Rã rời vì những cái Tết ở nhà chồng
Tết đến, tôi choáng ngợp với những chén, đĩa để la liệt ở ngoài chờ rửa sau những “bữa ăn thân mật”.
Quanh năm vất vả, những ngày Tết tôi chỉ muốn được tận hưởng không khí nhàn hạ bên chồng con, gia đình nhỏ của mình, được nghỉ ngơi và chơi với con, thì lại phải về quê phục dịch, hầu hạ bố mẹ và anh em nhà chồng, thực sự là vô cùng mệt mỏi.
Năm nay, khi biết thời gian nghỉ Tết nhiều hơn mọi năm tôi không hề cảm thấy vui vẻ, trái lại tôi đã quá ngán ngẩm với cảnh Tết năm nào cũng phải về quê chồng từ 28 Tết và làm ôsin hầu hạ nhà chồng đến tận hết Tết mới lên. Năm nay đi làm muộn, mẹ chồng tôi còn muốn tôi ở đến tận mùng 7 mới đi. Với tôi, đó không phải là niềm vui mà đó là một cực hình.
Tết đến, tôi choáng ngợp với những chén, đĩa để la liệt ở ngoài chờ rửa sau những “bữa ăn thân mật”.
Năm nào cũng vậy, cứ 25, 26 Tết mẹ chồng đã gọi điện “ra lệnh” cho vợ chồng tôi sắm sửa bánh kẹo, đồ đạc… cho gia đình, anh em nội thân ở quê. Suốt 10 năm làm dâu thì 10 năm như một, cứ khoảng thời gian này tôi lại phải đau đầu vì tiền nong sắm Tết. Bởi mẹ chồng tôi trước giờ vẫn quan niệm, năm nào cũng phải chuẩn bị chu đáo quà Tết để biếu tất cả anh em họ hàng. Đó không chỉ là thói quen mà còn là hành động thể hiện sự quan tâm, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, họ hàng nội ngoại.
Đến 28, 29 Tết, cả nhà theo “chỉ thị” của mẹ chồng lại lục tục kéo nhau về quê. Mỗi lần về quê dịp Tết là mỗi lần tôi méo mặt. Xe cộ đông đúc, đường xá xa xôi lại vướng thêm hai con nhỏ khiến vợ chồng tôi về đến quê chỉ muốn đặt lưng lên giường và đi ngủ. Nhưng vừa về đến nhà, chồng tôi đã bị các chú, các bác kéo xềnh xệch, bắt đi mổ lợn.
Tôi lại xấp ngửa với việc cơm nước rồi lo xào thịt bó giò, gói bánh chưng, bánh tét. Trong khi các bác, các chú, trong đó có cả chồng tôi ngồi “chén tạc, chén thù”, nhâm nhi ly rượu, ngồi chỉ trỏ bàn tán về không khí xuân, về cành đào, cây quất năm nay đẹp xấu thế nào…
Video đang HOT
Đến 28, 29 Tết, cả nhà theo “chỉ thị” của mẹ chồng lại lục tục kéo nhau về quê. (ảnh minh họa)
Cả 3 ngày Tết, trong khi người ta dắt díu nhau đi chơi, đi chúc Tết họ hàng, làng xóm thì tôi cả ba ngày cắm mặt vào bếp, hết nấu nướng dọn mâm rồi lại rửa bát, cọ nồi. Ở quê không có nước máy, không có bếp gas phải đun bằng bếp củi, bếp rơm khiến tôi mỗi lần từ bếp đi ra lại lem luốc, bẩn thỉu, mặt chẳng khác nào mặt hề.
Kinh khủng nhất là ở quê nhà chồng tôi, trong ba ngày Tết có tục lệ, hễ ai đến chơi, chúc Tết, khi chào ra về, gia chủ kéo lại bằng được bắt phải “ăn miếng bánh, khoanh giò với gia đình lấy may”. Chỉ khổ cái thân tôi, có những ngày tôi phải bưng ra rồi lại bê vào, dọn dẹp tới cả chục lần.
Chưa kể đến việc, hễ khách đến mà có trẻ con, mẹ chồng lại gợi ý tôi chi tiền lì xì. Nhà nghèo nhưng mẹ chồng tôi lại rất khách khí, bà bảo phải mừng tuổi nhiều vì sợ người ta chê cười, nhà có con trai, con dâu ở Thủ đô về ăn Tết lại ki bo.
Tôi cứ quần quật hì hục phục vụ gia đình nhà chồng cho đến khi hết Tết. Ban đầu, mình thấy cũng vui vui vì mình được yêu quý, nhưng dần dần, mình bị stress lắm. Đi làm cả năm, được ngày nghỉ Tết thì lại phải lăn ra để phục vụ cả biển người. Ai cũng chờ đến sát bữa ăn mới xuất hiện. Đàn ông thì nhậu nhẹt, say xỉn, có khi nôn ói ra khắp nhà, trẻ con thì nô nghịch, hò hét, lục tung cả 3 tầng nhà lên để chơi trốn tìm … Xong xuôi, khách khứa lại kéo nhau về, để lại một bãi chiến trường cho một mình tôi thu dọn.
Tết với tôi thực sự là một cực hình, một quãng thời gian kinh hoàng. Có lẽ cũng vì đó mà tôi chưa bao giờ háo hức, mong ngóng đến Tết từ khi đi lấy chồng.
Theo VNE
Con dâu sụt 5kg vì sợ về nhà chồng ăn Tết
Cứ mỗi năm Tết đến, người ta hân hoan đón xuân thì tôi lại vò đầu bứt tai vì những điều hiển nhiên như thế.
