Ra mắt Phân viện đào tạo blockchain và tài sản số đầu tiên tại Việt Nam
Phân viện Blockchain & Tài sản số được thành lập với nhiệm vụ đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng công nghệ chuỗi khối – blockchain trong chuyển đổi số.
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cùng Liên minh chuyển đổi số DTS và Học viện chuyển đổi số IM GROUP vừa công bố thành lập Phân viện Blockchain và Tài sản số, bên cạnh các khoa hiện có là Tiếp thị số, Bán hàng số và Chuyển đổi số tổ chức.
Ra đời với nhiệm vụ đào tạo, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng blockchain, giúp doanh nghiệp Việt có cơ hội dẫn đầu về ứng dụng blockchain trong chuyển đổi số, phân viện Blockchain & Tài sản số sẽ tập trung đào tạo các kiến thức bài bản, chính thống từ cơ bản đến nâng cao về công nghệ blockchain, tài sản số. Các học viên tốt nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng thực tế để phát triển ứng dụng công nghệ blockchain theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Theo Chủ tịch VECOM Nguyễn Ngọc Dũng, về blockchain, Việt Nam đã và đang tạo ra những dự án khiến cả thế giới quan tâm và trở thành hiện tượng toàn cầu. “Trách nhiệm của Phân viện Blockchain & Tài sản số là giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ về công nghệ blockchain cùng những ứng dụng thực tiễn của công nghệ mới này trong kỷ nguyên số”, ông Dũng nêu kỳ vọng.
Chủ tịch Liên minh chuyẻn đổi số DTS Trương Gia Bảo cho biết, trng năm 2021, Việt Nam đã có rất nhiều dự án phát triển thành công bằng hình thức IDO trên các sàn quốc tế, có những doanh nghiệp đạt giá trị vốn hóa thị trường hơn 100 triệu USD. Thời gian tới, Liên minh sẽ tập trung xây dựng hệ sinh thái xoay quanh blockchain cho doanh nghiệp thông qua việc cung cấp kiến thức, mô hình, nguồn lực đến cộng đồng
“Phân viện Blockchain & Tài sản số xác định giá trị cốt lõi ngay từ đầu là “Thực tế – Đồng hành – Đổi mới sáng tạo”, vì thế toàn bộ học viên tham gia các chương trình học sẽ được tiếp cận với mô hình huấn luyện với 30% lý thuyết và 70% thực hành; được giảng dạy trực tiếp từ các CEO đã triển khai những dự án ứng dụng blockchain. Học viên có được những cơ hội được cọ sát thực tế ngay tại lớp, tích lũy thêm kinh nghiệm phong phú cho bản thân xuyên suốt quá trình học”, ông Bảo chia sẻ thêm.
Phân viện Blockchain & Tài sản số do Tiến sĩ, nghiên cứu sinh Phan Minh Đạt làm Trưởng phân viện; đội ngũ giảng viên, cố vấn là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực. Phân viện đào tạo 6 bộ môn gồm Quản trị tài sản số; Pháp lý tài sản số; Giao dịch tài sản số; Chiến lược đầu tư tài sản số; Marketing tài sản số; Blockchain quản trị nhân sự. Ngoài ra, phân viện còn có chương trình đào tạo dành cho CEO, chương trình kinh doanh trên hệ sinh thái sàn.
Video đang HOT
Học viện chuyển đổi số IM Group, đơn vị chủ quản của Phân viện Blockchain và Tài sản số đã làm việc với các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực blockchain tại Việt Nam như KardiaChain, VNDC, DEHR… để ký kết thỏa thuận hợp tác đồng hành cùng Phân viện cung cấp những kiến thức thực tế và cập nhật, và xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ học viên ứng dụng tốt công nghệ này giúp doanh nghiệp Việt chuyển đổi số.
Nhà đầu tư phát cáu vì bức tranh NFT quý giá bị sao chép chỉ với 1 hành động đơn giản: Chụp màn hình
Suy cho cùng, quá trình sao chép 1 bức tranh NFT cũng chỉ diễn ra dễ dàng như vậy mà thôi: Chuột phải và chọn "save as", hoặc chụp lại màn hình là xong.
