Ra nước ngoài du lịch dần sôi động trở lại
Theo chỉ số tự tin về du lịch (Travel Confidence Index) được thống kê bởi Booking.com mới đây, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới với 85% người Việt có dự định đi du lịch trong 12 tháng sắp tới.
Khách du lịch Việt Nam khám phá Mông Cổ
Nhiều thị trường mới
Bên cạnh sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường nội địa, du lịch nước ngoài ở mảng outbound (người Việt Nam đi nước ngoài) cũng đang sôi động trở lại trong dịp hè vừa qua và bước vào mùa du lịch thu đông khá nhộp nhịp. Hàng loạt công ty đã và đang giới thiệu những gói tour hấp dẫn đến Hàn Quốc, Nhật Bản ngắm mùa thu lá vàng, lá đỏ; đi Malaysia, Singapore và nhiều nước châu Âu, Mỹ. Đặc biệt, các công ty du lịch năm nay đang hướng tới các điểm đến khá mới như: Mông Cổ; đẩy mạnh khai thác thị trường Ấn Độ khi đường bay thẳng đến 2 nước này đã được mở.
Bà Lương Thị Thanh Hà, Phó tổng giám đốc Flamingo Redtours cho biết: “Nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Việt từ sau ngày Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch (15.3) tăng khá nhanh. Khách chủ yếu đi châu Âu vì có chính sách nhập cảnh rất cởi mở. Các điểm đến khu vực ASEAN cũng được nhiều khách du lịch lựa chọn. Rất nhiều khách du lịch hỏi thông tin và đăng ký tour Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, lượng khách vẫn chưa thể bằng thời điểm trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, chỉ đạt khoảng 60-70%”. Trong các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của khách nhiều nhất thì giá cả là một yếu tố chính vì hiện nay giá đi tour nước ngoài đang cao hơn khoảng 20-25% so với trước khi có dịch (chủ yếu vì giá vé máy bay cao và các dịch vụ ở điểm đến chưa sẵn sàng hoàn toàn).
Ngay từ đầu, các nước châu Âu, Mỹ được đánh giá là có quy định nhập cảnh thông thoáng nhất và cũng là điểm đến “ nóng” thu hút khách Việt mùa hè vừa qua. Các công ty du lịch cũng hỗ trợ tối đa cho du khách về các loại thủ tục giấy tờ, bao gồm bảo hiểm du lịch nước ngoài trong giá tour; hướng dẫn quy trình xử lý các tình huống phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn giúp du khách an tâm trải nghiệm trong suốt hành trình. Tuy nhiên, khó khăn là thời gian xét visa vào châu Âu khá lâu, sát ngày đi mới được nhận visa nên cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý chọn tour của khách.
Hàn Quốc cũng là một điểm đến có nhiều chính sách tốt, hỗ trợ rất nhiều cho các đoàn khách, nhiều sản phẩm mới, công tác quảng bá, xúc tiến điểm đến triển khai rộng rãi ở nhiều thị trường nhưng các quy định về xét nghiệm Covid-19, chính sách visa siết chặt hơn so với trước khi có dịch cũng khiến du khách có phần e ngại.
Với thị trường rất mới là Mông Cổ, ông Phạm Duy Nghĩa, Giám đốc Công ty du lịch Bàn Chân Việt- Vietfoot Travel (Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi đã phối hợp cùng Mongolian Airlines và đối tác dịch vụ mặt đất Mông Cổ tổ chức chương trình Farmtrip khám phá quê hương của Thành Cát Tư Hãn Mông Cổ, bản hùng ca của thảo nguyên bất tận chất lượng cao. Tại Mông Cổ, Đoàn đã khảo sát các điểm đến Thủ đô Ulaanbaatar, khu du lịch Tsonjin Boldog, công viên quốc gia Terelj Lodge, trải nghiệm hoạt động văn hóa và cuộc sống của các thổ dân du mục Mông Cổ Mongo Nomadic trên cao nguyên Gobi, cố đô Golden; thưởng thức show diễn văn hóa nghệ thuật Mông Cổ, dịch vụ hấp dẫn, khách sạn 5 sao ở thành phố, thực đơn đa dạng tại các nhà hàng Á và Âu và những điểm đến độc đáo tại Mông Cổ. Chúng tôi đã phối hợp cùng với các doanh nghiệp du lịch tạo ra Liên minh Mông Cổ với 30 thành viên cùng với đối tác Mông Cổ để tạo ra các series tour đưa khách Việt Nam đến với Mông Cổ bằng đường bay thẳng”.
