Rà soát dự án BOT “chặn cầu cũ, ép dân đi cầu mới”
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về rà soát thực hiện Dự án Xây dựng cầu Hạc Trì (tỉnh Phú Thọ).
Cụ thể, văn bản của Văn phòng Chính phủ cho biết trong thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh việc cấm ô tô lưu thông qua cầu Việt Trì, buộc các phương tiện lưu thông qua cầu Hạc Trì để thu phí.
Người dân địa phương nhiều lần phản ứng quyết liệt, nhưng không sự việc chưa được giải quyết dứt diểm.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ rà soát việc thực hiện dự án xây dựng cầu Hạc Trì theo hình thức hợp đồng BOT. Đồng thời đánh giá tình trạng kỹ thuật cầu Việt Trì để có giải pháp phù hợp, bảo đảm an toàn giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn, báo cáo Thủ tướng trước ngày 16.7.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, tối ngày 17.6 nhiều người dân đã kéo đến trạm thu phí cầu Hạc Trì, ngăn không cho xe qua trạm để phản đối việc cấm xe ô tô qua cầu Việt Trì cũ.
Video đang HOT
Việc cắm biển báo cấm xe ô tô đi qua cầu Việt Trì cũ được Tổng cục Đường bộ giao Cục Quản lý Đường bộ I thực hiện. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng làn đường bộ trên cầu đi chung cả ô tô và xe máy nên rất chật hẹp. Làn đường thường xuyên rung lắc, bị vỡ các tấm bê tông cốt thép. Do cầu hẹp, phương tiện cơ giới, thô sơ đi chung một làn nên va chạm, tai nạn, ùn tắc vào các ngày, giờ cao điểm thường xuyên xảy ra.
Căn cứ kết quả kiểm định cầu từ tháng 7.2015, Bộ GTVT đã tạm thời cấm xe ô tô lưu thông qua cầu để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình, ưu tiên cho vận tải đường sắt. Điều này được thực hiện tương tự với trường hợp cầu Long Biên tại Hà Nội. Bộ GTVT cũng đã giao Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam có kế hoạch sửa chữa cầu Việt Trì.
Tuy nhiên, người dân cho rằng cầu Việt Trì cũ tàu hỏa vẫn có thể lưu thông được nên không có lý do để cấm ô tô. Người dân phải có quyền lựa chọn đi cầu cũ hay cầu mới. Người dân đã nhiều lần thể hiện bức xúc khi bị bắt buộc lưu thông qua cầu Hạc Trì thay vì được lựa chọn đi cầu nào.
Sau khi có biển cấm ô tô, nhiều người vẫn điều khiển ô tô đi qua cầu Việt Trì cũ buộc cơ quan chức năng phải đổ những khối bê tông lớn ở hai đầu cầu ngăn ô tô đi qua.
Ông Vũ Ngọc Tuấn – Tổng giám đốc Công ty BOT cầu Hạc Trì cho biết, nhà đầu tư này đã miễn phí 100% với hơn 160 xe ô tô của người dân sinh sống tại phường Bạch Hạc, khi lưu thông qua cầu Hạc Trì. Những người làm ở phường Bạch Hạc ở bên kia cầu Hạc Trì, được giảm 60%, thời gian áp dụng 1 năm.
Tuy nhiên, mâu thuẫn căng thẳng giữa người dân phường Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ) và chủ đầu tư dự án BOT cầu Việt Trì vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trả lời Dân Việt về thông tin Bộ GTVT sẽ giao Công ty BOT cầu Hạc Trì thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp cầu Việt Trì cũ theo hình thức BOT, ông Vũ Ngọc Tuấn cho biết chưa nhận được văn bản chính thức về vấn đề này.
Theo Danviet
Phí BOT nhiều tuyến đường sẽ giảm đến 20%
Bộ Giao thông và Bộ Tài chính đã thống nhất trình Thủ tướng phương án giảm 10-15% mức phí tại một số trạm BOT với xe tải và xe container.
Bộ Tài chính vừa kiến nghị Chính phủ giảm 10-15% phí với nhóm 4 (xe tải có tải trọng 10-18 tấn, xe container 20 feet) , nhóm 5 (xe tải 18 tấn trở lên, xe container trên 40 feet) tại các trạm thu phí BOT đã áp dụng mức thu cao nhất là 200.000 đồng/lượt, do đây là phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải, việc điều chỉnh sẽ giúp giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Với nhóm ôtô con, xe khách, xe tải nhẹ mức thu thấp hơn khung quy định nên không được xem xét giảm.
Ngoài ra, 5 trạm đã thu phí mức cao nhất với nhóm xe dưới 12 chỗ và xe đến 30 chỗ ngồi là 45.000 đồng sẽ xem xét giảm 10-20%, đảm bảo tương đồng với mức thu các trạm khác.
Bộ Tài chính cũng đề nghị Chính phủ giao Bộ Giao thông làm việc với các nhà đầu tư để thống nhất thực hiện giảm phí và gửi đề xuất trước ngày 10/7. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ ban hành Thông tư điều chỉnh mức thu phí.
Mức phí BOT giảm cho xe tải lớn, xe container để giảm khó khăn cho doanh nghiệp vận tải. Ảnh minh họa: Đ.Loan
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải đã rà soát mức phí BOT trên nhiều tuyến đường. Theo văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông đề nghị không điều chỉnh mức phí với các trạm thu trước năm 2014 do mức thu thấp (từ 10.000 đến 20.000 đồng một lượt). Tuy nhiên, các trạm thu sau năm 2014 cần xem xét giảm phí với loại xe tải lớn.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, trong số 45 trạm BOT đang thu phí có 16 trạm thu phí thấp nhất là 10.000 đồng, cao nhất là 160.000 đồng/lượt.Ngoài ra, có 5 trạm đang áp dụng mức thu cao nhất cho tất cả nhóm xe, đó là hai trạm quốc lộ 5; hai trạm cầu Bến Thủy quốc lộ 1 (tỉnh Nghệ An) và cầu Gianh quốc lộ1 (tỉnh Quảng Bình).
Tại hội nghị tổng kết hạ tầng giao thông theo hình thức BOT mới đây, Thứ trưởng Tài chính Vũ Thị Mai cho biết sẽ còn nhiều cơ hội để giảm phí BOT đường bộ, bởi nhiều dự án BOT vẫn còn khoản dư chưa sử dụng so với dự toán ban đầu và đây là cơ sở tính toán giảm phí hoặc giảm thời gian hoàn vốn.
Đoàn Loan
Theo VNE
Soi 4 dự án của Sabeco nguyên BT Công thương xin hoãn thanh tra 1. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy bia Sài Gòn - Kiên Giang công suất 50 triệu lít/năm. Ngày 7/2/2014, Tổng Công ty CP Bia Rượu NGK Sài Gòn (Sabeco) đã khởi công xây dựng Nhà máy Bia Sài Gòn - Kiên Giang với công suất 50 triệu lít/năm tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc (xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành,...