NFT (hay non-fungible token) là một tài sản số sử dụng công nghệ blockchain, tạo ra chuỗi mã độc nhất đại diện cho các sản phẩm và dịch vụ vật lý hay kỹ thuật số. Chúng được dùng cho bất cứ thứ gì, từ những tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm thiết kế, âm nhạc, hay thậm chỉ chỉ đơn giản là một bức ảnh động, một dòng status trên mạng xã hội. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.
Trong thời gian gần đây, NFT đã trở thành một trào lưu mới, thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư trên toàn thế giới. Không chỉ mang ý nghĩa sưu tầm, NFT còn là bằng chứng số về quyền sở hữu độc quyền các tác phẩm nghệ thuật độc đáo mà không ít người sẵn sàng chi ra những khoản tiền khổng lồ để sở hữu chúng.
Sẽ không quá lời khi nhận định NFT hiện đang trở thành trụ cột của thế giới tiền mã hóa, tạo ra cơ hội "tái đầu tư", như cách họ thường nói, cho những ai đang nắm trong tay số tiền quá lớn. Suy cho cùng, đây không phải là vấn đề liên quan đến niềm đam mê hay yêu thích nghệ thuật, mà là khẳng định quyền sở hữu đối với các tác phẩm bằng cách sử dụng blockchain.
NFT đang trở thành 1 trào lưu mới trong khoảng thời gian gần đây.
Đó có lẽ là lý do vì sao nhiều nhà sưu tập NFT lại đang vô cùng bức xúc trước hành vi "trộm cắp" của những phá hoại trên Internet chỉ với một hành động đơn giản: Click chuột phải vào tài sản kỹ thuật số mà họ vừa mua và chọn "save as" (lưu hình ảnh thành...). Chụp màn hình cũng là 1 cách giúp dễ dàng "thó" NFT của người khác. Sau tất cả, quá trình sao chép 1 tác phẩm NFT cũng chỉ diễn ra đơn giản như vậy mà thôi.
Mới đây, người Twitter có tên SaeedDiCaprio đã bị một nhà đầu tư như vậy mắng xối xả một cách gay gắt: " Chụp màn hình lại tác phẩm NFT của người khác thì hay ho lắm à? Trộm cắp tài sản với cậu chỉ là trò đùa thôi đúng không? Nói cho mà biết nhé, blockchain không biết nói dối đâu. Tôi mới là chủ sở hữu của bức tranh đó. Kể cả cậu có lưu nó về đi nữa, thì đó vẫn là tài sản của tôi. Cậu chẳng qua chỉ cảm thấy bực mình vì không thể có được tác phẩm mà tôi đang sở hữu thôi. Xóa tấm ảnh chụp màn hình đó ngay đi".
SaeedDiCaprio đã đăng đoạn chat này lên Twitter với 1 thái độ giễu cợt vì lời mắng mỏ của đối phương.
Tuy nhiên, dường như SaeedDiCaprio lại tỏ ra khá dửng dưng, thậm chí là coi thường những lời mắng mỏ như vậy. Trên Twitter cá nhân, người dùng này chia sẻ: " Tôi có thể tạo ra cả 1 bộ sưu tập NFT từ những bức ảnh chụp màn hình bằng cách nhấp chuột phải như vậy, sau đấy bán hết chúng đi".
Vụ việc này cũng là 1 ví dụ cho xu hướng NFT thực sự kỳ lạ, và ngớ ngẩn, đến mức nào. Một tác phẩm nghệ thuật NFT rất dễ bị sao chép và rồi phân tán ra những nơi khác. Không phải lúc nào blockchain cũng có thể sao lưu lại các tuyên bố về quyền sở hữu hợp pháp, tùy theo nền tảng bán NFT.
