Ra mắt vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn với tầm phủ rộng
Nhiễm phế cầu khuẩn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới, gây nên những bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, và nhiễm trùng máu (hay nhiễm khuẩn huyết).
Chỉ trong năm 2021, trên toàn thế giới có đến 97,9 triệu trường hợp mắc mới nhiễm khuẩn hô hấp dưới do phế cầu khuẩn gây ra.
Trong tháng 7, Hội Hô hấp Việt Nam đã phối hợp với MSD tổ chức hai buổi hội nghị khoa học “Dự phòng Bệnh do phế cầu khuẩn: Tầm quan trọng của bảo vệ đa týp huyết thanh” tại TPHCM và Hà Nội nhằm cập nhật đến các cán bộ và chuyên gia y tế về thông tin gánh nặng bệnh tật và ra mắt vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn ( streptococcus pneumoniae) với chỉ định bảo vệ có tầm phủ rộng vừa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trong tháng 5.
Vaccine này giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa viêm phổi và nhiễm phế cầu khuẩn do các týp huyết thanh phổ biến cho người có nguy cơ nhiễm bệnh từ 2 tuổi trở lên và không giới hạn độ tuổi trần.
Hội nghị khoa học “Dự phòng Bệnh do phế cầu khuẩn: Tầm quan trọng của bảo vệ đa týp huyết thanh” cập nhật đến các cán bộ và chuyên gia y tế về thông tin gánh nặng bệnh tật và ra mắt vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn với chỉ định bảo vệ có tầm phủ rộng.
PGS.TS. BS Chu Thị Hạnh – Phó Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, Trưởng khoa Hô hấp – Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội, chia sẻ tại hội thảo: “Tại Việt Nam, phế cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm phổi nhập viện ở người lớn và gây ra viêm màng não ở trẻ em dưới 5 tuổi”
Đến nay, đã có khoảng 100 týp huyết thanh được phát hiện, trong đó có 23 týp gây nên 80-90% bệnh phế cầu xâm lấn (IPD) trên thế giới. Theo dữ liệu tại Hoa Kỳ giai đoạn 2010-2018, tỷ lệ mắc mới bệnh do phế cầu xâm lấn có xu hướng gia tăng ở những týp huyết thanh phế cầu không có trong các vaccine cộng hợp, từ 61% lên 77%.
PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa – Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Y sinh, Viện Pasteur TPHCM, bổ sung thêm: “Vaccine là chiến lược hàng đầu để phòng chống bệnh do phế cầu khuẩn gây ra. Vì phế cầu khuẩn có tính đa dạng về týp huyết thanh, việc bảo vệ đa týp huyết thanh ở tầm phủ rộng sẽ mở ra cơ hội mới cho người dân trong việc dự phòng các bệnh lý nguy hiểm.”
PGS. TS. BS. Cao Hữu Nghĩa – Chủ nhiệm Bộ môn Khoa học Y sinh, Viện Pasteur TP.HCM chia sẻ tại hội nghị
Tỷ lệ tử vong do bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn vô cùng đáng lo ngại, lên đến 10-25% ngay cả khi đã sử dụng hợp lý kháng sinh. Theo WHO, các nước đang phát triển là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất và ước tính mỗi năm có khoảng một triệu trẻ em tử vong vì các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra.
PGS. TS. BS Trần Văn Ngọc - Ban Chấp hành Hội Hô hấp Việt Nam, Chủ tịch Liên Chi hội Hô hấp TP.HCM, nhấn mạnh: “Tại Việt Nam, phế cầu khuẩn có thể kháng rất nhiều loại kháng sinh phổ biến, khả năng kháng lên đến 70-97%- điều này khiến cho quá trình điều trị cho bệnh nhân vô cùng khó khăn và tốn kém. Theo thống kê, chi phí điều trị trung bình cho mỗi bệnh nhân viêm phổi cộng đồng tại Việt Nam là 629 USD Mỹ (tương đương 16 triệu đồng) và thời gian nằm viện trung bình là 10 ngày. Vì vậy, việc dự phòng kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và tác hại của bệnh do phế cầu gây ra.”
Video đang HOT
Thế giới trong đó có Việt Nam đang chịu tác động nặng nề của già hóa dân số bên cạnh các vấn đề khác. Vì vậy tiêm chủng người lớn, đặc biệt là người già cũng cần được ưu tiên. Theo nghiên cứu dữ liệu toàn quốc tại Đức, nguy cơ tử vong vì viêm phổi tăng dần theo độ tuổi ở người lớn trên 50 tuổi.
“Đối tượng này dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, có thể là do hệ thống miễn dịch suy yếu và không có khả năng loại bỏ mầm bệnh trước khi chúng có khả năng gây bệnh. Việc cấp phép vắc xin không giới hạn độ tuổi trần có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống bệnh do phế cầu khuẩn cho người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi.” – PGS. TS. BS. Phạm Quang Thái – Phó Trưởng Khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải thích thêm.
MSD đã dành hơn 125 năm – gần bằng lịch sử hình thành công ty – để liên tục nghiên cứu và phát triển các loại thuốc điều trị và vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn.
Bà Katharina Geppert – Tổng Giám đốc MSD Việt Nam, chia sẻ: “Đến nay, đã có đến 4 loại vaccine phế cầu mà MSD phát triển được cấp phép bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) – bao gồm loại vaccine phế cầu đầu tiên được cấp phép tại Hoa Kỳ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ đã khuyến nghị sử dụng ba loại vaccine để chống bệnh do phế cầu khuẩn – hai trong số đó là những vaccine phế cầu mà MSD đã phát triển”.
