Ra mắt sách của Tổng Bí thư về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
Cuốn sách tuyển chọn 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay.
Sáng 9/2, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ mắt ra cuốn sách ” Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng.
Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại Lễ ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cuốn sách ” Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” do Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức bản thảo và xuất bản gồm 29 bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kể từ khi chuẩn bị xây dựng Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đến nay.
Nội dung xuyên suốt 29 bài viết là sự phân tích biện chứng, lý giải thấu đáo những câu hỏi lớn về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam của Tổng Bí thư. Các bài viết đã thể hiện rõ và làm sâu sắc thêm bản chất, giá trị cốt lõi của CNXH trên các bình diện chính trị, kinh tế, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… bằng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách diễn đạt hết sức dung dị, gần gũi, dễ hiểu đối với mọi tầng lớp nhân dân, được chắt lọc từ đời sống thực tiễn sinh động của đất nước.
Theo GS.TS Tạ Ngọc Tấn – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, cuốn sách là tài liệu quý, một công trình có tầm khái quát lý luận cao, tổng kết thực tiễn sâu sắc về những phát triển sáng tạo riêng có của Đảng ta về mô hình CNXH Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Trên nền tảng tư duy lý luận sâu sắc, cuốn sách đã trình bày, phân tích, lý giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về mô hình CNXH ở Việt Nam một cách khúc triết, rành mạch, rõ ràng, dung dị và dễ hiểu.
Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục tổng kết lý luận về đường lối đổi mới của Đảng ta, là tài liệu quý để giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta về CNXH và con đường đi lên CNXH, tạo nên sự đồng thuận để khơi dậy, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, để đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Chủ tịch Quốc hội: Gắn việc học tập, làm theo Bác với hệ giá trị quốc gia
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, các cá nhân, tập thể phải gắn kết chặt giữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ với việc nghiên cứu, xác định và triển khai hệ giá trị quốc gia,...
Tối 5/12, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình Giao lưu toàn quốc các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021 - Chương trình truyền hình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng".
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, đi theo con đường cách mạng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh lựa chọn, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Sau 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang thực hiện chính là sự tiếp nối hành trình mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai mở và dẫn đường - một hành trình vĩ đại, phi thường và đầy sáng tạo.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại chương trình. (Ảnh: Mạnh Quân).
"Dù đã đi xa nhưng Người để lại cho chúng ta cả một thời đại Hồ Chí Minh; sự nghiệp Hồ Chí Minh; tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; một tấm gương sáng ngời để chúng ta học tập và noi theo. Đó là di sản vô cùng đồ sộ và quý giá. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn trân trọng, gìn giữ và phát huy di sản đó, ban hành nhiều văn bản quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo việc đẩy mạnh học tập và làm theo Bác. Đặc biệt là ngày 15/5/2016, Bộ Chính trị Khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Bày tỏ xúc động với những câu chuyện về các tấm gương điển hình tiêu biểu trong chương trình, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan, đơn vị tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa những hoạt động ý nghĩa này, thực hiện đúng lời dạy của Bác: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới".
Một số tiết mục văn nghệ tại chương trình. (Ảnh: Mạnh Quân).
Nhấn mạnh sự bùng phát dữ dội của đại dịch Covid-19 thời gian qua đã gây ra nhiều khó khăn, tổn thất đối với đất nước ta, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao chương trình giao lưu đã phần nào thể hiện được hình ảnh cả hệ thống chính trị, cả dân tộc Việt Nam đã vào cuộc để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, khắc phục những hậu quả nặng nề do dịch bệnh gây ra, qua đó làm nổi bật ý chí tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam, sức mạnh của văn hóa và con người Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để có thêm nhiều tấm gương xuất sắc, điển hình tiên tiến; chú trọng phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường để vượt qua khó khăn, thách thức, phục hồi sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị vững mạnh, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy tinh thần cống hiến, khát vọng phát triển đất nước.
Ban Tuyên giáo Trung ương cần gắn kết chặt chẽ giữa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với việc nghiên cứu, xác định và triển khai hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, góp phần khơi dậy mọi tiềm năng, nguồn lực, nhất là nguồn lực văn hóa và con người Việt Nam, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Đổi mới hơn nữa nội dung, phương pháp, hình thức học tập, tuyên truyền về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để di sản mà Người để lại tiếp tục được khẳng định và phát huy mạnh mẽ. Đẩy mạnh việc phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, nhân rộng các tấm gương, điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo Bác. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa các tiêu chí, bổ sung hình thức khen thưởng, bảo đảm mọi tập thể và cá nhân xứng đáng đều được ghi nhận và tôn vinh.
Chương trình giao lưu đem lại ấn tượng sâu sắc, cảm động bằng những câu chuyện, phóng sự về các điển hình, với cách làm sáng tạo, hiệu quả, luôn nêu cao bản lĩnh, ý chí, nghị lực, khát vọng cống hiến, tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên trong cuộc sống, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ về khát vọng xây dựng quê hương, đất nước phồn vinh, hạnh phúc; định hướng hệ giá trị cốt lõi của con người Việt Nam trong thời đại mới. Vượt lên những khó khăn chưa từng có trong tiền lệ do tác động của đại dịch Covid-19, mỗi tập thể, cá nhân trong chương trình đem đến một câu chuyện tiêu biểu về nỗ lực vượt khó, tinh thần cống hiến.
Tiêu biểu như Mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Quýt, 95 tuổi, mặc dù đôi mắt không còn lành lặn nhưng vẫn hằng ngày thu lượm vải vụn may quần áo và khẩu trang phòng, chống dịch cho người nghèo; Trung úy Trần Văn Dũng, Cảnh sát khu vực 18, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh xung phong trực tiếp chăm sóc người bệnh mắc Covid-19; Chị Nguyễn Thị Diệu Linh, Chủ tịch Hội Thanh niên sinh viên Việt Nam tại Cộng hòa Czech cùng cộng đồng người Việt tại Czech với nghĩa cử đẹp của những người con xa Tổ quốc chung tay cùng đồng bào trong nước phòng, chống dịch...
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao biểu trưng và hoa tới Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) - một trong những điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mạnh Quân).
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao biểu trưng và hoa tới quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 Nguyễn Hoàng Khánh (Ảnh: Mạnh Quân).
Tại chương trình, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao biểu trưng, tôn vinh 22 cá nhân, tập thể điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2021.
Giá phân bón tăng, vì sao Bộ Công Thương không bỏ thuế phòng vệ với DAP? Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh giải thích vì sao giá phân bón tăng cao nhưng Bộ không bỏ thuế phòng vệ thương mại đối với mặt hàng này, như một số ý kiến đề xuất thời gian qua. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã đề cập đến việc giá phân bón tăng cao nhưng Bộ Công Thương...