Rà soát, hoàn chỉnh quy hoạch phát triển cảng hàng không, sân bay
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn số 3960/CHK-QLC gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo công tác rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Máy bay của Vietjet Air hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết đã phối hợp với cơ quan tư vấn lập quy hoạch – Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) nghiên cứu tiếp thu, giải trình và rà soát, hoàn thiện lại hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải tại Thông báo kết luận số 321/TB-BGTVT ngày 5/8/2022 của Bộ Giao thông Vận tải.
Sau khi rà soát, Cục Hàng không Việt Nam đã xác định lại phương án quy hoạch cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng giai đoạn đến năm 2030 là 25 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hàng khách/năm; cảng hàng không Chu Lai giai đoạn đến năm 2030 là 10 triệu hành khách/năm, tầm nhìn đến năm 2030 là 30 triệu hành khách/năm.
“Tùy theo nhu cầu vận tải và tình hình phát triển kinh tế – xã hội, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xem xét, điều tiết, phân bổ các chuyến bay (slot) giữa 2 cảng hàng không, bảo đảm khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng theo quy hoạch; đồng thời tạo động lực hấp dẫn đầu tư phát triển cảng hàng không Chu Lai”, Cục Hàng không Việt Nam cho biết.
Bên cạnh đó, Cục Hàng không Việt Nam thống nhất kiến nghị cập nhật nội dung Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030 “nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng quy hoạch, xây dựng cảng hàng không tại một số sân bay quân sự (Thành Sơn, Biên Hòa…) trong trường hợp đủ điều kiện” trong dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch.
Video đang HOT
Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gửi kèm theo công văn số 3960, mục tiêu đến năm 2030 là ưu tiên tập trung đầu tư một số cảng hàng không lớn, đóng vai trò đầu mối tại vùng thủ đô Hà Nội (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài) và vùng TP Hồ Chí Minh (Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Long Thành); từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, đầu tư 6 cảng hàng không mới để nâng tổng số cảng hàng không của cả nước đưa vào khai thác lên 28 cảng hàng không, tổng công suất thiết kế hệ thống cảng hàng không đáp ứng khoảng 283 triệu hành khách, đảm bảo trên 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km.
Về tầm nhìn đến năm 2050, sẽ hình thành 2 trung tâm vận tải hàng không đầu mối trung chuyển quốc tế mang tầm cỡ khu vực tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TP Hồ Chí Minh. Đầu tư đưa vào khai thác các cảng hàng không mới đảm bảo 100% dân số khu vực đồng bằng và 95% dân số khu vực miền núi có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km.
Trong thời kỳ 2021 – 2030, mạng cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP Hồ Chí Minh, hình thành 28 cảng hàng không bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 14 cảng hàng không quốc nội (Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo).
Cũng trong giai đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị tiếp tục duy trì vị trí quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 640/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Bên cạnh đó, hồ sơ quy hoạch vẫn để mở cho việc nghiên cứu, khảo sát, đánh giá khả năng: quy hoạch, xây dựng cảng hàng không, sân bay tại các đảo (như Lý Sơn, Phú Quý…), quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; quy hoạch đường cất hạ cánh số 3 tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh; quy hoạch, xây dựng cảng hàng không tại một số sân bay quân sự (Thành Sơn, Biên Hòa…) trong trường hợp đủ điều kiện.
Về tầm nhìn đến năm 2050, hồ sơ quy hoạch kiến nghị hình thành 31 cảng hàng không, bao gồm: 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc); 17 cảng hàng không quốc nội (thêm sân bay Cao Bằng và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội). Đồng thời, hình thành một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Như vậy, đối với sân bay thứ hai vùng Thủ đô, dự thảo quy hoạch mới nhất chỉ xác định là xây dựng tại Đông Nam Thủ đô Hà Nội nhưng chưa xác định được vị trị chính xác…
Bộ trưởng GTVT chỉ đạo khắc phục tình trạng chậm, hủy các chuyến bay
Văn phòng Bộ Giao thông Vận tải vừa có Thông báo số 349/TB - BGTVT thông báo kết luận cuộc họp của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về chậm chuyến, hủy chuyến bay của các hãng hàng không trong nước; ùn ứ hành khách khu vực soi chiếu an ninh; chậm giải tỏa hành khách, hàng hóa sau khi tàu bay hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay.
