Ra mắt tàu cao tốc đầu tiên đóng ở Việt Nam
Sáng 12/9, tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, Công ty TNHH Công nghệ xanh DP (Greenlines DP) đã giới thiệu tàu cao tốc GreenCat được đóng tại Việt Nam.
Theo ông Trần Song Hải, Tổng Giám đốc Greenlines DP, tàu 2 thân cao tốc loại Catamaran chỉ có giá thành bằng 1/3 so với giá đóng ở nước ngoài. Vật liệu đóng tàu là sợi Kevlar dùng trong việc sản xuất áo chống đạn, vỏ tàu làm bằng composite epoxide nên khi gặp bất cứ sự cố nào, tàu vẫn nổi.
Từ TP HCM đi TP Vũng Tàu, tàu GreenCat mất khoảng 1 giờ, nhanh gấp 1,5 lần tốc độ của tàu cánh ngầm
Greenlines DP đang đóng 2 tàu cao tốc có sức chứa 60 người/tàu để cung cấp cho tuyến Hà Tiên – Kiên Giang. Mục tiêu của công ty là nghiên cứu loại tàu có tốc độ và sức chứa lớn để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn và chuyên chở quân, dân đi Trường Sa, Hoàng Sa.
Theo A.Dũng (Người lao động)
Video đang HOT
Vụ chìm tàu: Đổ lỗi cho tài công tử nạn?
Tiễn đưa ông Phạm Duy Phúc, người lái ca nô H29-BP bị chìm về nơi an nghỉ, nhiều cán bộ thuộc Vùng 2 Hải quân (Bộ Tư lệnh Hải quân) đã quyết định lên tiếng. Bởi họ thấy đồng đội xấu số của mình đang có dấu hiệu bị người khác đổ tội...
Xử lý sự cố Y2K trên biển
Thiếu tá Võ Xuân Lê, nhân viên cơ điện tàu HQ 17 cho biết: Anh Phúc quê ở Tả Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình). Từ năm 1988 đến 1992, anh Phúc là thuyền phó tàu HQ 9471 của cảng vụ thuộc Đoàn 171 hải quân. Từ 1992 đến 1998 anh Phúc chuyển sang làm thuyền phó HQ 935. Từ năm 1999, anh được đề bạt làm thuyền trưởng và giữ cương vị này đến khi về hưu năm 2006.
Thiếu tá Lê có 12 năm (từ 1992 đến 2004) làm việc dưới quyền chỉ huy trực tiếp của anh Phúc, và từ năm 1999 đến 2004, ông Lê là máy trưởng tàu HQ 935.
Tàu HQ 935 có nhiệm vụ chở nước ngọt, thực phẩm, vật liệu từ đất liền ra cung cấp cho các nhà giàn DK 1 đóng trên thềm lục địa. Thiếu tá Lê nhớ lại: Năm 2000, sự cố Y2K (do trước đây khi lập trình, các kỹ sư công nghệ thông tin trên thế giới chỉ sử dụng hai con số để chỉ năm nên đến năm 2000, máy biểu thị là 00 - tức trở về lại năm 1900 - PV) làm ngưng trệ máy chủ và gây gián đoạn thông tin, đất liền không còn điều khiển được tàu.
Khi ấy, HQ 935 đang làm nhiệm vụ tại khu vực nhà giàn DK 1/5 thuộc bãi Quế Đường. Thay vì chờ đất liền khắc phục sự cố, anh Phúc đã sử dụng giải pháp cơ học để liên lạc về đất liền và thực hiện nhiệm vụ mới được giao một cách chính xác, kịp thời.
Thượng tá Nguyễn Văn Tý, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên trợ lý chính trị Phòng tham mưu Lữ đoàn 171 hải quân bức xúc: "Anh Phúc tốt nghiệp học viện hải quân, nghỉ hưu với cấp bậc đại úy là một người có chuyên môn rất vững. Tôi không nói là anh ấy không có trách nhiệm trong vụ việc này, nhưng theo dõi mấy ngày qua thấy rõ có người đang muốn đổ tội cho anh ấy".
Ca nô mắc cạn hay hết nhiên liệu dọc đường?
