính sách với xây dựng NTM; tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng...
Với những kết quả hoạt động tích cực trong năm 2019 vừa qua, Thống đốc Lê Minh Hưng tin tưởng rằng, với truyền thống tốt đẹp, với tinh thần đoàn kết, quyết tâm phấn đấu, vượt qua mọi vướng mắc, khó khăn, Ngân hàng CSXH sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, phát triển bền vững, an toàn, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Trong năm 2020, Ngân hàng CSXH tạo khí thế mới, nhiều kết quả mới chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tạo nền tảng vững chức để Ngân hàng CSXH hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của các năm tiếp theo, thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách, góp phần tích cực hơn vào công cuộc giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Theo Danviet
"Cầu nối" tận tâm đưa vốn đến hộ nghèo ở thành phố Hà Nội Những năm qua, bằng nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, các tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP.Hà Nội đã phát huy tối đa vai trò là cầu nối đưa nguồn vốn chính sách đến đúng đối tượng, kịp thời giúp nhiều hộ nghèo thoát nghèo. Bám sát địa bàn, hỗ trợ hộ vay...