Ra mắt nhiều bom tấn, tại sao EA và Activision lại bị game thủ ghét cay ghét đắng?
Electronic Arts (hay còn gọi là EA) và Activision là hai trong số các hãng lớn nhất trong thị trường game hiện tại.
Electronic Arts (hay còn gọi là EA) và Activision là hai trong số các hãng lớn nhất trong thị trường game hiện tại. Họ có một lịch sử phát triển lâu dài, có nhiều tựa game được yêu thích. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng thích thú khi nhắc đến hai cái tên này. Họ có nhiều vấn đề với chính khách hàng của mình (game thủ) và thậm chí là với nhân viên. Tuy lớn mạnh nhưng sự thật là họ cũng bị khá nhiều game thủ ghét cay ghét đắng và lên tiếng tẩy chay. Cả hai đều có chung những lý do để bị ghét sau đây.
1.Sở thích “cá lớn nuốt cá bé”
Sự thật rõ ràng, đã có rất nhiều nhà sản xuất và hàng loạt tựa game nổi tiếng khác đều bị họ thâu tóm như: Maxis, The Sims, Pandemic, Visceral, Westwood,… Và nghe đâu sắp tới EA còn chuẩn bị “nuốt” luôn Bioware. Đó là những tựa game hay được nhiều người ưa thích. Nếu họ thâu tóm và phát triển thì có lẽ mọi thứ đã ổn định, nhưng không, họ làm điều ngược lại.
Với việc “nuốt” vô tội vạ hàng loạt các tựa game và nhà sản xuất, EA và Activision hiển nhiên sẽ lâm vào cảnh không thể quản lý nổi. Điều này giống như bạn ăn nhiều quá sẽ bị bội thực vậy. Thay vì phát triển, họ đã trực tiếp hủy hoại hình ảnh của những tựa game mà họ mua được. Điều này gây nên làn sóng phẫn nộ từ fan của những dòng game này.
2. Thói quen lạm dụng sử dụng DRM
Trước hết, DRM là từ viết tắt của Digital Rights Management (Biện pháp quản lý bản quyền nội dung số). Đúng như tên gọi, đó là biện pháp để các nhà phát triển kiểm soát cách mà khách hàng sử dụng các phần mềm máy tính, trong trường hợp này là game.
Điều đó có nghĩa là khi bạn cài một tựa game có tích hợp DRM lên máy tính của mình thì bạn sẽ không thể cài nó trên một máy tính khác nữa (kể cả khi bạn thay phần cứng). Nếu bạn nâng cấp máy tính của mình ở bất cứ thời điểm nào, bạn sẽ bị khóa và không thể tiếp tục chơi tựa game đó nữa.
Video đang HOT
Điều này không những không làm cho nạn sao chép suy giảm mà ngược lại nó chỉ làm cho cộng đồng game thủ thêm ức chế.
3. Lạm dụng DLC để móc túi game thủ
DLC là một gói hỗ trợ từ nhà phát hành game được chia sẻ qua Internet. Nội dung tải xuống có thể giúp thay đổi trang phục, mở ra thêm nhiều cốt truyện,… Nếu tối ưu tốt thì đây rõ ràng là một hướng đi tốt cho các hãng sản xuất game.
Nhưng đối với EA và Activision thì ngược lại, họ quá lạm dụng vào DLC để kiếm tiền. Thay vì phát hành miễn phí, họ cung cấp những DLC cho phiên bản kế tiếp để có thể bán được những item mà lẽ ra người chơi không phải mất tiền để có được.
Lúc phát hành một tựa game, họ sẽ tích hợp vào đó một bản DLC tương thích. Sau đó, họ thay thế nó bằng một phiên bản mới hoàn toàn. Sims là ví dụ kinh điển về điều này, Sims 4 có ít thứ hơn so với Sims 3 ngay cả khi không có DLC. Điều này giúp EA có thể bán các hồ bơi và toddlers. Với sự phản đối gay gắn từ dư luận, họ đã buộc phải gỡ bỏ là làm nó miễn phí.