Tôi mệt mỏi, đau đầu, khó chịu vì cái cảnh phải nghĩ xem tiêu Tết bằng gì, cần bao nhiêu tiền cho đủ và làm cách nào kiếm ra số tiền đó mới là quan trọng.
Tôi lấy chồng đã được 3 năm rồi, nhưng chưa năm nào tôi sợ Tết như năm nay. Hồi bé cũng sợ Tết, sợ là không có quần áo mới thôi chứ còn trẻ con thì ai chẳng thích được mừng tuổi. Nhưng lớn lên thì sợ thật sự, sợ không có tiền không phải để mua áo nữa, mà là không có tiền tiêu Tết. Bây giờ lấy chồng rồi thì nỗi lo ấy còn lớn gấp trăm lần. Vì không phải chỉ lo cho mình, còn là lo cho gia đình, bạn bè và nhất là nhà chồng mình nữa.
Năm nay kinh tế khó khăn nên công ty nào cũng thưởng ít. Tôi còn lo đủ trăm thứ chuyện từ tiền cho bố mẹ hai bên gia đình, tiền biếu quà cáp họ hàng nhà nội ngoại. Tôi luôn nghĩ, nhà nội có thể nào thì nhà ngoại cũng phải thế ấy, không thể thiên vị được. Nên cái chuyện tôi cho nhà nội bao nhiêu thì bố mẹ tôi cũng phải vậy. Không thì lòng tôi không yên.
Thưởng Tết thì chẳng đáng là bao, cả hai vợ chồng gom vào cũng được chút ít, không chắc đủ tiêu pha. Hôm rồi tôi có gọi điện nhờ vay mượn mấy chỗ, định ra giêng trả nhưng mà chẳng ai có. Chắc là họ cũng có nhiều việc tiêu chứ không phải là họ không muốn cho mình vay. Mà cũng có thể là năm hết Tết đến, người ta không muốn vướng vào cái chuyện nợ nần. Thế nên, tôi lo lắng vô cùng. Giờ chỉ còn vài triệu trong tay. Trong khi tiền đi taxi đã hết cả hơn triệu. Vì con thì nhỏ, đi xe khách thì chật chội không có chỗ. Trẻ con cũng không thể chen lấn được. Dù thiếu thế nào thì thiếu chứ cái chuyện về ăn Tết có trẻ nhỏ thì cứ phải là an toàn và chu đáo. Nên khoản này, nhất định tôi không thể bỏ qua.
Kinh tế khó khăn, cả năm mới có một cái tết mà làm không thành thân thì mất mặt lắm!(ảnh minh họa)
Tiền bây giờ thì túng. Chồng tôi đã tranh thủ ôm việc cuối năm để kiếm thêm chút ít, gầy cả người nhưng cũng chẳng đáng là bao. Bây giờ tôi bị sút cân, người ngợm gầy còm nhom vì suy nghĩ, lo lắng cho con cái, lo cho gia đình. Kinh tế khó khăn, cả năm mới có một cái tết mà làm không thành thân thì mất mặt lắm!
Lâu ngày mới được quê chồng, có biếu xén thì cũng phải biếu xén ra trò chứ không thể qua loa được. Qua loa thì mất mặt với bạn bè và người thân, người ta sẽ xì xào. Ở quê vốn nhiều người không thích mình, với lại, mang tiếng đi làm ăn ở thủ đô mà không ra hồn thì họ nói cho phải biết. Cứ phải giữ chữ tín không thì mất mặt cả hai vợ chồng.
Suy nghĩ quá nhiều về những việc này tôi đã sút cân nghiêm trọng. Tuy là cái chuyện tiền tiêu Tết nhưng nó còn ảnh hưởng tới mối quan hệ với nhà chồng. Mẹ chồng tôi dù là không ở cùng cũng không có thiện chí với gia đình tôi lắm. Nhất là tôi, vì ít về quê nội nên mẹ càng hay để ý. Mẹ nói nhiều với chồng rằng tôi không biết lo lắng cho hai gia đình. Chỉ là mẹ không hiểu hoàn cảnh của chúng tôi. Đi thuê nhà, có con cái nhỏ lại còn bao nhiêu khoản, tiền đâu cho vừa. Nên Tết mà không chu đáo thì càng chết, mất mặt lắm.
Tôi buồn và đau khổ vô cùng, nghĩ lo lắng lắm. Bố mẹ tôi không biết làm gì, như thế nào mà tôi lại chỉ dám nghĩ tới bố mẹ chồng. Thế thì có phải là tôi bất hiếu hay không? Giờ muốn chu toàn cả hai bên cũng khó rồi, vì tiền không có. Đến nước này, tôi chỉ biết mặc kệ, có bao nhiêu tiêu từng ấy. Ai muốn nói sao thì nói, tôi thực sự cảm thấy chán nản. Tôi đã sút tới 5kg chỉ vì tết nhất và những áp lực từ phía nhà chồng.
Theo VNE
Sợ Tết hơn sợ mẹ chồng Từ hồi lấy chồng, danh sách những thứ đáng sợ của tôi ngoài: chuột, gián, những món ăn quá mỡ, đi xe ô tô đường dài,... bổ sung thêm hai "thứ": mẹ chồng và Tết. Nhưng trong hai thứ đó, chiến đấu với mẹ chồng thì đôi khi tôi còn có thể dành "chiến thắng" chứ Tết là cái thứ mà khi nó...