Rà soát bổ sung, hoàn thiện quy hoạch lễ hội trên toàn thành phố Hà Nội
Tập trung rà soát bổ sung, hoàn thiện quy hoạch lễ hội trên toàn thành phố; tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động phục dựng, bảo vệ lễ hội truyền thống, bảo đảm duy trì các giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu; có cơ chế thu hút nguồn vốn xã hội hóa gắn với khuyến khích các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống; ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại trong tổ chức các loại hình lễ hội.
Đây là một trong 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm mà Thành ủy Hà Nội sẽ chỉ đạo triển khai trong thời gian tới nhằm tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TƯ ngày 5-2-2015, của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Nội dung trên được nêu trong Báo cáo số 713-BC/TU ngày 19-8-2020 của Thành ủy Hà Nội về sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TƯ.
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị 41-CT/TƯ, công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền tại Hà Nội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những chuyển biến tích cực. Hầu hết các lễ hội trên địa bàn thành phố đều thực hiện tốt các quy định, ngày càng đi vào nền nếp. Báo cáo cũng khẳng định, nơi nào cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc thì có chuyển biến và ngược lại…
Thời gian tới, Thành ủy Hà Nội cũng sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường kiểm tra các hoạt động văn hóa, thể thao, kinh doanh dịch vụ văn hóa tại lễ hội, nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Thanh Hóa: Tăng cường kiểm tra, quản lý chất lượng các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa
Trong thời gian qua, các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ngày càng phát triển, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân.
Ảnh minh họa. Nguồn: vanhoadoisong.vn
Về hoạt động văn hóa, bám sát nội dung phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", trọng tâm là xây dựng làng, bản văn hóa gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, Sở VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh xem xét phê duyệt Đề án "Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế". Đồng thời hướng dẫn các địa phương thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ trong các cơ quan, đơn vị; tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí lành mạnh và các trò chơi, trò diễn dân gian giàu bản sắc văn hóa dân tộc... góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân.
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên cũng ngày càng phát triển. Kịch bản, nội dung, các chương trình nghệ thuật không ngừng được đổi mới, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng. Giai đoạn 2011-2020 đã xây dựng được 70 vở diễn mới; khôi phục trên 130 vở diễn cũ; biểu diễn trên 6.000 buổi, thu hút trên 4,8 triệu lượt người xem.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh phần lớn đã được thẩm định, cấp phép hoạt động và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Công tác tuyên truyền được các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả, đặc biệt trong việc vận động các tầng lớp nhân dân tự giác bài trừ, tiêu huỷ các văn hoá phẩm độc hại, chấp hành quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Sở VHTTDL luôn phối hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định cấm đối với cơ sở sản xuất, nhập khẩu những phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa, sách, báo, lịch, tranh, ảnh có nội dung không lành mạnh, kém về chất lượng nghệ thuật, không đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Kiểm tra chấn chỉnh việc lưu hành các phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, lịch, tranh, ảnh; phát hiện sai phạm, tịch thu và tiêu huỷ các văn hoá phẩm có nội dung dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực, đồng thời xử lý nghiêm những tổ chức và cá nhân vi phạm. Khuyến khích các sản xuất và nhập khẩu phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc có nội dung lành mạnh, có chất lượng nghệ thuật đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nghiêm cấm việc lưu hành phim ảnh, băng đĩa hình, băng đĩa nhạc, sách, báo, tranh, ảnh có nội dung đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực... Thông qua các hoạt động trong công tác thanh, kiểm tra của ngành chức năng và địa phương, ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh dịch vụ văn hóa đã được nâng cao; nội dung các hoạt động văn hóa đi vào nề nếp..., góp phần thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Trong thời gian tới, Sở VHTTDL sẽ tiếp tục chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ triển khai xây dựng kế hoạch, thành lập đoàn thanh tra để thanh tra hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; kiểm tra các hoạt động kinh doanh dịch vụ thể thao: bể bơi, sân bóng đá cỏ nhân tạo, phòng tập gym, yoga... Kiểm tra các điểm du lịch biển, các khu du lịch sinh thái, cơ sở lưu trú. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, nhà hàng; nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền, đặc biệt là chính quyền cơ sở trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh băng, đĩa, internet, trò chơi điện tử, hoạt động quảng cáo, tổ chức lễ hội, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, các hoạt động văn nghệ, thể thao cơ sở; đảm bảo hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch phát triển theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, tạo môi trường văn hóa an toàn, lành mạnh, góp phần kích cầu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội./.
Tiếp hơn 333 tỷ đồng vốn giúp nông dân huyện Quảng Ninh phát triển sản xuất Tính đến ngày 30/6/2020, tổng dư nợ Ngân hàng CSXH huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đạt hơn 333 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 4,6 tỷ đồng với 14 chương trình tín dụng đang thực hiện trên địa bàn. Nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm 2020, vừa qua, Ban...