Ra quân hưởng ứng tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân
Hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và mạng lưới cộng tác viên được mở rộng đến từng xã, phường, thị trấn để thực hiện tốt các mục tiêu mở rộng bảo hiểm xã hội toàn dân.
Diễu hành tuyên truyền về bảo hiểm xã hội trên các tuyến phố. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam sẽ cùng phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội, phấn đấu đạt được mục tiêu gia phát triển thêm 300.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong năm 2020.
Đây là thông tin được đưa ra tại lễ ra quân hưởng ứng “Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân-tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện” do Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức ngày 23/5. Lễ ra quân được thực hiện trực tuyến và đồng bộ từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện trên phạm vi toàn quốc.
Tuyên truyền về bảo hiểm xã hội toàn dân
Lễ ra quân có chủ đề “Chính sách bảo hiểm xã hội-Điểm tựa an sinh của người lao động và nhân dân” gắn với các nội dung truyền thông về vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn của chính sách bảo hiểm xã hội, đặc biệt nhấn mạnh về quyền và lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Các thông điệp tuyên truyền hướng tới nhóm đối tượng đích gồm người nông dân, người lao động tại khu vực phi chính thức.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các hình thức tuyên truyền cũng rất đa dạng như treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, phướn, tranh cổ động với nội dung chuyển tải các thông điệp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện tại trụ sở cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan bưu điện và cho mỗi đội tuyên truyền lưu động.
Ngoài ra, các chính sách bảo hiểm xã hội cũng được đẩy mạnh tuyên truyền trên các cơ quan báo chí, trên mạng xã hội; tổ chức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở trên 63 tỉnh, thành phố…
Ra quân tuyên truyền về các chính sách bảo hiểm xã hội. (Ảnh: PV/Vietnam )
Tại lễ ra quân, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Trần Đình Liệu nhấn mạnh các địa phương, đơn vị cần mở rộng đợt cao điểm trong tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân; thường xuyên duy trì công tác thông tin, tuyên truyền để chính sách bảo hiểm xã hội đến được với đông đảo người lao động và nhân dân.
“Đặc biệt, cần kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác vận động, phát triển người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tạo hiệu ứng lan tỏa nhằm đạt được mục tiêu phát triển và duy trì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiến tới bảo hiểm xã hội toàn dân,” ông Trần Đình Liệu nói.
Gia tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Ông Dương Văn Hào, Trưởng ban Thu (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết, năm 2017, trước thời điểm có Nghị quyết số 28-NQ/TW, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là 224.000 người. Từ khi Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2018 tăng lên hơn 277.000 người và đến năm 2019 tăng lên gần 574.000 người. Đáng chú ý, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tăng mới trong năm 2019 bằng tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phát triển được của cả 11 năm về trước cộng lại.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông về bảo hiểm xã hội tự nguyện qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế và mạng lưới cộng tác viên được mở rộng đến từng xã, phường, thị trấn và trải đều đến từng thôn, bản, tổ dân phố, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận chính sách.
Nhân viên Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương tuyên truyền về các chính sách bảo hiểm cho người dân. (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)
Đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có trên 12.400 đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với trên 37.300 điểm thu và trên 52.200 nhân viên đại lý thu đảm bảo việc phục vụ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện một cách kịp thời, linh hoạt.
Trong năm 2019, cơ quan Bưu điện đã phối hợp chặt chẽ với bảo hiểm xã hội các cấp tổ chức thành công 14.000 hội nghị tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tiếp tới người dân, người lao động trong khu vực phi chính thức. Qua đó, đã phát triển được trên 276.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong 4 tháng đầu năm 2020, hệ thống đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Bưu điện Việt Nam đã phát triển được 48.012 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Ông Chu Quang Hào, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu điện cho biết, trong năm 2020, Bưu điện Việt Nam xác định mục tiêu phấn đấu đạt 400.000 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Đây là mục tiêu cao, đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt, cùng sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên và người lao động trong toàn hệ thống Bưu điện Việt Nam.
