Rà soát các bất cập của hệ thống thông tin đất đai
Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tế liên quan đến hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước.
Xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, Hà Nam có đến 50 ha đất nông nghiệp bỏ hoang (ảnh minh họa) – Ảnh: QUANG THẾ
Cụ thể, tại công văn số 6227/VPCP-NN ngày 20-9, Phó thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các quy định pháp luật có liên quan đến hệ thống thông tin đất đai đã được ban hành kể từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay.
Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, tổng hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tế liên quan đến hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý nhà nước (chia sẻ, kết nối dữ liệu, đầu tư, bảo mật…).
Từ quá trình rà soát, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành chủ động giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các bất cập này trước khi Luật đất đai (sửa đổi) được ban hành, có hiệu lực thi hành.
Như đã đưa tin, theo chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9-2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về dự án Luật đất đai (sửa đổi). Trước đó Chính phủ đã có tờ trình xin ý kiến Quốc hội về 5 vấn đề lớn liên quan dự luật này.
Dự trữ xăng dầu quốc gia chỉ đủ xài trong 6,5 ngày
Theo báo cáo về quản lý nhà nước của Bộ Công thương, lượng xăng dầu dự trữ quốc gia khá thấp, chỉ tương đương 9 ngày nhập ròng và 6,5 ngày tiêu thụ.
Theo Bộ Công thương, từ năm 2017 đến nay, các doanh nghiệp đầu mối cơ bản thực hiện đúng dự trữ lưu thông, đảm bảo đủ hàng cho hệ thống phân phối, thị trường nội địa, ngay cả khi nguồn cung trong nước gặp sự cố, nhà máy ngừng sản xuất như hồi đầu năm nay.
Dự trữ xăng dầu quốc gia trong 5 năm qua bình quân chỉ đạt 9 ngày nhập khẩu ròng và 6,5 ngày tiêu thụ. Ảnh NHẬT THỊNH
Xăng dầu giảm giá 5 lần, giá hàng hóa vẫn neo cao
Tuy vậy, dự trữ xăng dầu quốc gia trong nước vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế, mức bình quân 5 năm qua khoảng hơn 370.000 m 3 mỗi năm. Số lượng này chỉ tương đương 9 ngày nhập khẩu ròng và 6,5 ngày tiêu thụ. Theo tính toán, tổng nhu cầu xăng dầu cho thị trường trong nước cả năm 2022 gần 21 triệu m 3, trong đó, nguồn cung trong nước đóng góp khoảng 14,4 triệu m 3, còn lại là nhập khẩu.
Bộ Công thương cho rằng, việc duy trì lượng hàng dự trữ lưu thông theo quy định 20 ngày tiêu thụ (theo Nghị định 83 trước đây và Nghị định 95 sau này, đầu mối xăng dầu phải luôn dự trữ đủ ít nhất 20 ngày - PV) có những thời điểm không đạt, hoặc khi nhu cầu tăng đột biến, thị trường thấy xu hướng giá tăng cao, lượng hàng và chủng loại dự trữ lưu thông phân bổ cho địa bàn không đều, nên không cung ứng kịp thời cho các cửa hàng bán lẻ, khiến nguồn cung bị gián đoạn một số thời điểm. Lý do, doanh nghiệp phải tự bỏ chi phí, trong khi giá tăng cao nên chi phí dự trữ tăng. Trong khi giá bán do Nhà nước kiểm soát lại gần như không gồm chi phí dự trữ, nên để đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp phải giảm tối đa hàng lưu kho.
Trong khi đó, người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu thường có tâm lý đổ xô đi mua khi có thông tin giá sắp tăng, hoặc khi thế giới bất ổn về nguồn cung, nguồn cung trong nước có vấn đề... khiến điều hành xăng dầu gặp khó khăn.
Trước thực tại trên, Bộ Công thương đã xây dựng đề án trình Chính phủ nâng mức dự trữ lên 1 tháng từ nay tới năm 2025, tức cao khoảng gấp 4 lần hiện nay. Bộ này cho rằng, nguồn lực Nhà nước hiện có hạn, nên việc nâng dự trữ xăng dầu quốc gia sẽ thực hiện theo lộ trình từ nay đến năm 2025. Trước mắt chưa đủ kho thì tiếp tục thuê kho của các doanh nghiệp, nhưng lộ trình tiến tới sẽ xây dựng, đầu tư kho riêng của Nhà nước.
Một số nước như Úc, Mỹ, Nhật Bản... đều dự trữ xăng dầu quốc gia ở mức 90 ngày.
Cục trưởng Cục Quản lý giá bị cách tất cả chức vụ trong Đảng UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách tất cả các chức vụ trong Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020 và nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý giá. Trong hai ngày 10 và 11/8,...