Trở lại với câu chuyện trên, tác phẩm trong vụ việc này có tên "Lazy Lions #348", nằm trong bộ sưu tập của OpenSea, hiện đã được trả giá đến 5000 USD tại thời điểm viết bài. Hành động của SaeedDiCaprio thường được người trong giới gọi là "right-clicker mentality" (tạm dịch: người mắc chứng ám ảnh bấm chuột phải). Đây là thuật ngữ được Midwit Milhouse, nhà sáng tạo và sưu tập NFT, đặt ra. Khi đó, Milhouse đang vô cùng bức xúc khi ai đó đang cố làm giả lại miếng bít-tết bọc vàng tại nhà hàng của Salt Bae một cách rẻ tiền trên Internet.
Milhouse cho biết vấn đề không nằm ở giá trị miếng thịt bò, mà là cảm giác xịn xò khi được ăn tại nhà hàng của hiện tượng mạng Salt Bae.
Milhouse cho biết miếng bít-tết đó là "của nhà trồng được" và nổi lên nhờ hiện tượng mạng Salt Bae, người đang bán món ăn này với giá 2000 USD tại nhà hàng của mình ở London. Milhouse chia sẻ: " Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể tự làm ra miếng thịt bò phủ vàng cho riêng mình với giá 65 bảng Anh (khoảng 87 USD). Nhưng khi đó, bạn sẽ không cảm thấy hài lòng, không cảm thấy xịn, cảm thấy sướng như khi đi ăn ở nhà hàng của Salt Bae. Giá trị thực sự không nằm ở miếng thịt, mà là nằm ở độ sang chảnh".
Right-clicker mentality thực ra là một thuật ngữ đánh thẳng vào trọng tâm vấn đề của sự lầm tưởng về quyền sở hữu. Trên thực tế, nó được sử dụng để chế nhạo toàn bộ khái niệm về quyền sở hữu và những thứ liên quan đến NFT.
Với các nhà sưu tập NFT, right-clicker mentality là những tên trộm đáng ghét, nhưng người ngoài nhìn vào thì đây lại là 1 thuật ngữ đánh thẳng vào những hiểu biết sai lệch về quyền sở hữu.
Mặc dù còn gây nhiều tranh cãi, nhưng các đoạn mã này vẫn được bán với những mức giá "trên trời", kéo theo đó là rất nhiều chiêu trò, tệ nạn. Ví dụ như mới đây, nhà phát triển của bộ sưu tập "Evolved Apes" đã bòn rút thành công 798 ether (tương đương khoảng 2,7 triệu USD) khỏi quỹ dự án.
Và về cơ bản, các nhà sưu tập NFT không thể làm trong những trường hợp như vậy. Tương tự như tiền kỹ thuật số, các giao dịch NFT đang diễn ra trong một không gian nhất định, một không gian hoang dã mà nguyên tắc duy nhất bạn cần ghi nhớ là: "Người mua phải cực kỳ cẩn trọng".
Không hề quá lời khi nói NFT là hình thức phô trương sự giàu có ở thời điểm hiện tại: Bằng cách sở hữu một tệp JPG đơn giản, các nhà sưu tập nuôi hy vọng vừa có thể đầu tư tiền của mình, lại vừa khoe khoang được tài sản của bản thân.
Tuy nhiên, những điều này không hề ảnh hưởng đến những ai không tham gia, không hoạt động trong "vùng không gian hoang dã" đó. Còn những lời chế giễu, những lời nhạo báng chắc chắn vẫn sẽ còn tiếp diễn nếu các NFT vẫn được giao dịch mỗi ngày. Suy cho cùng, tinh thần cũng phải sắt thép một chút thì mới dấn thân vào lĩnh vực này được. Thế mới thấy vì sao hấp dẫn là vậy mà nhiều người vẫn quyết tâm nói không với NFT.
Cơn sốt GameFi và những rủi ro tiềm ẩn Sau thành công của Axie Infinity, các dự án game trên nền tảng blockchain liên tục được ra mắt. Tuy nhiên, người dùng cần cảnh giác với những rủi ro của lĩnh vực đầu tư mới. GameFi là thuật ngữ chỉ các trò chơi được xây dựng trên nền tảng Blockchain, giao dịch vật phẩm NFT. Sau sự thành công của Axie Infinity,...