Hành khách xếp hàng dài tại khu vực làm thủ tục tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh tư liệu: Tiến Lực/TTXVN
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, trong thời gian vừa qua, ngành hàng không Việt Nam đã có sự phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là vận chuyển hàng không nội địa tăng đột biến.
Tuy nhiên, thực tế gần đây, tình trạng chậm, hủy chuyến bay của các hãng hàng không trong nước gia tăng; việc ùn ứ hành khách khu vực soi chiếu an ninh; chậm giải tỏa hành khách, hàng hóa sau khi tàu bay hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay được xem là những điểm nghẽn, bất cập, ảnh hưởng trực tiếp đến hành khách, gây bức xúc cho người dân như một số cơ quan thông tấn, báo chí gần đây phản ánh.
Để khắc phục ngay trình trạng nêu trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập đoàn công tác kiểm tra khu vực soi chiếu tại các sân bay, đặc biệt là tại các cảng hàng không trọng yếu hiện nay. Đảm bảo việc điều phối, quản lý slot bay, kế hoạch bay (phân bổ thời gian bay đêm) tại cảng hàng không phù hợp với khả năng thông qua của cảng hàng không (hành khách, hàng hóa).
Người đứng đầu ngành giao thông vận tải đề nghị Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nghiên cứu đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại, đảm bảo phục vụ cho công tác soi chiếu; bổ sung thêm khu vực tổ chức soi chiếu, kiểm tra an ninh hàng không cho hành khách tại các nhà ga, đảm bảo chất lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhanh chóng, đúng, đủ quy trình.
Liên quan đến việc giải tỏa hành lý sau khi tàu bay hạ cánh, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đánh giá, các doanh nghiệp dịch vụ mặt đất chưa đáp ứng đủ được nhu cầu phục vụ giải tỏa hành lý sau khi tàu bay hạ cánh. Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mặt đất rà soát, bổ sung, điều chỉnh nhân lực, quy trình phục vụ, phương án điều hành để xây dựng kế hoạch phục vụ phù hợp với hoạt động khai thác, đặc biệt là trong thời gian cao điểm như dịp Quốc khánh 2/9, Tết Nguyên Đán sắp tới; giải quyết ngay tình trạng hành lý chậm bốc dỡ, giải tỏa sau khi tàu bay hạ cánh.
Về tổ chức giao thông tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đề nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam trang bị hệ thống camera khu vực phía trước sân bay, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính, đảm bảo việc thực hiện đúng quy định dừng, đỗ xe tại khu vực cảng hàng không.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cũng sẽ phải khẩn trương nghiên cứu việc đầu tư và vận hành chế độ không dừng bằng công nghệ camera nhận diện xe ra, vào cảng hàng không để tránh tình trạng ùn tắc tại cảng hàng không, sân bay.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam phải chỉ đạo Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất rà soát, nghiên cứu bổ sung biển chỉ dẫn, thông tin tại điểm đón, trả hành khách đi/đến nhà ga Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, tăng cường thông tin tuyên truyền cho hành khách, người dân để lựa chọn phương thức di chuyển cho phù hợp.
"Phân công Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục triển khai chặt chẽ công tác giám sát việc sử dụng slot của các hãng hàng không và kiên quyết thu hồi các chuỗi slot (giờ cất hạ cánh) không sử dụng hoặc sử dụng không đúng theo quy định", Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.
Giải pháp căn cơ cho Tân Sơn Nhất: Phải ưu tiên cho xe buýt! Thời gian qua, sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) liên tục khiến dư luận bức xúc về tình trạng bát nháo do taxi, xe ôm chèo kéo, "chặt chém" khách hàng. Không những vậy, hành khách còn phải chịu bao bức xúc vì xếp hàng chờ đón taxi. Khó bắt taxi hoặc giá cước cao, nhiều khách kéo vali ra ngoài sân bay...