Video đang HOT
Các động lực du lịch hàng đầu
Du khách Việt Nam được đánh giá có nhu cầu, sự tự tin đi du lịch nước ngoài cao hàng đầu thế giới (đứng thứ 2 thế giới với 85% người Việt có dự định đi du lịch trong 12 tháng sắp tới), theo chỉ số tự tin về du lịch (Travel Confidence Index) được thống kê bởi Booking.com. Chỉ số tự tin du lịch nghiên cứu về mức độ thoải mái tổng thể, các động lực thúc đẩy và mối quan tâm của khách hàng trên khắp châu Á – Thái Bình Dương, cũng như sự khác biệt của những yếu tố này trong khu vực. Được kết hợp cùng những thông tin chuyên sâu và dữ liệu độc quyền, nghiên cứu được ủy thác này đã thăm dò ý kiến của 11.000 khách du lịch từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp châu Á và châu Đại Dương từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2022.
Trong 11 thị trường được thăm dò ý kiến, Ấn Độ là quốc gia tự tin nhất với 86% du khách Ấn Độ cho biết họ có ý định đi du lịch trong 12 tháng tới, tiếp theo là Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi các thị trường Bắc Á như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản xếp hạng thấp hơn về mức độ tự tin tổng thể, ý định đi du lịch của những người được khảo sát vẫn tương đối cao (trên 60%).
Nghiên cứu chỉ ra rằng Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc là các quốc gia có số người được khảo sát đồng ý nhiều nhất với việc sẵn sàng chấp nhận hoặc bỏ qua các yếu tố cản trở chính (bao gồm cả việc chịu đựng sự gián đoạn và chi phí đi lại) để có thể được đi du lịch. Ngược lại, đa số người Nhật được hỏi (75%) bày tỏ sự không chắc chắn với việc mở lại biên giới, cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng của đất nước họ để tiếp đón du khách quốc tế một cách an toàn (82%). Mong muốn “chỉ cần đi đâu đó” (46%) cũng nổi lên như một động lực hàng đầu để đi du lịch đối với du khách sau 2 năm cách ly và với bối cảnh du lịch thay đổi nhanh chóng. Tiếp theo sau là “nơi nghỉ dưỡng để nạp lại năng lượng cho tinh thần” đối với 36% người được khảo sát.
Bên cạnh đó, những yếu tố chính ngăn cản du lịch là sự bất ổn do tình hình Covid-19 thay đổi liên tục vẫn đang gây khó khăn cho du khách. “Chi phí du lịch” được xem là yếu tố cản trở số một đối với 38% tổng số người được khảo sát. Tiếp theo là “nỗi sợ bị cách ly” (37%) và “nguy cơ bị mắc kẹt lại do các quy định về biên giới thường xuyên thay đổi” (37%).
Tour đi Phú Quốc bắt đầu giảm nhiệt, khách đi nước ngoài tăng dịp 30/4
Sau thời gian dài gây bão, giá vé máy bay đi Phú Quốc (Kiên Giang) có dấu hiệu giảm nhiệt. Các công ty lữ hành cũng bắt đầu xả vé máy bay, phòng hay combo du lịch.
Chỉ còn 4 ngày, dịp nghỉ lễ lớn nhất trong năm sẽ bắt đầu. Đa số công ty đã bán xong các sản phẩm tour, combo du lịch. Tuy nhiên, một số lại loay hoay đi xả lỗ sau khi "ôm" quá nhiều.
Phú Quốc hạ nhiệt
Quãng thời gian vé máy bay đi Phú Quốc "đu đỉnh" đã qua. Từ giá thấp nhất khoảng 6 triệu đồng/người/khứ hồi (đi từ Hà Nội), khi dịp 30/4-1/5 đã cận kề, giá vé máy bay cho chặng này đã giảm xuống còn khoảng 4,1 triệu đồng/người/khứ hồi (giờ bay đẹp, từ 29/4-2/5).
Trong khoảng thời gian tương tự, chặng bay TP.HCM đi Phú Quốc cũng giảm khoảng 1 triệu đồng, còn 2,9 triệu đồng/người/khứ hồi.
Giá combo, vé máy bay đi Phú Quốc đang hạ dần dù sát ngày nghỉ lễ. Ảnh: Anh Tú.
Ông Nguyễn Đức Việt, CEO WE Travel cho biết dù được đẩy giá rất cao giai đoạn đầu, Phú Quốc lại còn dư rất nhiều vé máy bay, phòng khách sạn khi dịp lễ đến gần. Lý do là do các bên đã "ôm" quá nhiều vé máy bay, phòng khách sạn và thực tế nhu cầu giai đoạn đầu của du khách cũng là rất cao.