Bà Katharina Geppert, Tổng Giám đốc MSD Việt Nam, tại hội nghị.
MSD luôn song hành cùng các đối tác và cơ quan hữu quan trong việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia nhằm đạt được các cải thiện bền vững trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, từ đó góp phần giúp Việt Nam đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững số 3 (SDG3) của Liên Hợp Quốc – hướng đến đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi lứa tuổi.
Dấu hiệu của viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm amidan mạn tính, gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Tình trạng này thường không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc hợp lý, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng và làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.
Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân chính là bệnh chưa được điều trị hay không điều trị dứt điểm viêm amidan cấp tính triệt để. Nếu để tình trạng viêm amidan kéo dài hoặc bệnh nhân không tuân thủ theo phác đồ điều trị viêm amidan cấp, sẽ khiến bệnh càng trầm trọng hơn và xuất hiện mủ.
Yếu tố từ môi trường sống ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, vi khuẩn... sẽ dẫn đến viêm amidan hốc mủ. Lối sống không khoa học như thường xuyên sử dụng các chất độc hại, uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn uống không điều độ, hay ăn đồ cay nóng, dùng các chất kích thích khác... đều làm tăng tình trạng viêm amidan.
Thay đổi thời tiết, chuyển mùa cũng có thể khiến cơ thể kém thích nghi, bị tác động và dẫn đến các tổn thương amidan.
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan hốc mủ thường dễ bị nhầm lẫn thành ung thư vòm họng. Điều này khiến người bệnh lo lắng và đôi khi dẫn đến việc điều trị sai cách.
Các triệu chứng của viêm amidan hốc mủ có thể dễ nhận biết như:
Đau họng;
Tăng tiết nước bọt;
Xuất hiện các hạch cứng, đau ở cổ hoặc bên dưới hàm.
Người bệnh bị khó nuốt, không nuốt được hoặc có cảm giác nuốt vướng.
Khô rát, đau nhói ở cổ họng, đôi khi cơn đau có thể lan đến tai. Khi soi gương có thể nhìn thấy lớp mủ trắng, lớn vón cục đóng thành khối như bã đậu. Bề mặt amidan xuất hiện các chấm mủ trắng, vón thành kén, mùi hôi.
Nếu không được điều trị thì viêm amidan hốc mủ sẽ xuất hiện tình trạng bội nhiễm, ổ viêm lan rộng, áp xe amidan xuất hiện sau đợt viêm cấp tính từ 5 - 7 ngày khiến bệnh nhân bị đau họng, sốt cao, giọng nói thay đổi.
Biến chứng toàn thân là nhiễm khuẩn huyết, viêm thận, viêm khớp hoặc suy tim.
Nguy hiểm hơn nếu chủ quan hoặc điều trị không đúng cách, viêm amidan hốc mủ có thể gây biến chứng tại khớp như viêm đa khớp dạng thấp, viêm đa khớp cấp... Nếu tình trạng viêm sưng to, trẻ dễ bị suy hô hấp, thậm chí ngưng thở khi ngủ. Vì vậy, để viêm amidan hốc mủ không ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe thì người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm amidan mạn tính.
Điều trị viêm amidan hốc mủ
Với viêm amidan hốc mủ, tùy vào tình trạng bệnh mà có những phương pháp điều trị khác nhau.
Với phương pháp điều trị nội khoa, vấn đề điều trị chủ yếu là khắc phục triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị nội khoa thường được sử dụng tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Phẫu thuật cắt amidan được chỉ định trong các trường hợp:
Viêm amidan hốc mủ tái phát nhiều lần (5 - 6 lần/năm);
Gây nhiều biến chứng như áp xe amidan, viêm tấy lan tỏa, viêm phổi...;
Gây các biến chứng toàn thân như: Viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim, nhiễm khuẩn huyết, rối loạn tiêu hóa;
Viêm amidan mạn tính quá phát gây khó khăn trong ăn uống, khó thở, khó nói...
Phòng ngừa viêm amidan hốc mủ
Người bệnh viêm amidan hốc mủ cần lưu ý một số vấn đề về chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. Một số lưu ý và lời khuyên dành cho người bệnh viêm amidan hốc mủ bao gồm:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, vòm họng hợp lý. Chải răng ngày hai lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối ấm để cải thiện các dấu hiệu viêm amidan và ngăn ngừa các bệnh răng miệng.
- Cần ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng.
Uống nhiều nước và uống nước ấm, không nên uống nước đá quá nhiều, đặc biệt là khi thời tiết trở lạnh. Với người hay bị viêm họng thì nên hạn chế nói to, không nên la hét, vì điều này có thể gây tổn thương amidan, thanh quản và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về họng nặng hơn.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Sử dụng khẩu trang và các vật dụng bảo hộ khi cần đi ra ngoài. Những người làm việc ở môi trường nhiều khói bụi, hóa chất thì nên sử dụng quần áo bảo hộ, che chắn mũi, miệng cẩn thận.
Từ một nốt nhọt da, bé trai 11 tuổi bị viêm phổi hoại tử nặng Bị một nốt nhọt da ở vùng gối, cậu bé 11 tuổi sốt cao, sau đó nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, suy hô hấp do một bệnh lý ít được chú ý. Sáng 24/6, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM đã thông tin về một trường hợp nguy kịch do nhiễm khuẩn huyết được cứu sống sau 2 tháng điều...