Chủ tịch Ủy ban MTTQ TPHCM Võ Thị Dung thăm hỏi các nạn nhân vụ chìm ca nô tai bệnh viện Cần Giờ. Ảnh: CTV.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cty Vũng Tàu Marina do Sở Kế hoạch - Đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu cấp thể hiện ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc Cty cổ phần công nghệ Việt - Séc và ông Hà Ngọc Phước, Giám đốc nhà máy bọc ống dầu khí thuộc PV Pipe là cổ đông của Cty Vũng Tàu Marina nên việc cho rằng ông Phúc tự ý lấy ca nô, những người liên quan nói trên không biết càng khiến nhiều đồng đội của ông Phúc khó chấp nhận.
Thượng tá Phạm Quyết Tiến, Phó Tham mưu trưởng Vùng 2 Hải quân chia sẻ: "Tôi nguyên là thuyền phó 2 tàu HQ 935 (ông Phúc là thuyền phó 1). Anh Phúc có quyết định sử dụng chứ có phải là tự ý lấy ca nô H29-BP. Cách trả lời của một số cá nhân liên quan theo hướng đổ trách nhiệm cho người chết là không hay".
Theo một số tài công tàu cánh ngầm tuyến TPHCM - Vũng Tàu, ca nô có mớn nước rất thấp, chạy cách bờ biển Cần Giờ gần 10km, dù có vào vùng nước nông thì cũng khó mắc cạn. Việc những người sống sót trên ca nô H29-BP cảm nhận là ca nô mắc cạn nhiều khả năng là do sóng lớn, trong lúc ca nô đã sắp hết nhiên liệu, tài công Phúc phải chạy "ga" nhỏ để chờ tiếp nhiên liệu nên không thắng được sóng dữ.
Điều này cũng phù hợp với thông tin thượng tá Nguyễn Nhuận Quỳnh, chỉ huy trưởng biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp. Theo báo cáo của biên phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, thượng tá Quỳnh cho biết trong cuộc điện thoại lúc 19 giờ 30 ngày 2/8, ông Đảo nói với ông Quỳnh có một canô của Việt - Séc đi Cần Giờ trên đường về bị hết nhiên liệu, nhờ tàu của đơn vị chở xăng dầu ra tiếp tế. Thượng tá Quỳnh đồng ý và điều tàu BP 13-04-02 của đơn vị đi tiếp nhiên liệu...
Ngày 10/8, UBND TPHCM họp tổng kết công tác tổ chức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục sự cố chìm ca nô H29-BP. Theo Chủ tịch UBND TPHCM Lê Hoàng Quân, qua sự việc đau lòng này, các đơn vị cũng cần rút kinh nghiệm sâu sắc cho những sự cố bất ngờ xảy ra. Đó là sự thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, quan trọng nhất là việc xử lý tại chỗ những tình huống đột xuất; tổ chức cơ chế thông báo thông tin một cách kịp thời, chính xác. Ngoài ra, công tác phối hợp, thông tin giữa các cơ quan chức năng cũng cần được thực hiện khoa học hơn. Trong các sự cố, đơn vị nào gần nơi xảy ra tai nạn nhất thì tổ chức cứu hộ, cứu nạn trước, tránh tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm.
"Trong tai nạn vừa qua, dù công tác cứu hộ diễn ra khẩn trương nhưng vẫn chậm so với yêu cầu. Nếu chậm hơn từ 15-20 phút nữa thì hậu quả sẽ còn thảm khốc hơn. Vụ tai nạn là một sự cố đau lòng, là bài học cần được rút ra những kinh nghiệm để hạn chế tới mức thấp nhất những mất mát cho người dân" - ông Quân khẳng định.
Tại buổi tổng kết, UBND TPHCM tặng bằng khen cho 12 tập thể và 21 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cứu nạn, cứu hộ các nạn nhân.
Theo Huy Thịnh (Tiền Phong)
Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra vụ chìm tàu Sau vụ chìm tàu làm 9 người chết, ngoài việc rà soát lại hoạt động giao thông đường thủy, cứu hộ, cứu nạn..., UBND TPHCM cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an, các đơn vị chức năng khởi tố vụ án, làm rõ nguyên nhân vụ việc nghiêm trọng này. Vụ tai nạn đường thủy làm 9 người chết trên...