Doanh nghiệp này cũng không tập trung vào thị trường Đà Nẵng hay Phú Quốc dịp này do khách đã đi nhiều từ dịp lễ giỗ Tổ trước đó. Thay vào đó, họ tập trung thị trường du lịch quanh Hà Nội, du thuyền Hạ Long.
"Công ty không còn gì để bán, chỉ tập trung hỗ trợ khách hàng cũng như phát triển sản phẩm hè. Giá combo hay vé máy bay đi Phú Quốc ban đầu bị đẩy lên quá cao, khó tiếp cận. Nhìn chung, giá các điểm nghỉ dưỡng ở Hà Nội hay du thuyền Hạ Long cũng tăng dịp lễ nhưng dễ tiếp cận hơn. Lý do là du khách bớt được khoản vé máy bay. Chi 5-6 triệu đồng/người cho vé máy bay khứ hồi từ Hà Nội là quá đắt", ông Việt nhận xét.
Với công ty du lịch Best Price, tình hình cũng khả quan khi số lượng tour gần như kín chỗ. Một số dịch vụ của họ đã được bán hết từ đầu tháng 4. Đại diện công ty cho biết số lượng khách đặt tour, combo trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay tăng 30% so với năm ngoái.
Theo công ty lữ hành Best Price, giá tour năm nay cao hơn khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi phí vận hành, xe cộ, khách sạn tương đối ổn định. Tuy nhiên, giá vé máy bay bị đẩy lên quá đà lại là vấn đề.
Khách chuộng đi nước ngoài
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày. Khoảng thời gian này không quá dài nhưng đủ để du khách thực hiện một số chuyến du lịch nước ngoài gần.
Trả lời Zing, ông Đặng Duy Khánh, Trưởng phòng Kinh doanh Group Tours cho biết du khách chuộng các tour có thời gian ngắn, trung bình như Thái Lan (5 ngày) và Dubai (6 ngày).
"Nhìn chung, đi nước ngoài hay trong nước dịp này đều phải trả nhiều tiền hơn. Giá vé máy bay cao, các công ty tour cũng cần có hoa hồng cho nhân viên. Tuy nhiên, sau 2 năm không được đi đâu, khách đang muốn đi nước ngoài nhiều hơn. Thủ tục đi các điểm như Thái Lan, Bali (Indonesia) hay Dubai (UAE) đều dễ dàng", ông Khánh cho biết.
Nhiều du khách chọn đi nghỉ ngắn ngày dịp 30/4-1/5. Ảnh: Klook.
Trong khi đó, Saigontourist cũng nhận được lượng lớn đặt hàng trong dịp lễ. Công ty này đã chốt được 60 đoàn khách Việt đi Mỹ, Dubai, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan dịp lễ. Đại diện công ty cũng đồng quan điểm nhu cầu du lịch nước ngoài của khách Việt đang cao và thủ tục nhập cảnh ở nhiều điểm đến cũng thuận tiện.
Từ 25/4, Singapore cũng bỏ thủ tục kiểm tra với khách nhập cảnh đã tiêm đủ mũi vaccine. Điều này cũng khiến nhu cầu du lịch của khách Việt tăng cao - theo doanh nghiệp lữ hành Vietravel.
Nhìn chung, đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 được các công ty xem như bước đệm hoàn hảo cho du lịch hè. Dự đoán từ nhiều doanh nghiệp cho thấy Bali và Thái Lan sẽ tiếp tục "giữ nhiệt" trong những tháng hè. Dubai, thị trường "hot" vừa qua, có thể giảm nhiệt do tình hình thời tiết nắng nóng. Nhiều công ty cũng đang chờ đợi động thái từ Hàn Quốc, Nhật Bản để triển khai các sản phẩm ngắm lá đỏ, lá vàng.
Khách tăng kéo theo dịch vụ tại các điểm du lịch nhộn nhịp trở lại Sau 6 tháng mở cửa du lịch trở lại (từ 15/3/2022), du lịch Việt Nam đã thực sự hồi sinh. Trong đó, du lịch nội địa hồi phục hoàn toàn, du lịch quốc tế đang ấm dần trở lại kéo theo sự nhộn nhịp các dịch vụ tại các điểm du lịch. Du lịch nội địa phục hồi hoàn toàn Sau 6 tháng...