Rà soát đối tượng, nâng mức vay hỗ trợ hộ nghèo
Các bộ phận nghiệp vụ tăng cường phối hợp với các tổ chức Hội nhận ủy thác trong xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và tạo lập nguồn vốn quay vòng.
Thực hiện Chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, hàng năm, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã thực hiện nhiều chính sách tín dụng ưu đãi mới như: Mở rộng đối tượng thụ hưởng, nâng mức vay, thời gian cho vay…
Rà soát liên tục nhu cầu vay vốn
Ban đại diện Hội đồng quản trị Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn đã tiến hành rà soát nhu cầu vay vốn của nông dân các xã, thị trấn, để triển khai nguồn vốn kịp thời, đáp ứng cho sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Cán bộ tín dụng Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn kiểm tra hộ vay vốn đầu tư chăn nuôi trâu sinh sản. Ảnh: Thạch Phong
Hiện nay, Phòng Giao dịch đang thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách với 13.949 khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác… với tổng dư nợ trên 457 tỷ đồng.
Các bộ phận nghiệp vụ tăng cường phối hợp với các tổ chức Hội nhận ủy thác trong xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng và tạo lập nguồn vốn quay vòng. Từ việc triển khai khá bài bản các chương trình tín dụng nên vốn cho vay hàng năm đều tăng trưởng khá, dư nợ tăng bình quân từ 50 đến 70 tỷ đồng/năm.
Ông Đinh Công Thái – Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn cho biết: “Do tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi đến với người dân, đúng đối tượng thụ hưởng nên chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 39,5% năm 2015 xuống còn 10,7% năm 2020, trung bình giảm 5,76%/ năm; tỷ lệ nợ quá hạn hiện nay chỉ chiếm 0,04%”.
Theo ông Đinh Công Thái, bên cạnh những thuận lợi, từ đầu năm đến nay, Phòng Giao dịch cũng gặp phải một số khó khăn như: Một số cán bộ các xã, thị trấn có thay đổi, người mới nhận nhiệm vụ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác ủy thác; giãn cách xã hội do dịch Covid-19 nên các hoạt động giao dịch không thực hiện được; tình hình thiên tai, dịch bệnh, nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến cây trồng, vật nuôi, nhiều hộ bị thiệt hại về tài sản khó thực hiện nghĩa vụ trả nợ đến hạn…
Hiện nay, Phòng Giao dịch đang thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách với 13.949 khách hàng là hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác… với tổng dư nợ trên 457 tỷ đồng, gồm: Chương trình cho vay hộ nghèo, dư nợ trên 198 tỷ đồng; hộ cận nghèo, trên 60 tỷ đồng; hộ mới thoát nghèo, trên 36 tỷ đồng; vay giải quyết việc làm, trên 9 tỷ đồng; vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, trên 80 tỷ đồng; vay hộ nghèo về nhà ở trên 12 tỷ đồng…
Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay
Video đang HOT
Thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, những năm gần đây, nguồn vốn các chương trình tín dụng trên địa bàn huyện Văn Chấn được đầu tư đúng đối tượng, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn cho sản xuất ngày càng được nâng cao, bình quân đạt gần 40 triệu đồng/hộ.
Hiện nay, ngân hàng phối hợp với 4 tổ chức chính trị-xã hội nhân ủy thác đã thường xuyên làm tốt công tác quản lý, kiểm tra nâng cao chất lượng dư nợ nên chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể ngày càng được nâng cao.
Điển hình như Hội Phụ nữ với 24 đầu mối hội cấp xã, thị trấn quản lý 103 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ trên 142 tỷ đồng; Hội Nông dân với 22 đầu mối tổ chức hội cấp xã, thị trấn quản lý 97 tổ, dư nợ trên 125 tỷ đồng; Hội Cựu chiến binh với 19 đầu mối hội cấp xã, thị trấn quản lý 73 tổ, dư nợ trên 86 tỷ đồng… Từ đầu năm đến nay, tỷ lệ thu nợ đến hạn đạt trên 98%, tỷ lệ thu lãi đạt 99,7%, kết quả chấm điểm chất lượng tín dụng Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn đạt 97,47% điểm…
Vượt qua khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao là mục tiêu trọng tâm của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn trong thời gian tới.
Với việc tổ chức chất lượng, hiệu quả các phiên giao dịch qua kinh nghiệm nhiều năm hoạt động, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Văn Chấn ngày càng phát huy hiệu quả của kênh tín dụng chính sách ưu đãi phục vụ nhân dân.
Cao Bằng: Nuôi loài thú cứ đến mùa "ái ân" đang hiền lành hoá hung dữ, thế mà ai nuôi cũng khá giả
Từ một cặp hươu sao giống với vốn đầu tư 13 triệu đồng, hiện nay, chị Riêu Thị Mới (trú tại tổ 6, thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) sở hữu cả đàn hươu lấy nhung, thu 100 triệu đồng mỗi năm.
Nhìn ngôi nhà 3 tầng khang trang của gia đình chị Riêu Thị Mới (trú tại tổ 6, thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), ít ai biết chủ nhân ngôi nhà này trước đó có cuộc sống khá vất vả, phải đôn đáo khắp nơi, làm đủ thứ nghề, tằn tiện lắm cũng chỉ đủ ăn.
Đàn hươu sao của gia đình chị Riêu Thị Mới, thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Nhà chị Mới nằm ngay sát đường cái quan, nhưng lại ở phía đuôi của thị trấn Thông Nông, dân cư phố núi này vốn thưa thớt nên chỉ có thể tập trung cho phát triển kinh tế nông nghiệp, khó mà bán hàng, chạy chợ.