Bảo đảm chi trả đầy đủ, kịp thời lương hưu, trợ cấp trong mùa dịch trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19
Ngày 25-3-2020, BHXH Việt Nam đã ban hành Công văn số 972/BHXH-TCKT gửi Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và bảo hiểm xã hội (BHXH) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp hằng tháng qua hệ thống bưu điện trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Nhân viên bưu điện và người hưởng đều phải đeo khẩu trang trong suốt quá trình chi trả
Theo đó, cơ quan bưu điện thực hiện chi trả lương hưu tại các cơ sở bưu điện trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020; người hưởng cần chủ động lựa chọn thời gian phù hợp theo thông báo của cơ quan bưu điện, mang theo thẻ chi trả đến các bưu cục để nhận tiền.
Đối với những người hưởng thuộc địa bàn cách ly do dịch bệnh, bưu điện phối hợp với chính quyền địa phương, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và cơ quan BHXH có phương án chi trả kịp thời, an toàn cho người hưởng, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn...
Ngoài ra, cơ quan bưu điện cũng sẽ tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, BH thất nghiệp hằng tháng tận nhà đối với người hưởng lương hưu, người hưởng trợ cấp BHXH từ 80 tuổi trở lên; người hưởng dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn, không tự đến hoặc không ủy quyền cho người khác; người hưởng bị bệnh mãn tính đang được điều trị ngoại trú... Thời gian chi trả sẽ được thực hiện theo quy định và tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương.
BHXH Việt Nam đề nghị BHXH các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp với bưu điện báo cáo UBND các tỉnh, thành phố về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020 và các tháng tiếp theo trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn và đề xuất giải pháp, thời gian chi trả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tránh tập trung đông người, bảo đảm an toàn cho người hưởng theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi trả, đảm bảo an toàn cho người hưởng; truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH trong thời gian phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp với bưu điện rà soát danh sách người hưởng từ 80 tuổi trở lên; người hưởng dưới 80 tuổi ốm đau, đi lại khó khăn, người hưởng bị bệnh mãn tính đang được điều trị ngoại trú để có thông báo cho cơ quan bưu điện để tổ chức chi trả tại nhà. Tiếp tục truyền thông cho người hưởng biết các nội dung thay đổi về phương thức, thời gian và địa điểm chi trả để người hưởng biết, thực hiện và yêu cầu người hưởng đến điểm chi trả nhận tiền phải đeo khẩu trang, tránh tập trung đông người để bảo đảm an toàn cho người hưởng trong thời gian phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, kiểm tra việc tổ chức chi trả của cơ quan bưu điện; phối hợp xử lý, giải quyết, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện. Tăng cường, vận động, khuyến khích người hưởng nhận chế độ BHXH, BH thất nghiệp qua tài khoản cá nhân theo Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
Đối với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, chỉ đạo bưu điện các tỉnh, thành phố phối hợp với BHXH tỉnh đề xuất, báo cáo UBND tỉnh, ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 về phương án chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4-2020 và các tháng tiếp theo trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại điểm chi trả như: Tổ chức phun khử khuẩn tại tất cả các điểm chi trả trước và trong thời gian cơ quan bưu điện tổ chức chi trả; thực hiện đeo khẩu trang tại tất cả các điểm chi trả; yêu cầu nhân viên bưu điện, người hưởng đeo khẩu trang trong suốt quá trình chi trả; trang bị nước rửa tay sát khuẩn tại tất cả các điểm chi trả; trường hợp người hưởng không đeo khẩu trang đến điểm chi trả, bưu điện cần phát khẩu trang miễn phí cho người hưởng.
Bên cạnh đó, tăng cường nhân viên chi trả, bố trí thêm bàn chi trả để giảm thời gian chờ đợi của người hưởng, không để người hưởng tập trung đông. Thực hiện nghiêm túc việc phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm nhân lực, an toàn tiền mặt khi tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng. Đặc biệt, bưu điện có phương án chi trả bảo đảm an toàn cho người hưởng trong trường hợp người hưởng đến nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tập trung đông trong cùng một thời điểm. Tăng cường công tác truyền thông để nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên bưu điện và người hưởng.
Đà Nẵng: Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Tính đến 30/9, toàn TP Đà Nẵng có 241.454 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 6.993 người so với cùng kỳ năm 2018, đạt 96,1% kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm 2019, TP Đà Nẵng sẽ đạt chỉ tiêu có 251.320 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Sau một năm triển khai thực hiện Kế...