4. Không tôn trọng quyền lợi của nhân viên
Với hầu hết các công ty lớn nhỏ, nhân viên chính là điểm nguồn của sự thành công. Muốn phát triển thì họ phải biết làm hài lòng nhân viên của mình. Có vẻ như CEO của EA và Activision không nhận ra điều đó. Họ liên tục dính phải các vụ kiện tụng từ chính nhân viên của mình.
EA từng bị kiện vì nhân viên của họ phải làm việc trong một môi trường tệ hại. Thậm chí, một số nhân viên của hãng còn than phiền rằng họ không hề nhận được khoản tiền thưởng thêm ngoài giờ của mình. Đó thật sự là một vấn đề lớn cần được giải quyết cấp bách.
Theo GameK
Call of Duty Blackout mở cửa miễn phí hết tháng 4
Tuy hơi có mùi "cá", nhưng Activision cương quyết khẳng định không đùa chuyện mở cửa Call of Duty Blackout đến hết tháng 4.
Activision đã thông báo rằng Blackout, chế độ battle royale của Call of Duty: Black Ops 4, sẽ mở cửa miễn phí trong suốt cả tháng. Bắt đầu sau ngày hôm nay 2 tháng 4, các game thủ sẽ có thể tải xuống và chơi free cho đến ngày 30 tháng 4.
Ngoài ra, nhà xuất bản cũng cho biết bản đồ mới Alcatraz sẽ đến đầu tiên vào ngày hôm nay trên PS4, và cập bến các nền tảng còn lại sau.
Những ai quan tâm có thể tải xuống Call of Duty Black Ops 4 Blackout từ hệ thống Battle.net khi sự kiện bắt đầu vào khoảng vài tiếng nữa. Chúng tôi sẽ cập nhật bài viết khi nhà sản xuất chính thức khởi động sự kiện.
https://us.shop.battle.net/en-us/product/call-of-duty-black-ops-4
Yêu cầu tối thiểu:
Hệ điều hành: Windows 7 trở lên (64 bit)
Bộ xử lý: Intel Core i3-4340 hoặc AMD FX-6300
RAM 8 GB
Card đồ họa: GeForce GTX 660 2 GB / GeForce GTX 1050 2GB hoặc Radeon HD 7950 2 GB
Đề nghị:
Hệ điều hành: Windows 10 64 bit
Bộ xử lý: Intel i5-2500K hoặc AMD Ryzen R5 1600X
RAM 12 GB
Card đồ họa: GeForce GTX 970 4 GB / GTX 1060 6 GB hoặc Radeon R9 390 / AMD RX 580
Vậy là sau khoảng nửa năm phát hành, Call of Duty Black Ops 4 Blackout đã tổ chức đợt mở cửa miễn phí dài ngày. Có vẻ như trò chơi không đạt kỳ vọng mà các nhà đầu tư của Activision đặt ra, mặc dù doanh thu mà nó mang lại vẫn thuộc hàng kỷ lục.
Chế độ battle royale của trò chơi dù gây được tiếng vang nhất định ở thời điểm đầu, nhưng không lâu sau đó phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Apex Legends. Cùng với Fortnite vẫn đang vô cùng phổ biến, Apex cũng thuộc dạng free-to-play. Trong khi để có thể chơi Call of Duty Blackout, bạn cần chi ra ít nhất 39.99 USD - tức gần 1 triệu đồng.
Gần đây, liên minh Activision - Blizzard cũng đồng thời sa thải hàng trăm nhân viên, cho thấy động thái cải tổ mạnh mẽ khi các mục tiêu tài chính gặp vấn đề.
Theo Game4V
Hãng phát hành game EA sa thải 350 nhân viên Hãng phát hành trò chơi điện tử Electronic Arts (EA) được báo cáo sa thải 350 nhân viên thuộc nhiều đơn vị. Dấu hiệu mới nhất cho thấy năm nay là một năm tàn bạo đối với ngành công nghiệp game. Ông chủ Andrew Wilson đã viết một e-mail gửi cho nhân viên và Kotaku đã thu thập được nó. E-mail viết việc...