Thức ăn cho đàn hươu sao của nhà chị Riêu Thị Mới chủ yếu là cỏ voi và các loại lá cây rừng, cỏ voi...So với các loại vật nuôi khác thì nuôi hươu sao lấy nhung chỉ tốn tiền mua con giống, công chăm sóc chứ ít tốn tiền thức ăn, tỏ ra hợp với nông dân...
Chia sẻ với phóng biên Báo điện tử DANVIET.VN, chị Mới cho biết, trước đây cuộc sống gia đình vất vả lắm, cũng đôn đáo làm đủ thứ nghề từ cấy lúa, trồng ngô, nuôi lợn... rồi ngược xuôi các chợ trâu, bò tìm mua về vỗ béo, ấy mà kinh tế gia đình cũng không khá lên được.
"Có người thân ở TP Cao Bằng mách tôi nuôi hươu sao lấy nhung, ở đây nhiều cây cỏ, thức ăn dễ kiếm cho hươu sao, dễ chăm sóc mà cũng cho thu nhập cao hơn. Sau khi bàn bạc, gia đình tôi đã quyết định đầu tư 13 triệu đồng mang về 1 cặp hươu nuôi thử.
Chỉ sau mấy năm, chúng tôi đã có một đàn hươu, vừa được bán hươu sao giống vừa bán nhung hươu, giá cũng cao. Nhờ vậy, gia đình tôi có tiền làm nhà, nuôi hai con đang học xong Đại học Nông nghiệp 1 dưới Hà Nội", chị Mới kể.
Theo chị Mới, việc nuôi hươu sao ở đây khá thuận lợi vì bốn phía đều là rừng, đâu cũng có thức ăn cho hươu.
Chị Riêu Thị Mới bảo, loài hươu sao cũng lạ lắm, mỗi loại thức ăn chỉ ăn được vài ngày là phải kiếm loại khác, hươu không chịu ăn một thứ mãi đâu.
Sau khi chăn, thức ăn thừa được chị Mới, thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng quét dọn sạch sẽ, tránh bệnh tật cho hươu sao. Không gian để nuôi đàn hươu sao cũng không cần phải rộng nhiều cho lắm.
Chị Mới dẫn chúng tôi vào chuồng trại nuôi hươu sao cách nhà chừng 300m, được dựng trên nên nhà cũ của chị trước đó, có diện tích chừng 500m2. Nghe tiếng mở cửa, những chú hươu sao vểnh tai, gật gật chiếc đầu như đón chào. Chị Mới bảo, chúng quen với tiếng mở cửa cho ăn nên nghe thấy tiếng là phấn khích.
Chuồng nuôi hươu được chị Mới chia ngăn làm hai khu vực. Phía trong được rào kín để nhốt những con hươu sao đực đang vào mùa giao phối.
Chị Riêu Thị Mới trao đổi về việc nuôi hươu sao cùng cán bộ Hội Nông dân huyện Hà Quảng và thị trấn Thông Nông (tỉnh Cao Bằng).
Chị Mới cho biết, phải nhốt riêng và thận trọng khi chăn vì những con hươu sao đực vào mùa giao phối rất hung dữ, sẽ đuổi húc người. Do đó, khi hươu sao vào mùa giao phối, chị cũng chỉ đứng chăn và quan sát từ xa.
"Nuôi hươu sao không khó vì ít bệnh tật, thức ăn trong vùng lại đa dạng. Tuy nhiên, việc nhân đàn đối với giống hươu sao, tỷ lệ con đực thấp, trung bình 3 con mới có được một con đực", chị Mới cho biết thêm.
Hiện nay, chị Mới luôn duy trì 12 con hươu sao trong chuồng, mỗi năm cắt hai lần nhung. Trung bình, chị bán từ 25-30 triệu đồng/kg nhung hươu, thu lãi khoảng 100 triệu đồng/năm nhờ nuôi hươu sao.
Chị Mới cho biết nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân đã được gia đình chị sử dụng hiệu quả.
"Tôi trước đây cũng nhờ vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân để thực hiện mô hình nuôi hươu sao lấy nhung. Có thể nói nguồn vốn này hỗ trợ được người nông dân rất nhiều. Tính đến thời điểm này, hiệu quả sử dụng nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân với gia đình tôi là rất hiệu quả", chị Mới nói.
Trao đổi với phóng viên Nông thôn ngày nay/Dân Việt, bà Nông Thị Tuyết Mai, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng (tỉnh Cao Bằng) cho biết, trong những năm gần đây, các hội viên Hội Nông dân tại thị trấn Thông Nông đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đặc biệt là Quỹ hỗ trợ nông dân.
Một buổi triển khai vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân thị trấn Thông Nông.
"Hiện nay cũng đã có thêm 2 hộ mạnh dạn vay vốn từ Quỹ hỗ trợ nông dân để thực hiện mô hình nuôi hươu sao lấy nhung. Bên cạnh mô hình này, nhiều hội viên cũng đã vay để thực hiện nuôi trâu, bò vỗ béo.
Các mô hình được hội viên hội Hội Nông dân thực hiện trên cơ sở các nguồn vốn vay đạt hiệu quả kinh tế rất cao. Cùng với việc hỗ trợ vốn vay, chúng tôi còn hỗ trợ về kỹ thuật, vận động tuyên truyền nhân rộng các mô hình hiệu quả trong hội viên", Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Thông Nông chia sẻ.
Ban Bí thư chỉ định nhân sự 5 tỉnh thành Thành ủy TPHCM và các Tỉnh ủy: Hậu Giang, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Hà Nam vừa tổ chức công bố và trao các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Chiều 1/9, Thành ủy TPHCM tổ chức Lễ trao quyết định cán bộ. Đến dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM...