Rà soát danh sách 1.200 lao động Việt Nam bị tạm giữ tại Nga
Gần 1.200 người Việt Nam đã bị cơ quan chức năng Nga tạm giữ tại Mátxcơva. Phía cơ quan chức năng Việt Nam đang phối hợp rà soát các trường hợp bị tạm giam, nếu là lao động được cấp phép sẽ tiến hành bảo vệ quyền lợi.
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết đã nhận được thông tin về 1.200 người lao động Việt Nam bị tạm giữ trong chiến dịch đặc biệt với sự tham gia của 900 cảnh sát, cơ quan chức năng Nga tại các xưởng may ở một khu chợ phía đông thủ đô Mátxcơva sáng sớm ngày 31/7. Theo thông tin ban đầu, có gần 1.200 người Việt Nam bị bắt. Đây là một phần trong chiến dịch chống làn sóng nhập cư bất hợp pháp vào Nga.
Trong chiến dịch này, cảnh sátđã tìm thấy 20 xưởng sản xuất với hơn 800 chỗ làm việc. Xưởng may do một nhóm đối tượng gồm 4 người từ Iraq, Syria, Azerbaijan, Việt Nam và 4 người Nga điều hành.
Một xưởng may hàng nhái gần Matxcơva sử dụng hàng nghìn lao động Việt, bị phát hiện hồi tháng 8 năm 2012. (Ảnh: Bộ TT&TT)
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện ở Nga không có đại diện của Cục mà chỉ có Đại sứ quán Việt Nam đang hoạt động. Cán bộĐại sứ quán Việt Nam tại Nga đã làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để tiến hành các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam. Tiếp đó, Đại sứ quán sẽ phối hợp với cơ quan chức năng của Nga tiến hành rà soát danh sách những người bị tạm giữ, nếu là lao động Việt Nam có giấy tờ hợp lệ, có hợp đồng làm việc sẽ báo lại phía các công ty phái cử (trực thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước) tiến hành các thủ tục bảo vệ quyền lợi cho họ.
Video đang HOT
Tuy nhiên thực tế từ khoảng cuối năm 2007 đến nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không đưa người sang Mátxcơva làm việc. Nhiều khả năng số người bị tam giữ đang lao động tại các xưởng may nói trên đều là lao động chui.
Theo thống kê gần đây nhất của Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện tại ở Nga có khoảng gần 10.000 lao động Việt Nam đang làm việc, trong đó chỉ có khoảng hơn 2.000 lao động đi theo đường XKLĐ chính thức, số còn lại đều bị lôi kéo hoặc dụ dỗ đi làm chui theo kiểu du lịch hoặc bảo lãnh từ người quen.
“Rất nhiều người lao động bị dụ dỗ sang Nga làm việc mà không mất phí, lại hưởng lương cao. Tuy nhiên, trên thực tế họ phải lao động rất vất vả trong điều kiện sinh hoạt khó khăn tại các xưởng may “chui” với mức lương khoảng 350 USD/tháng. Do không có giấy tờ hợp pháp nên người lao động kiểu này không thể đi ra ngoài một cách hợp pháp, trong trường hợp bị cảnh sát bắt giữ họ sẽ bị tạm giam rồi trục xuất về nước. Với “vết đen” hồ sơ kiểu này, người lao động hầu như không còn cơ hội XKLĐ những lần sau”- Lãnh đạo Cục cho biết.
Hiện nay, người có nhu XKLĐ hợp pháp sang Nga làm việc (chủ yếu trong ngành may) sẽ phải đóng một khoản phí khoảng 2.400 USD. Mức lương khoảng 450- 600 USD/tháng. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phản ánh thực tế, đang rất khó tuyển người sang Nga do người lao động kém hiểu biết thường thích đi chui để không mất phí tổn ban đầu.
Phạm Thanh
Theo Dantri
Ông Đặng Ngọc Tùng tái đắc cử Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Sáng 30/7, tại Hà Nội, Đại hội XI Công đoàn Việt Nam đã hoàn thành chương trình đề ra, sau 4 ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm cao trước giai cấp công nhân, đoàn viên công đoàn và công nhân, viên chức, lao động cả nước.
Đại hội đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, dân chủ, tập trung trí tuệ thảo luận Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Điều lệ sửa đổi, bổ sung của Công đoàn Việt Nam.
BCH Tông LĐLĐVN khóa XI ra mắt Đại hội (Ảnh: Thanh Trâm)
Đại hội đã thảo luận, biểu quyết thông qua mục tiêu, phương hướng của Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2013 - 2018 là: "Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động công đoàn theo hướng vì đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước; tập trung hướng về cơ sở, thực hiện tốt chức năng chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và tổ chức thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; đẩy mạnh phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, góp phần xây dựng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa".
Đại hội đã thông qua các chỉ tiêu phấn đấu và nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện tốt các chức năng của Công đoàn nhiệm kỳ 2013 - 2018 và thông qua Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI. Các nội dung được thông qua tại Đại hội XI Công đoàn Việt Nam là kết tinh trí tuệ và tâm huyết của toàn thể đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và của các cấp công đoàn cả nước; là sự tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về tổ chức và hoạt động công đoàn 5 năm qua, để tiếp tục đổi mới và phát triển trong 5 năm tới.
Đại hội đã thống nhất số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI nhiệm kỳ 2013-2018 gồm 175 người. Tại Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI gồm 172 ủy viên, là những đồng chí có phẩm chất đạo đức, năng lực, tâm huyết với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn để gánh vác những trọng trách do đoàn viên và các cấp công đoàn cả nước giao phó.
Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI đã bầu Đoàn Chủ tịch gồm 24 Ủy viên. Ông Đặng Ngọc Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa X được bầu giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XI. 5 Phó Chủ tịch gồm: ông Mai Đức Chính; bà Nguyễn Thị Thu Hồng; ông Nguyễn Văn Ngàng; ông Trần Văn Lý; ông Trần Thanh Hải. Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam gồm 15 thành viên.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI đã được Đại hội bầu khẳng định sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, đem hết sức mình, đồng tâm hiệp lực, nâng cao bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất đạo đức, quyết tâm cùng với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội.
Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các cấp công đoàn trong cả nước, phát huy mạnh mẽ truyền thống và bản chất cách mạng của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam, quyết tâm phấn đấu đi tiên phong trong thực hiện phương châm hành động "Vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động, vì sự phát triển bền vững của đất nước, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn". Trước mắt, các cấp Công đoàn dấy lên phong trào thi đua yêu nước liên tục sôi nổi và rộng khắp trong công nhân, viên chức, lao động, góp phần phấn đấu cùng toàn Đảng, toàn dân hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế, xã hội năm 2013.
Tối cùng ngày, tại Cung Văn hóa Hữu nghị, cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức công nhân, lao động Thủ đô sẽ tổ chức Lễ Mít tinh và chương trình văn nghệ chào mừng thành công của Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI.
Theo Hương Thủy - Khiếu Tư
TTXVN
Đề xuất cấp mã số để hạn chế lao động bỏ trốn Trước thực trạng khoảng 30% lao động Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng, cơ quan quản lý đề xuất, cần có mã số cho mỗi lao động để dễ dàng xác định được thông tin, địa chỉ của từng người. ảnh minh họa Sáng 16/7, Bộ Lao động, Thương binh và Xã...